Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà các bên đã thỏa thuận

Một phần của tài liệu Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 (Trang 43 - 50)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

2.2. Các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

2.2.1. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà các bên đã thỏa thuận

Pháp luật thương mại đã giành quyền chủ động rất cao cho các bên tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng như hết sức coi trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng. Theo nguyên tắc chung, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận, nếu không trái với pháp luật thì đều có giá trị pháp lý. Do vậy, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Xuất phát từ đó, Luật thương mại năm 2005 đã quy định “các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nếu có sự thỏa thuận của các bên về trường hợp đó được miễn trách nhiệm” tại điểm a khoản 1 điều 294”.

39

Về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể thấy nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới cũng đã có quy định. Bởi lẽ, quyền tự do tự nguyện thỏa thuận của các đương sự là quyền tối cao trong các quan hệ dân sự. Chính vì vậy, vấn đề tự thỏa thuận về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng được nhiều được quy định.

Theo pháp luật của Anh, khi xem xét giá trị pháp lý của các thỏa thuận nhằm miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tòa án phải phân tích sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, cũng như căn cứ vào sự thể hiện ý chí và các hành vi khác của các bên dẫn đến việc ký kết hợp đồng, để xác định ý chí của các bên khi xác lập quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Điều này khẳng định sự cần thiết đánh giá về mặt pháp lý, những thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm, trong tổng thể toàn bộ hợp đồng mà không phải từng điều khoản riêng biệt. Những thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm của người bán do giao hàng có khuyết tật, ẩn trong hợp đồng mua bán hàng hoá, không thể vô hiệu hóa điều kiện cơ bản do luật định về công dụng của hàng hóa cho một mục đích nhất định. Thỏa thuận về miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại gián tiếp sẽ không liên quan đến những thiệt hại là hậu quả đương nhiên của sự vi phạm, mà chỉ liên quan đến những thiệt hại không có mối liên hệ mật thiết đến sự vi phạm hợp đồng.

Như vậy, pháp luật của Anh không công nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận về miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, nếu các thỏa thuận đó liên quan đến sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Năm 1997, Nghị viện Anh thông qua Luật về các điều khoản không trung thực trong hợp đồng. Luật này được quy định nhằm mục đích hạn chế, hay trong một số trường hợp, loại bỏ khả năng dẫn đến các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng.

Pháp luật của Hoa Kỳ, những thỏa thuận này không những hạn chế

40

trách nhiệm bên vi phạm, mà còn hạn chế bên có quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ pháp lý. Trong thực tiễn thương mại thường gặp các thỏa thuận người bán được miễn trừ trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gián tiếp.

Trong pháp luật của Hoa Kỳ, tiêu chí cơ bản và chủ yếu được áp dụng để đánh giá về mặt pháp lý các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm là quy tắc tính bất hợp lýcủa chúng. Quy tắc này có ý nghĩa không chỉ với hiệu lực của các thỏa thuận nói trên, mà còn đối với toàn bộ hay bất kỳ một bộ phận nào của hợp đồng [22]. Tính bất hợp lýđược coi là việc một trong các bên không có bất kỳ sự lựa chọn nào, và kết hợp với các điều kiện của hợp đồng, trong một chừng mựcbất hợp lýlàm cản trở phía bên kia thực hiện quyền của mình. Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ đặc biệt chú ý đến trường hợp, khi quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại gián tiếp của người có quyền bị hạn chế hay bị loại trừ bởi các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận này chỉ có giá trị pháp lý trong trường hợp chúng có căn cứ. Tình huống thường xảy ra trong thực tế khi sự thỏa thuận của các bên nhằm hạn chế bồi thường thiệt hại gián tiếp do việc bán hàng tiêu dùng gây thiệt hại về thân thể, theo pháp luật Hoa Kỳ, thì những thỏa thuận này được coi là không có căn cứ.

Pháp luật của Pháp, trong thời gian dài, không công nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận nhằm miễn trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, và tất nhiên, không có sự điều chỉnh chúng. Cơ sở của việc không công nhận xuất phát từ quan điểm cho rằng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được xác định trên cơ sở lỗi không thể được miễn trừ, bởi vì, nếu ngược lại thì sẽ mâu thuẫn với bản chất của nghĩa vụ hợp đồng. Trong Bộ luật dân sự của Pháp không có một quy định nào điều chỉnh thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi các thỏa thuận về miễn trừ trách nhiệm trong quan hệ dân sự, trong hoạt động thương mại, dẫn đến sự cần thiết

41

phải giải quyết vấn đề về hậu quả pháp lý của các thỏa thuận đó. Năm 1959, Toà thượng thẩm quy định rằng, các thỏa thuận về miễn trừ trách nhiệm được coi là có giá trị pháp lý, nếu chúng không miễn trừ trách nhiệm do lỗi cố ý hay vô ý nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là, nếu sự vi phạm hợp đồng là cố ý thì thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm sẽ không có giá trị pháp lý [27]. Hiện nay, nguyên tắc này được Cộng hoà Pháp lấy làm nền tảng để xây dựng cách tiếp cận của pháp luật đối với các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Ngoài cách tiếp cận chung đối với các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm nói trên, thực tiễn xét xử của Pháp không cho phép việc hạn chế trách nhiệm bồi thường do gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.

Pháp luật của CHLB Đức: Điều 276 Bộ luật dân sự Đức quy định,

bên vi phạm không thể được miễn trừ trách nhiệm trong tương lai, nếu cố ý vi phạm hợp đồng”. Quy định này có nghĩa là các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm, nếu liên quan đến trách nhiệm do vi phạm cố ý thì không có giá trị pháp lý. Theo quy định của Điều 476 Bộ luật dân sự Đức, các thỏa thuận trên bị coi là không có giá trị pháp lý, nếu người bán cố tình im lặng, không thông báo cho người mua biết những khuyết tật của hàng hoá mà người bán đã biết trước [13]. Sự phát triển của pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm, đồng thời với việc tăng cường giám sát về mặt pháp lý, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Pháp luật của Liên bang Nga: đối với hiệu lực pháp luật của các thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng tương tự pháp luật của Cộng hòa Pháp và CHLB Đức. Khoản 4 Điều 401 Bộ luật dân sự quy định, các thỏa thuận trước về hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ một cách cố ý được coi là không có giá trị pháp lý.

Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, không trực tiếp điều chỉnh thỏa thuận của các bên về miễn trừ hay hạn chế trách

42

nhiệm do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Điều 40, khoản 2 Điều 43 quy định, thỏa thuận của các bên về việc người bán không phải chịu trách nhiệm do chất lượng của hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu người mua không tuân thủ thời hạn thông báo, do các bên thỏa thuận hay do Công ước quy định, sẽ không có giá trị pháp lý nếu sự không phù hợp của hàng hóa với điều kiện của hợp đồng liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hay buộc phải biết nhưng không thông báo cho người mua.

Theo quy định của Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì trường hợp miễn trừ trách nhiệm đầu tiên được quy định đó là “Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm do các bên đã thỏa thuận” [11]. Sự thỏa thuận ở đây có thể được hiểu là những thỏa thuận mang tính chất dân sự giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng thương mại. Các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về những trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, những thỏa thuận này phải đảm bảo những yếu tố: Không trái với quy định, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thế giới, không bị vô hiệu tại thời điểm phát sinh những quan hệ hợp đồng thương mại, tức là tại thời điểm phát sinh những vi phạm hợp đồng thì hiệu lực của những thỏa thuận đó phải còn giá trị. Như vậy, về cơ bản pháp luật Việt Nam cũng quy định tương tự như hệ thống pháp luật các nước khác về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường do sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trong thực tiễn giao dịch dân sự và thương mại có thể xảy ra trường hợp, một bên nào đó (thông thường là bên mạnh hơn về mặt kinh tế và có kinh nghiệm hơn trong hoạt động thương mại) lợi dụng sự tồn tại của các thỏa thuận về miễn trừ trách nhiệm để cố ý vi phạm hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ 1: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa người bán A và người mua B, các bên thoả thuận thời điểm giao hàng là 1/4/2012. Theo

43

các điều khoản quy định trong hợp đồng, thì hai bên A, B thỏa thuận thống nhất về việc chậm trễ trong nghĩa vụ giao hàng là trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày đến hạn giao hàng 1/4/2012 bên bán không phải trách nhiệm trước người mua nếu việc giao hàng chậm không quá 15 ngày (trước ngày 16/4). Ngày 30/3 người bán A đã chuẩn bị đủ hàng để giao cho người mua B theo thoả thuận của hợp đồng. Tuy nhiên, cùng thời điểm này - ngày 30/3, một người khác (người mua C), là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của người mua B, đề nghị người bán A bán số hàng đó cho họ với giá cao hơn 10% giá trong hợp đồng giữa A và B. Người bán A lợi dụng thoả thuận giữa họ với người mua B, đồng ý bán cho người mua C số hàng lẽ ra phải giao cho người mua B, bởi vì họ nghĩ rằng trong thời hạn 15 ngày, họ có thể chuẩn bị đủ hàng để giao cho người mua B. Ngày 15/4 người mua B nhận hàng theo hợp đồng, tuy nhiên, trên thị trường lúc này, hàng mà B mua giảm giá mạnh, vì vậy họ buộc phải bán rẻ vì thị trường đã không còn nhu cầu. Vì thế, người mua B phải chịu một số thiệt hại đáng kể nào đó. Vậy trong trường hợp này A có phải đã và đang vi phạm hợp đồng? Tuy nhiên, nếu căn cứ theo khoản 1 điều 77 Luật thương mại hiện hành người mua B không có quyền yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại vì rõ ràng trong thực tế, hai bên đã có thỏa thuận trước về thời hạn giao hàng.

Ví dụ 2: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người bán và người mua có thỏa thuận rằng, người bán chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa trong thời hạn 12 tháng, tính từ ngày giao hàng được thỏa thuận trong hợp đồng. Hết thời hạn nói trên, người mua mới phát hiện hàng hóa không phù hợp với diều kiện của hợp đồng và người mua cũng có căn cứ xác đáng rằng, trước thời điểm ký hợp đồng người bán đã biết được hàng hóa có khuyết tật nhưng không thông báo cho người mua về điều đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên mua đã không kiểm tra kỹ hàng trong thời hạn giao nhận và kiểm tra hàng.

44

Trong quá trình sử dụng, bên mua phát hiện hàng có lỗi nhưng không báo cho bên bán mà tiếp tục sử dụng và khắc phục. Nhưng đến tháng thứ 13 thì không thể khắc phục được nữa. Vậy trong trường hợp này bên bán có phải chịu trách nhiệm với lô hàng của mình hay không? Theo quy định tại Điều 44 – kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng Luật thương mại có quy định:

1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.

3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.

4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.

5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua”.

Đối với trường hợp này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, lỗi phần nào đã thuộc về bên bị vi phạm. Khi xác định hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, bên nhận hàng phải có trách nhiệm báo ngay và đổi trả hàng cho bên cung cấp hàng

45

hóa, dịch vụ trong thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên mua đã không thông báo trong thời gian thỏa thuận trên, chính vì vậy, bên bán trong trường hợp này sẽ không phải chịu trách nhiệm hoặc chỉ chịu trách nhiệm một phần đối với vi phạm hợp đồng thương mại nói trên.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nếu người bán thông báo cho người mua biết rằng, hàng hóa có khuyết tật thì người mua có lẽ đã từ chối ký kết hợp đồng mua bán này. Theo quy định của khoản 1 điều 77 Luật thương mại 1997, người bán không phải chịu trách nhiệm trước người mua vì thời hạn do các bên thỏa thuận đã hết.

Một phần của tài liệu Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)