Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 (Trang 64 - 77)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

2.3. Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Trong thực tiễn xét xử việc xác định có hay không có các yếu tố lỗi đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng để từ đó có căn cứ xác định đối với trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng còn hết sức khó khăn và phức tạp. Sự khó khăn không chỉ dừng lại vì pháp luật chưa thực sự bao quát hết các vấn đề, các trường hợp cụ thể đối với việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà còn vì việc áp dụng các quy định của pháp luật khi xác định các trường hợp cụ thể đối với việc miễn trách nhiệm bồi thường còn chưa có sự thống nhất. Trong nhiều trường hợp, bản chất, tính chất của vụ việc là giống nhau nhưng Tòa án lại có những cách giải quyết rất khác nhau. Ví dụ, có trường hợp tòa áp dụng căn cứ xác định việc miễn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là do việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, căn cứ theo Luật thương mại năm 2005, nhưng có trường hợp thì không. Và cũng không ít trường hợp bản chất vụ việc như nhau nhưng các tòa án khác nhau thì kết quả xét xử lại không giống nhau. Cách hiểu không nhất quán, việc áp dụng không thống nhất các quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng không chỉ được thể hiện trong các bản án sơ thẩm mà còn được tìm thấy trong nhiều bản án cấp phúc thẩm, đặc biệt cả trong bản án giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ví dụ: Tại Bản án số 110/ 2006/DSPT ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H làm hư hại tài sản của người thứ ba và Quyết định số 105/GĐT – DS ngày 30/5/2003 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về việc mưa gió to làm chìm tàu.

Đối với cả hai vụ việc trên ta đều có thể dễ dàng nhận thấy cả hai vụ việc đều liên quan đến vấn đề gió lốc nhấn chìm tàu làm hư hại tài sản và

60

ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên chủ thể. Ở đây có thể hiểu, cả hai sự kiện chìm tàu đều có liên quan đến sự kiện bất khả kháng do thiên tai. Vậy có thể thấy, việc gió lốc nhấn chìm tàu trong cả 2 vụ việc trên đều được coi là sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng và có thể được coi là một trong những căn cứ miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Đối với trường hợp thứ nhất, tại bản án số 110/ 2006/DSPT ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H làm hư hại tài sản của người thứ ba, cụ thể về nội dung như sau:

Ngày 10/5/2005, anh Khen nhận hợp đồng chở phân cho anh Minh. Khoảng 12 giờ 30 phút, khi tàu đang lưu thông đến khu vực ấp Hội An trên sông Hậu thì bị gió lốc nhấn chìm. Việc tàu của anh Khen bị gió lốc nhấn chìm khi đang thực hiện hợp đồng được Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh nhận định:

Việc tai nạn xảy ra có thiệt hại đến tài sản hàng hóa mà anh Khen hợp đồng chở thuê, nhưng trong việc tai nạn của hợp đồng vận chuyển hàng hóa nêu trên giữa anh Khen với hai chủ hàng, tàu của anh Khen bị tai nạn làm thiệt hại hàng hóa chở thuê không phải do lỗi cố ý hay vô ý của anh Khen gây ra. Tai nạn xảy ra là do thiên tai, gió lốc nhấn chìm tàu, đây là trường hợp bất khả kháng [14].

Chính vì vậy, theo Tòa án, sự cố chìm tàu trên là do hiện tượng bất khả kháng. Bởi ở đây, việc tàu của anh Khen bị chìm là do ảnh hưởng của thiên tai. Trong trường hợp này, theo Tòa nhận định sự kiện chìm tàu đã thỏa mãn ba điều kiện của sự kiện bất khả kháng: Là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng (tại thời điểm xảy ra sự kiện gió lốc nhấn chìm tàu, anh Khen đang thực hiện hợp đồng), là sự kiện xảy ra không dự đoán được trước (các bên chủ thể không thể dự đoán được sẽ có gió lốc xảy ra), là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể tránh được về mặt hậu quả.

61

Còn đối với bản án thứ 2,Tòa án nhân dân tối cao xét xử và đi đến kết luận tàu chìm là do sự kiện “do mưa gió to, nước chảy mạnh tàu va vào chân cầu bị chìm” tại Quyết định số 105/GĐT – DS ngày 30/5/2003 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về việc mưa gió to làm chìm tàu. Đây là “tai nạn tàu bị chìm vì gió bão”. Mặc dù trong trường hợp này Tòa án nhân dân tối cao không nêu rõ đây là “trường hợp bất khả kháng”, nhưng việc vận dụng khoản 3, Điều 549 Bộ luật dân sự năm 1995 “trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển, thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” [8] để giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng thì cũng có thể thấy được và khẳng định rằng, trong trường hợp này Tòa án nhân dân tối cao cũng nhận định đây là trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng (quy định này vẫn cho phép người vận chuyển và bên thuê vận chuyển được thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp bất khả kháng).

Thực tế cho thấy việc xác định hợp đồng không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng không đơn giản và có trường hợp Tòa án rất vội vàng trong việc xác định sự kiện này. Quay lại bản án số 110/ 2006/DSPT ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H. Anh Khen nhận hợp đồng chở phân cho ông Minh, khoảng 12 giờ 20 phút khi tàu đang lưu thông đến khu vực ấp Hội An trên sông Hậu thì tàu bị gió lốc nhấn chìm. Về vấn đề này, theo Tòa án:

Việc tan nạn xảy ra có thiệt hại đến tài sản hàng hóa mà anh Khen hợp đồng chở thuê. Nhưng trong việc tai nạn của hợp đồng vận chuyển nêu trên giữa anh Khen và hai chủ hàng, tàu của anh Khen bị tai nạn làm thiệt hại hàng hóa chở thuê không phải lỗi cố ý hay vô ý của anh Khen gây ra. Tai nạn xảy ra là do thiên tai gió lốc nhấn chìm tàu, đây là trường hợp bất khả kháng [18].

62

Như vậy, theo Tòa án, sự cố trên là do hiện tượng bất khả kháng gây ra.

Rất tiếc là Tòa án đã không xem xét những điều kiện cụ thể để xác định sự tồn tại của sự kiện bất khả kháng. Theo Bộ luật dân sự thì phải đảm bảo đủ ba điều kiện để tồn tại sự kiện bất khả kháng.

Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Vậy hiểu như thế nào là sự kiện xảy ra một cách khách quan và thiếu khách quan? Ranh giới để phân định sự kiện này dường như rất mong manh. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng có thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Trong trường hợp trên, điều kiện về sự kiện xảy ra một cách khách quan này dường như thỏa mãn được yêu cầu đối với một sự việc được coi là khách quan. Vì vậy, trong trường hợp này việc cản trở đối với việc thực hiện đúng hợp đồng là do gió lốc có thể được coi là đã thỏa mãn yếu tố đầu tiên đối với một sự kiện được coi là bất khả kháng.

Thứ hai, đây phải là “sự kiện không thể lường trước được”. Luật thương mại năm 1997 quy định sự kiện này phải không thể lường trước tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, khi các bên chủ thể tiến hành thực hiện hợp đồng, có thể trong quá trình thực hiện, có thể phát sinh những sự kiện như thiên tai, địch họa, trộm cướp… mà trên thực tế, trong quá trình thực hiện hợp đồng đó các bên hoàn toàn có thể lường trước được các sự kiện có thể xảy ra. Vậy, quy định việc không thể lường trước được nên chăng có thể xác định lại thời điểm là trước khi giao kết hợp đồng hay trước khi có sự kiện bất ngờ xảy ra để từ đó có thể áp dụng những biện pháp xử lý sao cho kịp thời nhất. Theo quy định của pháp luật các bên có thể không lường trước được một sự kiện có thể xảy ra tại thời điểm giao kết và trong trường hợp như vậy thì chúng ta không áp dụng chế định liên quan đến bất khả kháng. Ví dụ, công ty A nhận cung cấp gỗ cho công ty B, tại thời điểm nhận cung cấp gỗ cho công ty B thì gỗ của A đang trên

63

đường từ Tây Nguyên vận chuyển ra Hà Nội, nhưng trong quá trình vận chuyển, do thiên tai lũ quét nên toàn bộ số gỗ bị cuốn trôi hết vào thời điểm mà A và B ký hợp đồng.và người vận chuyển không kịp thông báo cho A biết.

Như vậy, các bên không lường trước được sự việc làm cản trở hợp đồng, nhưng sự việc này đã xảy ra tại thời điểm 2 bên ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc có hay không thể lường trước được đôi khi rất mỏng manh. Quay trở lại với sự việc chìm tàu trên, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã không làm rõ yếu tố về thời điểm anh Khen biết được sẽ có sự kiện gió lốc xảy ra để từ đó có biện pháp đảm bảo an toàn nhất cho tàu và việc thực hiện giao kết hợp đồng được diễn ra đúng thời hạn giao kết.

Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Như phân tích ở trên, trong trường hợp này Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã không làm rõ được yếu tố vậy, trong trường hợp này việc chìm tàu trên có thực sự “không thể khắc phục được” không? Đặt giả sử, trước khi có giông bão, gió lớn và sau thời điểm hợp động được giao kết, anh Khen trước lúc đưa tàu rời khỏi bến có biết được về việc sẽ có gió lốc xảy ra thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Việc này là cần thiết đối với các chủ tàu trước khi đưa tàu rời bến. Và trong trường hợp này, nếu như anh Khen đã biết trước được về việc có thể có going bão xảy ra mà vẫn cố tình đưa tàu rời bến, vậy trường hợp này không thỏa mãn điều kiện nêu trên, anh Khen hoàn toàn có thể có lựa chọn khác an toàn và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ hợp đồng. Như vậy sẽ không có vi phạm xảy ra trong trường hợp này. Bởi, ở đây, chủ tàu đã không “áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” như không cho tàu rời bến – nếu như biết trước khi xuất bến hoặc đưa tàu vào bến ngay sau khi biết trước về việc có thể xảy ra giông bão.

Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy, cách nhìn nhận một sự kiện thực tế

64

của các đương sự cũng như cơ quan xét xử trong vụ án nói trên để rồi xác định đó là sự kiện bất khả kháng thực sự chưa thuyết phục. Điều này phản ánh một vấn đề quan trọng về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn đó là pháp luật chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ dẫn đến sự sai lệch trong việc áp dụng.

Như đã phân tích ở trên, cần phải nhận diện một sự kiện để coi đó là bất khả kháng hướng tới khả năng áp dụng việc miễn trừ trách nhiệm khi thỏa mãn tất cả các điều kiện của nó. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại cũng như các văn bản pháp lý khác vẫn chưa ghi nhận điều này. Đây là một thiếu sót rất lớn khiến cho nhiều chủ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của mình.

Ngoài ra, trong một trường hợp khác khi áp dụng căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Tòa án đã có sự đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chưa thực sự chính xác và rõ ràng. Cụ thể như trong trường hợp đối với bản án phúc thẩm số 12/2009/KDTM – PT ngày 19/1/2009 của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án mua bán tàu bị hỏng giữa Công ty Duy Linh và Công ty Continent Kurs (cả hai đều có giấy ủy quyền cho công ty Kapha – đứng bên bán của hợp đồng). Theo đó, tàu Tsikonya của Kurs sẽ kéo tàu Shantar bị hỏng của Continent từ Nga về cảng Hải Phòng. Thủy thủ đoàn vận chuyển của công ty Kurs có thỏa thuận “người chuyên chở được miễn trách nhiệm đối với những tổn thất, hư hỏng, mất mát của hàng hóa do các nguyên nhân sau: do thiên tai, tai nạn bất ngờ, cướp biển, cháy, nổ nhưng không phải do lỗi của thủy thủ đoàn” [19].

Vì muốn tránh rủi ro cho mình nên công ty Duy Linh đã mua bảo hiểm thân tàu Shantar của Công ty Bảo Long. Hành trình từ Nga đến vùng đảo Hải Nam thì bị chìm tàu do thời tiết xấu, gió lớn, sóng mạnh.

Sau khi đã làm việc giữa ba bên, Công ty Duy Linh yêu cầu Công ty

65

Bảo Long chi trả bảo hiểm là giá trị toàn bộ tàu Shantar, nhưng bên Bảo Long không chịu và đưa ra rất nhiều lý do. Công ty Duy Linh đã kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

Bản án sơ thẩm số 13/2008/KDTM – ST ngày 07/5/2008, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định: Công ty bảo hiểm Bảo Long phải bồi thường thiệt hại cho công ty Duy Linh toàn bộ giá trị của tàu Shantar và hoàn trả số tiền phí bảo hiểm mà Duy Linh đã nộp cho Bảo Long, bên vận chuyển được miễn trừ toàn bộ trách nhiệm với lý do đã xảy ra sự kiện mà các bên đã thỏa thuận. Sau đó, công ty Bảo Long không chấp nhận nên kháng cáo [18].

Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2009/KDTM – PT ngày 19/1/2009, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định “không chấp nhận toàn bộ đơn kháng cáo của công ty Bảo Long, giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 13/2008/KDTM – ST ngày 07/5/2008, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng” [19].

Công ty Cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng có đơn đề nghị xem xét lại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2009/KDTM – PT ngày 19/1/2009, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Sau khi xem xét và có sự phối kết hợp làm việc với Tổng cục cánh sát Bộ công an, Tòa án nhân dân tối cao nhận định đây là một vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần khởi tố điều tra.

Qua vụ việc trên ta có thể thấy, trong trường hợp này HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm đã đánh giá các bằng chứng, chứng cứ để đi đến kết luận bản án chưa thực sự chính xác. HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm đã thiếu quan tâm đến những chứng cứ có trong hồ sơ, điều này dẫn đến việc đưa ra những nhận định thiếu tính chính xác và xác định trách nhiệm đối với các bên chủ thể không được công bằng. Rõ ràng kết luận tại hai bản án nói trên, Tòa đều dựa trên yếu

66

tố thỏa thuận của các bên là chủ yếu. Trong khi đó, sự thật khách quan sau điều tra của cơ quan Công an là không có thật một hợp đồng mua bán hai con tàu nói trên giữa các chủ sở hữu thực sự cũng như không có yếu tố thời tiết xấu trên lộ trình di chuyển của con tàu Shantar. Không bàn đến yếu tố lừa đảo để trục lợi bảo hiểm của một số chủ thể nói trên nhưng điều đáng nói là trên thực tế không hề có bất kỳ sự thỏa thuận nào giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Tuy vậy, khi tiến hành xét xử, Tòa án vẫn căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên để đưa ra phán xét cuối cùng. Vấn đề này thực sự cần phải được quan tâm hơn vì sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ pháp luật Việt Nam luôn được bảo vệ, điều này là cần thiết, tuy nhiên, với hệ thống pháp luật hiện nay thì để áp dụng điều này thì chưa thật sự phù hợp với thực tiễn.

Một trường hợp khác, trong thực tế, khi bên có quyền có lỗi một phần thì Tòa án vẫn miễn một phần trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ, Vụ việc sau đây cho thấy điều này [15], cụ thể như sau: Vào khoảng 18 giờ ngày 2/6/2006 ông Hưng cùng bạn chạy xe Wave Alpha vào quán cơm 950 Hậu Giang và chủ quán nói để xe đó và hứa giữ xe. Sau đó, có 2 người thanh niên lấy xe nhưng mở khóa chậm nên chủ quán – ông Tuyền nghi ngờ có giữ lại hỏi nhưng người ăn cơm nhìn xe và không có ai phản ứng nên chủ quán để 2 người này lấy xe đi. Sau đó ông Hưng ra và kêu mất xe. Ông Hưng yêu cầu chủ quán là ông Tuyền bồi thường giá trị xe 10.000.000 đồng. Tòa án chấp nhận yêu cầu của ông Hưng nhưng chỉ ở mức 6.000.000 đông. Theo Tòa án,

Ông Hưng cũng có trách nhiệm khi phát hiện và nghi ngờ xe bị người lạ tới lấy xe và hỏi lớn xe của ai nhưng ông Hưng không ra nhìn nhận, như vậy, ông Hưng cũng có một phần lỗi nên Tòa án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu nguyên đơn, buộc ông Tuyền bồi thường 60% theo yêu cầu của nguyên đơn là có cơ sở [15].

Trong vụ việc trên, Tòa án đã xác định bên có quyền có lỗi một phần và

Một phần của tài liệu Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)