Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

Một phần của tài liệu Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 (Trang 50 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

2.2. Các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

2.2.2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là một trong những sự kiện đã được quy định trong Luật Thương mại 2005 cũng như có những quy định trong Bộ Luật dân sự 2005, vậy, để hiểu một sự kiện như thế nào được coi là bất khả kháng, và trong những trường hợp nào thì một sự kiện được công nhận là bất khả kháng.

Điều này trong Bộ luật dân sự cũng như Luật thương mại đều không đề cập một cách chi tiết và cụ thể. Chính những thiếu sót trong việc quy định này đã dẫn đến không ít những khó khăn trong thực tiễn áp dụng cũng như giải quyết những tranh chấp phát sinh khi có vi phạm xảy ra. Điều này được thể hiện khá rõ qua quá trình cũng như kết quả giải quyết những tranh chấp phát sinh khi xảy ra sự kiện vi phạm hợp đồng đối với những trường hợp cụ thể dưới đây.

Ngày 10/7/2010, Công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu gạo cho công ty B (Singapore), thời hạn giao hàng là 30 ngày kể từ ngày mở L/C không huỷ ngang. Ngày 20/7/2008, Ngân hàng công ty B mở L/C không huỷ ngang cho người thụ hưởng là Công ty A. Nhưng mãi đến tận 17/8/2011, Công ty A vẫn không giao hàng cho Công ty B. Công ty B khiếu nại thì Công ty A trả lời rằng do trong thời gian tháng 7/2010, lũ lụt xảy ra ở khu vực Bắc Bộ của Việt Nam ảnh hưởng đến vụ mùa, nên không thể gom đủ hàng giao cho Công ty B,

46

vì vậy Công ty A đề xuất hoàn trả lại tiền cho Công ty B và đề nghị được miễn trách nhiệm vì lý do bất khả kháng. Vấn đề đặt ra là sự kiện lũ lụt ở khu vực Bắc Bộ có phải là sự kiện bất khả kháng trong trường hợp này hay không? Dựa vào tiêu chí nào để có thể xác định được những trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng? Những trường hợp nào bắt buộc các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải lường trước những sự kiện có thể xảy ra?

Hay đối với một trường hợp khác về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng như:

Ngày 15/12/2009, Công ty A của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu lô hải sản sang EU cho công ty B có trụ sở tại EU. Theo quy định của Hợp đồng thì hàng phải được giao tại cảng của EU trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mở L/C không huỷ ngang. Ngày 25/12/2009, Ngân hàng công ty B mở L/C không huỷ ngang cho người thụ hưởng là Công ty A. Tuy nhiên hàng đến chậm so với dự kiện 20 ngày, Công ty A nại lý do hàng đến chậm vì việc cơ quan hành chính Việt Nam còn lúng túng trong việc triển khai cấp giấy chứng nhận khai thác theo quy chế IUU của EU nên thủ tục hành chính chậm chạp dẫn đến việc hàng đến chậm so với dự kiến và đề nghị được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Vậy việc cơ quan hành chính Việt Nam túng túng, chậm trễ trong việc triển khai thủ tục cấp giấy chứng nhận khai thác theo quy chế IUU của EU có phải là sự kiện bất khả kháng hay không?

Những sự kiện trên thực tế có thể xảy ra như động đất, sóng thần, thiên tai, bão lũ, bạo loạn, đình công, thay đổi chính sách… ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, liệu có thể được coi là sự kiện bất khả kháng hay không.

Nếu được coi là sự kiện bất khả kháng, vậy những trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng và áp dụng là một căn cứ để miễn trừ trách nhiệm và những trường hợp nào không được coi là sự kiện bất khả kháng, buộc các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải lường trước những sự kiện có thể xảy ra để có những biện pháp khắc phục cho phù hợp nhất. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là sự kiện bất khả kháng.

47

"Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp

“force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Một sự kiện chỉ có thể được coi là sự kiện bất khả kháng khi mà sự kiện này xảy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xảy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, trong những trường hợp đảm bảo đủ những yếu tố nêu trên thì bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Trong thực tế, những sự kiện được coi là bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới.

Còn đối với những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không? Theo quan điểm của một số nước trên thế giới họ cũng thừa nhận đây là sự kiện bất khả kháng. Và trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những hiện tượng xã hội này cũng có thể được coi là sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất. Vì vậy, khi áp dụng những hiện tượng trên làm một căn cứ miễn trừ trách nhiệm yêu cầu các bên chủ thể cần phải đảm bảo được nghĩa vụ chứng minh đối với những sự kiện đó.

Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những sự kiện xảy ra cho chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như:

thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao

48

hàng,… là sự kiện bất khả kháng để hưởng chế độ miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Về mặt lý luận thì các sự kiện này không đương nhiên được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận. Vì vậy, những nguyên nhân trên không đương nhiên được coi là sự kiện bất khả kháng. Nó chỉ được coi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm khi các bên có thỏa thuận trong các điều khoản quy định tại hợp đồng.

Như vậy về mặt nguyên tắc chung, một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng khi thỏa mãn đầy đủ 3 yếu tố sau đây:

Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng;

Thứ hai, là sự kiện xảy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng;

Thứ ba, là sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và khống chế được.

Lý luận chung về sự kiện bất khả kháng là cơ sở để các nhà làm luật xây dựng quy định về miễn trách nhiệm do gặp tình trạng bất khả kháng.

Theo quy định của điểm b khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.

Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng. Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2005. Theo khoản 1 điều 161 Bộ luật dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Từ quy định này cho thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ miễn trách nhiệm hợp

49

đồng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau: (i) Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng; (ii) Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được; (iii) Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể chỉ là những nguyên nhân từ thiên tai như động đất, sóng thần, bão lũ – trong trường hợp không được dự báo trước… còn đối với những trường hợp như hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước… có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không khi mà con người hoàn toàn có thể dựa vào hiểu biết của mình để nhìn nhận cũng như đánh giá tình hình có thể xảy ra. Bên cạnh đó là cần thiết phải áp dụng những biện pháp khắc phục sao cho có hiệu quả nhất khi xảy ra những sự kiện nêu trên.

Vì vậy, để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng đã thỏa mãn cả 3 điều kiện trên.

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả theo quy định tại điều 296 Luật thương mại năm 2005.

Ngoài ra, Luật thương mại chỉ quy định mang tính chung chung

“trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng” là một căn cứ để miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm mà không có quy định làm rõ sự kiện này sẽ được thừa nhận là căn cứ miễn trách nhiệm nếu nó xảy ra đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng hay đối với cả bên thứ ba trong quan hệ hợp đồng như quy định tại điều 40 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế khi trong đó đã chỉ rõ bên vi phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài

50

sản trong các trường hợp như gặp thiên tai, địch họa và các trở lực khách quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp cần thiết để khắc phục. Tương tự như vậy, đối với trường hợp này cũng đã được Công ước viên 1980 (CISG) quy định rất rõ, theo đó, khoản 2 điều 79 quy định bên không thực hiện hay thực hiện không đúng sẽ không phải chịu trách nhiệm mà việc không thực hiện hay thực hiện nghĩa vụ không đúng do trường hợp bất khả kháng. Quy định này của CISG là hoàn toàn hợp lý bởi thực tế trong hoạt động thương mại, rất nhiều hợp đồng được kí kết giữa các bên nhằm mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch. Trong trường hợp này, việc thực hiện mỗi một hợp đồng riêng biệt liên quan mật thiết đến việc thực hiện các hợp đồng khác. Ví dụ, người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho người mua theo hợp đồng mua bán hàng hóa do bên gia công không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán theo hợp đồng gia công sản phẩm (đối tượng của hợp đồng mua bán chỉ có thể là sản phẩm của bên gia công và không sản phẩm nào thay thế được). Đối với trường hợp này, khoản 2 điều 79 Công ước viên 1980 đã quy định rõ, người bán không chịu trách nhiệm với người mua do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ trong trường hợp, nếu người gia công không thực hiện nghĩa vụ của mình với người bán theo hợp đồng gia công sản phẩm là do trường hợp bất khả kháng.

Về vấn đề một bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người thứ ba không thực hiện được nghĩa vụ của mình do gặp bất khả kháng) có được coi là căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm không còn có những quan điểm hết sức khác nhau. Có quan điểm cho rằng: Coi việc một bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba là căn cứ miễn trách nhiệm là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn doanh thương [12]. Do xét về bản chất, căn cứ miễn trách nhiệm này hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc

51

chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Các bên tham gia quan hệ phải tự mình gánh chịu các nghĩa vụ cũng như lợi ích về mặt tài sản phát sinh từ quan hệ đó. Nếu bên có hành vi vi phạm được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thứ ba, thì trong trường hợp này cần xác định, vậy yếu tố lỗi sẽ thuộc về bên nào và bên nào sẽ phải đứng ra gánh chịu hậu quả và chịu trách nhiệm về những vi phạm đó. Nếu bên thứ ba được miễn trách nhiệm trước bên có hành vi vi phạm thì đó là vấn đề nằm trong khuôn khổ hợp đồng của hai bên đó và họ phải tự giải quyết. Hợp đồng đó được xác lập vì lợi ích của họ nên đương nhiên trách nhiệm cũng do họ gánh chịu, không thể yêu cầu bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu hoặc chia sẻ gánh nặng đó.

Một phần của tài liệu Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)