Kinh tế phát triển thể hiện một lĩnh vực nghiên cứu khoa học riêng về mặt lý thuyết và còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế một
Trang 1TS ĐINH PHI HÕ - TS.LÊ NGỌC UYẩN - Th.s LÊ THỊ THANH TÙNG
Chủ biên: TS ĐINH PHI Hổ.
Hiệu đính: Th.s LÊ THỊ THANH TÙNG.
3 00 0012630
.000 30.000 Nguồn: Global Development Finance 2001
NHÀ XUẤT BÀN THONG k ê
TP.HỔ CHÍ MINH NĂM 2006
Trang 2TS ĐINH PHI HỔ - TS LÊ NGỌC UYỂN -Th.s LÊ THỊ THANH TÙNG
Trang 3KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Lý th u yết và thực tiễn
Chủ biên : TS Đinh Phi Hố
Trang 4LỜI GIỚI THIÊU 5
LỜI GIỚI THIỆU
Quá trình phát triển kinh tế đã tạo ra nhiều tiến
bộ liên tục ở các quốc gia và hầu hết các dân tộc đã nhận thức dược điều ấy Mặc dù nhận thức về sự phát triển không còn lạ lẫm nữa, nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn về bản chất giữa tăng trưởng kinh tê và phát triển kinh tế Một quốc gia có tiến bộ thực sự thì không thể thiếu tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong đó phát triển kinh tê có nội dung bao quát hơn cả Sự phát triển các ngành kinh tế, các nguồn lực đều đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế Phân phối thu nhập của xã hội cũng không nằm ngoài mối quan
hệ ay
Phát triển kinh tế, một vấn đề rộng lớn vừa mang
tính lý thuyết và thực tiễn, mà cuốn sách : KINH TÊ
PHÁT TRIEN : Lý thuyết và thực tiễn do Tiến sĩ
Đinh Phi Hô - Giảng viên Trường Đại học Kinh tê làm chủ biên có thể dáp ứng dược các vấn đề côt lõi của phát triển kinh tế Vì vậy xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách này
Trình tự các chương trong cuốn sách trình bày hợp
lý Mỗi chương có một kết câu chặt chẽ di từ phân tích bản chât của vân đề về mặt lý thuyết, phương pháp lượng hóa, các mô hình phát triển, các chiến
Trang 56 LỜI GIỚI THIÊU
lược phát triển, những ứng dụng thực tiễn ở các nước
đang phát triển, những gợi ý về chính sách dôi với Việt Nam đã làm cho cuốn sách có giá trị về mặt lý thuyết và thực tiễn
Cuốn sách cũng đã tập hợp nhiều nguồn số liệu làm cho người đọc có thể bắt kịp thông tin dang diễn
ra trên thê giới Nhiều tư liệu phong phú để nắm bắt được các tư tưởng khác nhau qua các mô hình phát triển từ cổ điển cho đến đương đại Một số ví dụ tính toán được lấy từ thực tiễn các nước đang phát triển
đã minh họa cho bản chất của vấn đề phân tích, nhằm tìm ra được xu hướng phát triển
Điều quan trọng nhất là cuôri sách soạn theo kiểu trình bày bài giảng nên sẽ đáp ứng được yêu cầu của người học Cuôrì sách còn cung cấp những phương pháp lượng hóa cho người nghiên cứu sâu hơn các vấn đề kinh tế Từ những lý thuyết được dẫn giải cho đến thực tiễn dược minh họa sẽ là kiến thức bổ ích cho những ai quan tâm đến các várì đề phát triển kinh
tế Do đó, cuốn sách như là một tư liệu quý cho nhiều đốì tượng bạn đọc
Một lần nữa tôi xin trân trọng giới thiệu cùng quý
độc giả cuốn sách : KINH TẾ PHÁT TRIEN : Ly
thuyết và thực tiễn.
Tiến Sĩ NGUYỄN VÃN HÀ
H iệu Trưởng
T rư ờ n g Đ ại H ọc N g â n H à n g T P HCM
Trang 6LÒI NÓI ĐẦU 7
LỜI NÓI ĐẦU
một trong những khoa học kinh tế khám phá và giải thích
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Kinh tế phát
triển thể hiện một lĩnh vực nghiên cứu khoa học riêng
về mặt lý thuyết và còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm
từ thực tiễn phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế
một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát
triển kinh tế, để các nước đang phát triển có thể vận dụng
vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được con đường phát triển
thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc
gia
ở các trường đại học trên thế giới từ rất lâu Riêng Việt
Nam, chính thức đưa vào giảng dạy trong các trường đại
học khôi kinh tê từ năm học 1993 - 1994 Trải qua nhiều
khoá học từ đó đến nay, môn học đã tỏ ra rất hấp dẫn
với các đôi tượng học viên khác nhau Môn học được
Trang 78 LỜI NÓI ĐẦU
đánh giá là một mảng kiến thức kinh tế vĩ mô không thể thiếu đôi với cả người học và người nghiên cứu những chuyên ngành kinh tế
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cầu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thông sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế đã làm ngạc nhiên thế giới
và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, như duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thập niên gần đây, tiến bộ liên tục của chỉ số phát triển con người (HDI), xóa bớt đói nghèo, chất lượng cuộc sông của đại
bộ phân dân cư trong xã hội được cải thiện, môi trường
tự nhiên và môi trường sông con người được quan tâm gìn giữ Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tê quốc
tế, Việt Nam còn phải đương đầu với nhiều thách thức đặt ra Việc lựa chọn được những bước đi thích hợp, nên đẩy mạnh chiến lược phát triển nào, đáp ứng được các mục tiêu nào của phát triển kinh tế bền vững đều là những vấn đề mà có thể được soi rọi từ tế phát
Để đáp ứng phần nào yêu cầu đó, chúng tôi biên soạn
THỰC TIỄN".
Trang 8LÒI NÓI ĐẨU 9
Nội dung cuôn sách gồm 8 chương
- Chương 1 giới thiệu lý thuyết tăng trưởng kinh tế, trong đó đề cập những thước đo tăng trưởng kinh
tế, phân tích nguồn gốc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tê qua các mô hình của các nhà kinh tế học
- Chương 2 trình bày phương pháp lượng hóa mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố vốn, lao động và công nghệ đôi với tốc độ tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, còn cung câp kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tô" đến tăng trưởng của các nước trên thế giới trong những thập niên gần đây
- Chương 3 giới thiệu các lý thuyết giải thích quá trình phát triển kinh tế, tập trung vào những thước
đo được sử dụng trong đánh giá trình độ phát triển kinh tế và nhận diện những đặc trưng chủ yếu của từng giai đoạn phát triển kinh tế
- Chương 4 làm rõ hơn các nguồn lực cơ bản của phát triển kinh tế bao gồm lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ ứng dụng trong sản xuất Mỗi nguồn lực được đề cập trên các khía cạnh : đặc điểm, vai trò, thước đo đánh giá việc sử dụng
và vấn đề cần giải quyết nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực
Trang 910 LỜI NÓI ĐẦU
- Chương 5 giới thiệu lý thuyết và thực tiễn của tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập xuất hiện tương quan với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển
- Chương 6 trình bày vai trò quan trọng của nông nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế Chương này tập trung vào các luận cứ khoa học về vai trò nông nghiệp, phương pháp lượng hóa mối quan hệ giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế trong tăng trưởng Ngoài ra, còn đề cập đến bài học kinh nghiệm của các nước đang phát triển và Việt Nam
về cái bẩy "nôn nóng công nghiệp hóa"
- Chương 7 là vấn đề công nghiệp hóa với phát triển kinh tế, tập trung vào những điều kiện tiền đề cần thiết, nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa và các mô hình giải thích quá trình tăng trưởng và phát triển công nghiệp
- Chương 8, chương cuối cùng của cuốn sách phân tích những lợi ích từ hoạt động ngoại thương đốì với các nước đang phát triển và các chiến lược phát triển ngoại thương
Trang 10LỒI NÓI ĐẨU 11
sách nầy sẽ thích hợp với nhiều độc giả khác nhau Trước
hết, dành cho sinh viên đại học có môn học kinh tế phát
triển với thời lượng 45 và 60 tiết Đặc biệt hơn, với các
phương pháp lượng hóa và mô hình kinh tế sẽ dành cho
Nghiên cứu sinh và sinh viên cao học kinh tế Đồng thời,
đây cũng là những tư liệu tham khảo dành cho giảng viên,
nhà nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế phát triển,
các nhà làm chính sách và quản lý kinh tế
Tập thể tác giả biên soạn bao gồm :
- TS Đinh Phi Hổ và Th.s Lê Thị Thanh Tùng :
Chương 1, 2, 3, 4, 5 và 6
- TS Lê Ngọc Uyển : Chương 7 và 8
Chủ biên : TS Đinh Phi Hổ.
Hiệu đính : Th.s Lê Thị Thanh Tùng.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có nhiều cô"gắng
song không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của quý bạn đọc
Trang 1112 LỜI NÓI ĐẦU
Mọi ý kiến của bạn đọc xin gửi cho các tác giả theo địa chỉ :
TS Đinh Phi Hổ, Khoa Kinh Tế Phát Triển - Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, 1A Hoàng Diệu, Q Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh; ĐT : 0918320248; E-mail : dinhphiho@yahoo.com
C Á C TÁC GIẢ
Trang 12Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 13
CHƯƠNG í
LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG
KINH TỂ
nghiên cứu sự tiến bộ của các quốc gia qua các thời kỳ phát triển Mà sự tiến bộ của một quốc gia thể hiện qua nhiều lĩnh vực được tiến bộ Trong đó, tiến bộ ở lĩnh vực kinh tế được xem là vân đề nghiên cứu hấp dẫn hàng đầu của môn khoa học Kinh tê phát triển và nhiều môn khoa
để mô tả và đo lường cho sự tiến bộ về mặt kinh tế Nhiều
Lý thuyết tăng trưởng kinh tê ra đời nhằm khám phá
nguồn gốc dẫn đến tăng trưởng với nhiều lập luận khác nhau Do đó, cần tiếp cận với lý thuyết này để có thể rút
ra những ứng dụng thích hợp vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia trong vân đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trang 1314 Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
I KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TỂ
1 Khái niệm :
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản
lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
quân trên đầu người qua một thời gian nhất định
vào quỵ mô sản lượng và dân số của quốc Nếu sản
lượng tăng nhưng quy mồ dân số tăng nhanh hơn dẫn
đến sản lượng bình quân giảm Do đó, bản chất của tăng
lượng và sần lượng bình quân trên đầu người Sản lượng
bình quân trên đầu người còn phản ánh thu nhập trung
bình của dân cư một quốc gia Cho nên, gia tăng sản lượng
bình quân trên đầu người sẽ tạo tác động thiện mức
sống dân cư.
2 Đo lường tăng trưởng kinh t ế :
2.1 Các chỉ tiêu tổng quát.
Tổng quát có thể đo lường tăng trưởng kinh tê bằng
các chỉ tiêu tổng sản phẩm quôc nội, tổng sản phẩm quốc
dân và tổng sản phẩm tính bình quân đầu người
Trang 14Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 15
Các chỉ tiêu này sẽ phản ánh quy mô sản lượng được
gia tăng nhiều hay ít, thông qua mức gia tăng tuyệt đôi
Products, GDP) :
Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm vật chất
thổ của một nước trong một thời gian nhất định (thường
là 1 năm)
Đây là chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của nền
kinh tế trong thời hạn một năm
Sản phẩm và dịch vụ cuối cùng là sản phẩm và dịch
vụ được mua nhằm mục đích sử dụng cuối cùng chứ không
phải nhằm mục đích chê biến hoặc sản xuất ra những sản
phẩm và dịch vụ khác
Trong kết quả sản xuất của nền kinh tế, không phải
chỉ có sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà còn có những
sản phẩm và dịch vụ được sử dụng cho mục đích chê biến
hoặc sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ khác Trong trường
hợp này, đó là các sản phẩm và dịch vụ trung gian
ơ đây nhấn mạnh phải là sản phẩm cuối cùng là nhằm
mục đích không tính toán trùng lắp
Trang 1516 Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1.2 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP) :
Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm)
GNP = GDP + Thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước - Thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài
Đây cũng là chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của nền kinh tế trong thời hạn một năm và có tính đến những khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài hay chuyển vào trong nước
2.1.3 Mức tổng sản phẩm tính theo đầu người:
GDP/người, GNP/người, Chỉ tiêu này còn được gọi
là mức thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI), công thức tính :
Trang 16Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 17
Ý NGHĨA VÀ HẠN CHÊ CỦA CÁC CHỈ TIÊU
TỔNG QUÁT
- Ý NGHĨA :
sự thay đổi trong kinh tế và còn là các mục tiêu đặt ra
để phân đấu của quốc gia ở những thời điểm tương lai
(2) Kết quả của tăng trưởng là khi quy mô các chỉ
tiêu trên ngày càng rhở rộng
- HẠN CHẾ :
- Không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các
của một nước là 100 tỷ USD trong năm 1990 và
150 tỷ USD trong năm 2000 Như vậy là gia tăng 50%, một tcíc độ tăng trưởng đầy ấn tượng nhưng
ai là người hưởng kết quả tăng trưởng ấy, có thể chỉ một bộ phận rất nhỏ của dân cư được hưởng lợi từ kết quả gia tăng đó
Việc tính toán thu nhập ở các nước đang phát
sót Chẳng hạn như, khi điều tra về thu nhập
/C.
* r 3 i " t í •ỵ —
n /l 8 'l Ú
Trang 1718 Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
ngại chưa khai báo đúng thu nhập của mình, hoặc còn nhiều cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn sản xuất tự cung tự cấp mà giá trị sản xuất thường bị bỏ qua
tế.Ví dụ, khi so sánh các chỉ tiêu GNP, GDP,
PCI với các nước khác đều phải quy đổi ra USD
Nếu sử dụng những phương pháp quy đổi khác nhau thì quy mô của các chỉ tiêu trên cũng khác nhau sẽ dẫn đến những đánh giá khác nhau về quy mô đạt được
Để hạn chê điều này, có thể sử dụng tỷ giá tính
Parity, PPP) Có sự ngang bằng sức mua khi đồng tiền của một nước có giá trị như nhau ở
các nước, tức là có sức mua bằng nhau các nước
Ví dụ : giá 1 hộp đĩa vi tính ở Mỹ là 10 USD và Canada là 14 CAN $ Như vậy tỷ giá hối đoái tính theo ngang bằng sức mua là 14/10 = 1,4 hoặc 1 USD = 1,4 CAN $
Trang 18c h 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 19
1.2 Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế.
2.2.1 Xác định mức tăng trưởng tuyệt đốì :
AY = Yt - Yo
Yt : GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian
phân tích
Yo : GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ
thời gian phân tích
Trang 1920 Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
• Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn
gp : Tốc độ tăng trưởng của dân sô"
Yp : GDP, hoặc GNP tính trên đầu người
gyp : Tô"c độ tăng trưởng GDP, hoặc GNP tính
theo đầu người
Trang 20Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 21
Ghi chú :
Trang 2122 Ch 1 :LÝ THUYẾT TẨNG TRƯỞNG KINH TẾ
(1) Khi tính tốc độ tăng trưởng không sử dụng giá hiện hành mà phải sử dụng giá so sánh (giá cố định)
(2) Khi tính g trong phương trình (3), tất cả gyp, g y,
gp đều phải tính theo cùng tốc độ tăng trưởng bình quan
hàng năm hoặc tốc độ tăng trưởng của thời điểm t so với
thời điểm gốc
II NGUỒN GỐC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1 Khái quát chung
Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là gia tăng tổng sán
lượng quốc gia mà sản lượng được tạo ra từ sản xuất Như
vậy, nguồn gốc của tăng trưởng xuất phát từ quá trình
sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình mà trong đó các
yếu tô đầu vào được phôi hợp theo những cách thức nhất
định để tạo ra khối lượng sản phẩm Nếu xét ở góc độ
phạm vi toàn bộ nền kinh tế, thì việc tạo ra tổng san
lượng quốc gia (GDP, GNP) sẽ có quan hệ phụ thuộc với
các nguồn lực đầu vào của quốc gia Một sự thay đổi tổng
sản lượng quốc gia khi có sự thay đổi các nguồn lực đau
vào
Các lý thuyết tăng trưởng ra đời phân tích nguồn gốc
của tăng trưởng với nhiều quan điểm khác nhau, mỗi lý
Trang 22Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 23
thuyết đều có một sự khám phá mới, nhưng trên căn bản vẫn ià phân tích môi quan hệ đầu ra với đầu vào
Để liên kết môi quan hệ đầu ra (GNP, GDP) với đầu vào được khái quát qua hàm sản xuất tổng hợp như sau :
Y = F(Xi) với i = 1, 2, , n
Xi là các yếu tô đầu vào
Hàm sản xuât trên biểu thị cho một sự tối đa sản lượng quốc gia sẽ lệ thuộc nhiều yếu tô" đầu vào.Trong
đó những yếu tô đầu vào nào là cơ bản của quá trình sản xuất ?
Hầu hết các nhà kinh tê học thông nhất các yếu tô" đầu vào cơ bản của nền kinh tê" bao gồm :
• Vốn sản xuất (K, capital) : là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài sản quốc gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lượng quốc gia Sự thay đổi của quy mô vốn sản xuât ảnh hưởng đến thay đổi tổng sản lượng quốc gia
• Lao động (L, labour) : là yếu tô" sản xuâ"t đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ
Trang 2324 Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KNH TỂ
về sô" lượng người lao động mà còn cả chấtlưựng nguồn lao động Đặc biệt là yếu tô" phi vật chất của lao động như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động được xem như yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng quốc gia Yếu tô" này còn được nhân mạnh như là vốn nhìn lực của nền kinh tê" Do đó, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động chính là đầu tư là.TI gia tăng giá trị yếu tô" đầu vào đặc biệt này
• Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên Thiên khác (R, natural resources): Đất đai nông nghiệp
có vai trò đặc biệt, là tư liệu sản xuất chi yếu đối với sản xuất nông nghiệp Quy mô đất nông nghiệp của một quốc gia càng lớn cũng sẽ góp phần làm gia tăng sản lượng Các tài nguyên khác dưới các tầng đất, từ rừng, biển, cũng là các đầu vào của sản xuất Nếu trữ lượng của chúng lớn sẽ có tác động làm gia tăng tích lũy, gia tăng sản lượng quốc gia nhanh chóng
• Công nghệ (T, technology) : là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động, ứng dụng các công nghệ
Trang 24Ch 1 ; LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 25
mới vào sản xuất sẽ nâng cao quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động sông, chi phí sản xuất thấp, do đó tác động gia tăng tổng sản lượng quốc gia
Như vậy, hàm sản xuất tổng hợp được thể hiện như sau :
Y = F(K, L, R, T)
Ý nghĩa trong hàm sản xuất còn cho thấy :
• Tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy
mô, chất lượng của các yếu tô" đầu vào K, L, R,
Ngoài các yếu tô đầu vào trên, tăng trưởng kinh tê" còn phụ thuộc vào những yếu tô" khác nữa, được gọi là yếu tô phi kinh tê", như :
Trang 2526 Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
- Thể chế kinh tế - chính t r ị : bao gồm bộ máy tổ
chức thực hiện, pháp luật, các chế độ, chính sách, chiến
lược, những nguyên tắc quản lý, Một thể chê không
phù hợp sẽ tạo rào cản làm ảnh hưởng đến sử dụng hiệu
quả các nguồn lực Do đó, yếu tô" thể chế đóng vai trò
"hành lang" thuận lợi cho quá trình tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia
Ví dụ : Những rào cản làm kềm hãm tốc độ tăng trưởng
GDP ở thành phốHCM trong năm 2004 được nhận diện :
- Đặc điểm về văn hóa - xã hội, tôn giáo : trình
độ văn hóa của một dân tộc thấp sẽ ảnh hưdng đến hiệu quả sản xuất, đến khả năng nghiên cứu sáng tạo ra các phát minh Những tập tục cổ hũ, quan niệm sông lạc hậu sẽ cản trở việc ứng dụng các công nghệ mới Do đó, đặc điểm về văn hóa - xã hội cũng ảnh hưởng đến tăng trưdng kinh tế
Trang 26Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 27
2 Một sô" mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng
kinh tế.
Trong quá trình phát triển của khoa học kinh tế, nguồn
gốc của tăng trưởng được giải thích khác nhau bởi các
nhà kinh tế học Phần này sẽ đề cập một sô mô hình chủ
yếu được phổ biến
a Luận điểm cơ bản :
Ricardo tranh luận rằng đất đai sản xuất nông nghiệp
(1) Giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của người
sản xuất có xu hướng giảm.
• Lợi nhuận của người sản xuất nông nghiệp có
xu hướng giảm
Sán xuất nông nghiệp cần có đất, mà đất sản xuất lại
có giới hạn Trong khi dân số ngày càng tăng dẫn đến
đòi hỏi lương thực tăng Đổ đáp ứng đủ nhu cầu lương
thực, người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xâu
hơn để sản xuất và như vậy chi phí đầu tư trên đất xâu
sẽ ngày càng tăng Do đó lợi nhuận thu được ngày càng
giám
Trang 2728 Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
• Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp có xu hướng giảm
Do chi phí sản xuất lương thực - thực phẩm cao, giá bán hàng hóa này tăng Để đảm bảo đời sông công nhân
ở khu vực công nghiệp, tiền lương danh nghĩa tăng và như vậy, lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm
• Lợi nhuận là nguồn của tích lũy để mở rộng đầu
tư dẫn đến tăng trưởng Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tẽ
(2) Giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nghiệp thấp.
Do đất nông nghiệp có giới hạn trong khi dân số tăng,
tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp xuất hiện
Dư thừa lao động cũng đồng nghĩa với thất nghiệp, bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình trong nông thôn
Do đó hiệu suất sử dụng lao động thấp và ảnh hưởng dấn năng suất lao động Và điều này ảnh hưởng tới tăng trương kinh tế
Trang 28Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 29
b ứng dụng vào hoạch định chính sách :
• Cho thấy đưực nguồn gốc của tăng trưởng kinh
tê là tài nguyên đất nông nghiệp
• Lợi nhuận của người sản xuất là nguồn gốc của tích lũy vôn đầu tư và yếu tô" quyết định mở rộng sản xuất
• Tinh trạng dư thừa lao động ở nông thôn
• Môi quan hệ giữa giới hạn đất và tăng trưởng dân số’
Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp, đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất ở khu vực nông nghiệp và công nghiệp, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nông thôn, kiểm soát tăng trưởng dân sô"
là những vân đề then chốt mà các nước đang phát triển phải đương đầu nhằm đẩy nhanh tăng trưởng kinh tê"
Mô hình được giải thích bởi Lewis, các nhà kinh tê học thuộc trường phái Tân cổ điển và Oshima
a Luận điểm cơ bản :
Trang 2930 Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là khả năng thu hút lao động nông nghiệp của khu vực công nghiệp (L, labour)
(1) Mô hình Lewis (1955).
ĐỐI VỚI KHU Vực NÔNG NGHIỆP :
- Do đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng tăng Hệ quả là có tinh trạng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp Với tình trạng này, theo Lewis, khi đó khu vực nông nghiệp có một sô" đặc trưng sau :
Trang 30Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 31
- Sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không
- Mức tiền lương ở mức tôi thiểu
- Lao động giảm đi tương ứng với (L3 - L2) nhưng không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp
ĐỐI VỚI KHU Vực CÔNG NGHIỆP :
Lewis cho rằng mức tiền lương của khu vực công nghiệp cao hơn khu vực nông nghiệp, ở mức cao hơn 30% (Wị = 1,3 W0) có thể thu hút lao động dư thừa khu vực nông nghiệp Trong hình (1.2), cho thấy :
- Khi Li < L3, Wj = Wị Khi Lị > L3, Wị tăng
- Khi khu vực công nghiệp thu hút Lị từ khu vực nông nghiệp, tổng sản phẩm Y| với Kị vì tiền lương công nhân không đổi, tổng sản phẩm tăng do đó lợi nhuận nhà tư bản công nghiệp tảng Lợi nhuận (P) được tái đầu
tư mở rộng sản xuất, do đó vốn sản xuất mới sẽ là : K2 = K| + p, tổng sản phẩm sẽ là TP3 (Kọ), Lị = L3
- Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi thu hút hết lao độn£ dư thừa
Trang 3132 Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
Hình 1.2 : Quá trình dịch chuyển lao động.
- Nếu khu vực công nghiệp tiếp tục thu hút lao động
từ khu vực nông nghiệp (vượt mức L3), tiền lương bây giờ phải cao hơn vì MPa > 0 Lợi nhuận của khu vực còng nghiệp sẽ giảm Do đó, để mở rộng tổng sản phẩm, nhà
tư bản công nghiệp sẽ lựa chọn yếu tố khác thay thế lao động (công nghệ thâm dụng vốn), quá trình tăng trưởng
sẽ tiếp tục
Trang 32Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 33
KẾT LUẬN :
Mô hình Lewis cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở tăng trưởng của công nghiệp thông qua tích lũy vốn từ thu hút lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp
(2) Trường phái Tân c ể Điển (New - Classical School).
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Tân cổ điển tranh luận rằng : dưới tác động của khoa học và công nghẹ, chất lượng ruộng đất không ngừng nâng cao Do
đó đường tổng sản phẩm sẽ không nằm ngang, mà có dạng trong hình (1.3) vì MPa > 0
Trang 3334 Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ
- Khi hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp,
Wi sẽ tăng chứ không phải là không đổi
Nguyên nhân chủ yếu do tổng sản phẩm nông nghiệp giảm, cung thấp hơn cầu, giá nông sản tăng và tiền lương khu vực nông nghiệp tăng Như vậy khu vực công nghiệp
sẽ bất lợi trong quá trình thực hiện tăng trưởng thông qua thu hút lao động Đê khắc phục tình trạng này, các nhà kinh tê thuộc trường phái Tân cổ điển chủ trương :
- Đầu tư cho nông nghiệp ngay từ đầu để nâng cao năng suất lao động nhằm giảm áp lực tăng giá nông sản
Trang 34Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 35
- Đồng thời đầu tư cho cả công nghiệp phát triển theo chiều sâu nhằm giảm áp lực cầu lao động
(3) Mô hình Harry T Oshima.
Oshinia tranh luân như sau :
- Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng chỉ lúc thời vụ không căng thẳng
- Đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp
là không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển
Oshima đề nghị :
- Trong giai đoạn 1 : đầu tư cho nông nghiệp phát
triển theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất thu hút lao động tại nông nghiệp không cần dịch chuyển qua khu vực công nghiệp
Hướng này phù hợp vì đòi hỏi vôn không lớn, trình
độ kỹ thuật nông nghiệp không cao và không đòi hỏi đầu
tư lớn như đầu tư cho công nghiệp
Nông nghiệp mở rộng sản lượng và xuât khẩu tạo ngoại tệ nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
Trang 3536 Ch 1 : LÝ THUYẾT TÀNG TRƯỞNG KINH TỂ
Kết thúc giai đoạn 1 : thê hiện chủng loại nône sản
đa dạng với quy mô lớn, đòi hỏi chế biến nông sản với
quy mô lớn
- Giai đoạn 2 : đồng thời đầu tư phát triển theo chiều
rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng
công nghệ sinh học, sản xuất theo quy mô lớn (trang trại)
nhằm mở rộng quy mô sản lượng Phát triển công nghiệp
chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp
và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động
Như vậy, phát triển nông nghiệp tạo điều kiện để mở
rộng thị trường công nghiệp, tăng thêm quy mô sản xuất
công nghiệp và nhu cầu về các hoạt động dịch vụ
việc làm lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động
- Giai đoạn 3 : Phát triển các ngành kinh tê theo
chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động
Sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ của giai đoạn 2 làm cho hiện tượng thiếu lao
động ngày càng phổ biến Do đó :
Trang 36Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 37
- Trong nông nghiệp đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng
dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh năng suất lao
động Nông nghiệp có thể giảm sô" lao động chuyển sang
khu vực công nghiệp mà không ảnh hưởng đến tổng sản
phẩm nông nghiệp
- Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay
thế sản phẩm nhập khẩu và chuyển dịch hướng về xuâ"t
khẩu Ngành công nghiệp thâm dụng lao động thu hẹp
và ngành công nghiệp thâm dụng vốn sẽ mở rộng để
nâng sức cạnh tranh và giảm nhu cầu lao động
Domar, ỉ 940).
a Luận điểm cơ bản :
Harrod - Domar tranh luận rằng nguồn gốc của tăng
trưởng kinh tế chính là lượng vôn sản xuất tăng thêm có
được từ đầu tư và tiết kiệm của quôc gia
(I) Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kỳ đơn
vị kinh tế nào hoặc toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào
tổng sô vốn sản xuất (K), ((K) chính là giá trị tài sản
quốc gia trực tiếp dùng vào sản xuất được gọi là quy mô
vốn sản xuất hoặc vốn dự trữ hoặc lượng tư bản).
Trang 3738 Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Sự thay đổi của quy mô vốn sản xuất (AK) sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia hoặc đầu
ra (AY) Hệ sô xác định môi quan hệ tỷ lệ giữa sự thay
đổi vốn với đầu ra được gọi là ICOR (Hệ số gia tăng vôn - đầu ra, Incremental capital output ratio).
I : Tổng vốn đầu tư quốc gia
(3) Vốn đầu tư quốc gia có nguồn gốc từ tiết kiệm.Tiết kiệm là phần giành lại từ đầu ra hoặc tổng sản lượng quốc gia, nên tỷ lệ tiết kiệm (s) sẽ là :
„ _ s
s = —
Y
Trang 38Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRUỒNG KINH TẾ 39
Trong đó : s là tổng mức tiết kiệm quốc gia
(4) Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, do đó :
Từ phương trình (8) cho thấy :
Tốc độ tăng trưởng đầu ra phụ thuộc vào ( 1) tỷ lệ tiết kiệm (s) (hay tỷ lệ đầu tư); hoặc (2) Hệ sô gia tăng vôn - đầu ra (ICOR); hoặc phụ thuộc vào cả 2 yếu tô" trên
Nói cách khác, tăng trưởng GDP có quan hệ dương với tỷ lệ tiết kiệm và quan hệ nghịch với ICOR
Trang 3940 Ch 1 :LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
b ứng dụng trong hoạch định chính sách kinh t ế :
(1) Để đẩy nhanh tăng trưởng cần tăng tiết kiệm để gia tăng đầu tư Nhưng nếu GDP/người thấp, thì khó mà
nâng cao tỷ lệ tiết kiệm Đây là trở ngại của nhiều quốc
gia có thu nhập thấp Hướng khắc phục chính là thu hút
thêm nguồn đầu tư nước ngoài
(2) Công thức tăng trưởng cho thấy để đẩy nhanh tăng trưởng cần giảm hệ số ICOR, nhưng điều này thường
khó khăn cho các nước đang phát triển vì xu hướng ICOR
ngày càng tăng theo giai đoạn phát triển kinh tế ngày
càng cao Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thây đối
với các nước đang phát triển, trung bình chung ICOR = 3, đối với các nước phát triển hệ sô" này là 5 Lý do ICOR
tăng dần là do năng suất suất biên của vốn sản xuất giảm
dần Đây cũng là mặt hạn chế mà mô hình Harrod Domar
chưa đề cập đến
(3) Từ các phương trình của mô hình ta có thể rút ra
nhiều ứng dụng tính toán để phục vụ cho công tác kẽ
hoạch hóa, như ứng dụng để dự tính tốc độ tăng trưởng
sản lượng quốc gia (gv), vốn đầu tư nền kinh tế trong
một giai đoạn (I), tỉ lệ đầu tư (s), quy mô GDP (Y)
Trang 40Ch 1 : LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ 41
2.4 Mô hình ROBERT SOLOW (1956).
a Luận điểm cơ bản :
- Việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn
- Một nền kinh tê có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, thì nền kinh tê đó sẽ có mức sản lượng cao hơn (GDP) nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn
(1) Tăng vốn sản xuât không ảnh hưởng tăng trưởng kinh tê trong dài hạn.
Khi vốn sản xuất (K) thay đổi, sản lượng quốc gia (Y) sẽ thay đổi
Đặt N : Tổng sô lao động đang làm việc
(công nhân)
N = L (1 - tỷ lệ thất nghiệp)