Lý thuyết cất cánh

Một phần của tài liệu Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn (Trang 114 - 119)

LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN

II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Lý thuyết cất cánh

Lý thuyết "cât cánh" (The take off) của Waet Walt Rostow, một nhà lịch sử kinh tế người Mỹ với tác phẩm nổi tiếng "những giai đoạn tăng trưởng kinh tê". Rostow đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về các giai đoạn phát triển của quá trình nhát triển kinh tế hiện đại.

116 Ch. 3 : LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN k in h t ể

Rostow chia quá trình phát triển kinh tê thành 5 giai đoạn.

- Giai đoạn "xã hội truyền thông" (The traditional Society) :

Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là : ngành nông nghiệp giữ vai trò thông trị trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng quốc gia. Những biểu hiện cơ bản là năng suất lao động thấp, cơ sở vật chất - trình độ công nghệ thấp kém, sự hoạt động của nền kinh tế chưa đa dạng. Cơ câu ngành kinh tế của giai đoạn này là cơ cấu nông nhiệp thuần túy.

- Giai đoạn "chuẩn bị cất cánh" (Precondition for the take off) :

Được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thông và cất cánh với nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để cất cánh. Các ngành khác nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, ngoại thương đưực phát triển.

Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là : tồn tại song song cả khu vực kinh tế truyền thông và khu vực kinh tê hiện đại (công nghiệp và mở rộng thị trường xuất khẩu), đồng thời cũng xuất hiện tầng lớp chủ các doanh nghiệp. Cơ

Ch. 3 : LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN k in h t ế 117

câu ngành kinh tế của giai đoạn này là cơ câu nông - công nghiệp.

- Giai đoạn "cất cánh" (Take off) :

Đây là giai đoạn trung tâm trong sự phân tích các giai đoạn phát triển của Rostow. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là : nền kinh tê xuất hiện các ngành kinh tế mũi nhọn có tác động thúc đẩy nhanh tăng trưởng nền kinh tế thông qua tác động dây chuyền làm các ngành kinh tế khác phát triển theo. Tầng lớp chủ doanh nghiệp cổ khả năng thay đổi phương pháp sản xuất và ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh. Tỷ lệ đầu tư trong giai đoạn này ở mức ít nhất chiếm 10% của GDP. Cơ cấu ngành kinh tê của giai đoạn này là cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ.

Theo Rostow, giai đoạn này kéo dài khoảng 20 - 30 năm.

- Giai đoạn "trưởng thành" (The drive to technological maturity) :

Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là : các ngành công nghiệp nặng hiện đại chủ yếu như luyện kim, hóa chất, điện phát huy tác dụng. Tỷ lệ đầu tư trong giai đoạn này lên tới 20%. Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh, sự

118 Ch. 3 :LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN k in h t ế

phát triển kinh tê trong nước hòa nhập vào thị trường quốc tế. Cơ cấu kinh tế - xã hội có sự biến đổi theo hướng phát triển toàn diện, đời sông vật chất và tinh thần người dân được nâng cao. Các chủ doanh nghiệp tham gia vào quản lý nhà nước và phát triển kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn này là cơ cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Theo Rostow, giai đoạn này kéo dài khoảng 60 năm.

- Giai đoạn "tiêu dùng cao" (The age of high mass consumptỉon) :

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển khi mà đại đa số’ dân chúng thỏa mãn những nhu cầu cần thiết. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này thể hiện trên 3 khía cạnh : (1) thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh dẫn đến gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cao cấp; (2) cơ cấu lao động thay đổi, tăng tỷ lệ dăn số đô thị và lao động có trình độ chuyên môn cao; (3) các chính sách kinh tế hướng vào nâng cao phúc lợi xã hội.

Theo Rostow, đây là giai đoạn dài nhất, ngay cả nước Mỹ cũng cần khoảng 100 năm để chuyển từ giai đoạn trưởng thành tới giai đoạn cuối cùng này. Cơ cấu ngành kinh tê của giai đoạn này là cơ cấu công nghiệp và dịch vụ.

Trong các giai đoạn phát đoạn cất cánh được Rostow coi là giai đoạn then chốt nhất. Để chuyển qua giai đoạn này cần phải qua giai đoạn chuẩn bị cất cánh.Theo Rostow, điều để giai đoạn cánh

xuất hiện như sau :

1. Tỷ lệ đầu tư trong tổng sản phẩm quốc gia phải trên 20%.

2. Phải có ngành công nghiệp mũi nhọn tạo nên tác động dây chuyền phát triển các ngành công nghiệp khác.

3. Phải có một thể chế chính trị - xã hội phù hợp đảm bảo thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển khu vực kinh tế hiện đại, mở rộng kinh tế đôi ngoại và huy động mạnh mẽ các

nguồn von trong nước.

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CẤT CÁNH :

(1) . Các điều kiện để xuất hiện giai đoạn cất cánh có ý nghĩa quan trọng cho việc hoạch định chính sách

của các nước đang phát triển : tăng tỷ lệ đầu tư, hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn và cải cách hệ thông' thể chế.

(2) . Cho thây được nguyên nhân chủ yếu mà các nước nghèo rất khó khăn để vươn tới giai đoạn cất cánh, đó

Ch. 3 :THUYẾT PHÁT TRlỂN k in h tể 119

120 Ch. 3 :LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ

là : (1) nguồn vốn huy động trong nước thường rất thấp, còn vốn huy động nước ngoài lại quá ít; (2) năng lực bộ máy quản lý kinh tê yếu kém, thể chê tạo ra sự quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sử dụng hiệu quả đầu tư thấp.

Một phần của tài liệu Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(383 trang)