Nhóm chỉ tiêu phản ánh thay đổi cơ câu kinh tế

Một phần của tài liệu Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn (Trang 102 - 108)

LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN

II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thay đổi cơ câu kinh tế

Thay đổi cơ cấu kinh tế được thể hiện trên các mặt : cơ câu GDP theo các ngành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngoại thương và cơ cấu vùng kinh tế.

- Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế :

Cơ câu này thể hiện vai trò của mỗi ngành kinh tê trong hệ thông kinh tế quốc dân. Để phản ánh tầm quan trọng của từng ngành, chỉ tiêu được sử dụng : trọng giá trị đóng góp của các ngành trong GDP.

Sự thay đổi cơ câu ngành kinh tế gắn với quá trình phát triển kinh tê qua thời gian phải theo xu hướng : tỷ

104 Ch. 3 : LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN k in h t ể

trọng đóng góp của nông nghiệp giảm dần, các tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần.

Bảng 3.2 cho thấy sự thay đổi cơ cấu GDP đôi với các nước trên thế giới có những khía cạnh đáng lưu ý sau :

1) . Theo nhóm nước, khi thu nhập càng cao thì tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp càng thấp trong

khi khu vực công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng đóng góp trong GDP càng cao, và đặc biệt là khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

2) . Sự thay đổi cơ cấu GDP của Việt Nam theo hướng chuyển dịch từ nền kinh tê nông nghiệp truyền thống

sang nền kinh tê công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên so với các nước có thu nhập trung bình, Việt Nam có tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp.

Bảng 3.2 : Cơ cấu GDP của m ột sô nước, 2003 (%).

TT Tên nước Nông

nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ 1 Theo nhóm nước

1 T h u n h ậ p ca o 2 27 71

Ch. 3 :- ý THUYẾT PHÁT TRIỂN k in h t ể 105

2 T iu i n h ậ p trung bình 11 38 51

3 T iu i n h ậ p thấp 25 25 50

II Việt: Nam

N ám 2003 10 53 37

Nãrm 1980 50 23 27

N g u ồ n : B á o c á o phát triể n th ế giới, 20 0 5 và A D B , 2 0 0 0 .

- Cttf cấu lao động :

C(f cấu lao động nền kinh tế cũng thể hiện tầm quan trọng củia từng ngành kinh tê trong việc sử dụng nguồn lao dộng xã hội. Để phản ánh tầm quan trọng của từng ngành, chỉ tiêu được sử dụng : trọng lao động đóng góp của các ngành trong tổng lao động đang làm việc của nền kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu lao động của nền kinh tế gắn với quá trình phát triển kinh tê qua thời gian phải the 0 xu hướng : tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp giảm dần; các tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần.

106 Ch. 3 : LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN k in h t ể

Bảng 3.3 : Cơ cấu iao động của Việt Nam (%).

Năm Cơ cấu lao động (%)

NN CN-XD DV Tổng Sỏ'

2 0 0 2 61 16 23 100

2 0 0 5 56 20 24 100

2 0 1 0 49 24 27 100

N g u ồ n : V ă n kiệ n Đ H Đ ả n g IX, N X B C hính trị q u ố c gia , 2 0 0 1 .

Bảng 3.3 cho thấy sự thay đổi cơ câu lao động Việt Nam trong thời gian qua và xu hướng dự kiến chuyển dịch theo hướng tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp giảm dần còn tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng.

- Cơ cấu hoạt động ngoại thương :

Tất cả các nước dù cho nhóm nước thu nhập cao hay thấp đều tham gia đáng kể vào thương mại quốc tế. Các nước đang phát triển thường tham gia xuất khẩu chu yếu là sản phẩm thô của khu vực nông nghiệp hoặc nguyên liệu thô từ khu vực công nghiệp với giá trị thâp, nhưng lại nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa đã qua chê biến, hàng hóa lâu bền và công nghệ với giá trị cao từ

Ch. 3 : LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN k in h t ể 107

các nước phát triển. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, các nước đang phát triển ngày càng mở rộng tham gia xuât và nhập khẩu, điều này thể hiện "trình độ mở" (Open Level) của quốc gia. Để phản ánh "trình độ mở", chỉ tiêu được sử dụng : tỷ trọng giá trị xuất khẩu hay nhập khẩu so với GDP.

Sự thay đổi mức độ mở cửa của nền kinh tế đốì với thị trường thế giới.

Ọua thời gian phải theo xu hướng : tỷ trọng giá trị xuất khẩu hay nhập khẩu so với GDP ngày càng tăng.

Bảng 3.4 . Trình độ mỏ cửa của Việt Nam (%).

C hỉ tiê u 2003 2010

X u ấ t khẩu (tỷ U S D ) 20 40

G D P (tỷ U S D ) 40 60

X K /G D P ( % ) 50 6 6 .7

N g u ồ n :V ă n kiệ n Đ H Đ IX, N X B C hín h trị q u ố c gia , 2 0 0 1 . Bộ T à i ch ín h , 2 0 0 3 .

Bảng 3.4 cho thấy sự thay đổi "trình độ mở" của Việt Nam trong thời gian qua và xu hướng dự kiến chuyển dịch theo hướng "trình độ mở" ngày càng cao.

108 Ch. 3 : LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TỂ

- Cơ cấu vùng kinh tế :

Cơ cấu vùng kinh tế có thể xem xét dưới góc độ vùng thành thị và vùng nông thôn, mỗi vùng chứa đựng tỉ trọng dân số khác nhau và được thay đổi theo trình độ phát triển. Thực tế trên thế giới trong những năm cuôi của thập niên 90 cho thây, ở các nước đang phát triển có tỷ trọng dân số’ vùng nông thôn chiếm từ 65% đến 72%, trong khi ở các nước phát triển có hiện tượng ngược lại, tỷ trọng dân sô" thành thị khoảng 80%. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tê của các nước đang phát triển còn xuất hiện một xu hướng khá phổ biến là có một luồng di dân từ nông thôn ra thành thị do tác động của tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Do đó, để phản ánh cơ câu vùng kinh tế gắn với sự hiện hữu của dân sô", chỉ tiêu được sử dụng đê đánh giá : độ tăng trưởng của dân sô thành thị so với tốc độ tăng trưởng dân số tự

Xu hướng thay đổi phải thể hiện : tốc độ tăng trưởng dân số thành thị nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên.

Ch. 3 : LÝ THUYẾT PHÁT TRlỂN k in h t ể 109

Bảng 3.5 : Tốc độ tăng trưởng của dân s ố thành th ị và dãn số tự nhiên theo nhóm nước từ 1980 - 2000 (%).

TT Nhóm nước Tăng trưởng

DS tự nhiên

Tăng trưởng DS thành thị

1 Cac nước thu nhập th ấ p 2 3 ,9

2 Các nước thu nhập tru n g bình 1,7 2,8

3 Các nước thu nhập cao 0 ,6 0,8

4 V ệ t N am 1,7 2 ,5

N g ư ồ m ' B áo c á o p h á t triể n th ế giới, 2 0 0 5 . V N từ 1 9 9 0 - 2 0 0 3 .

Bảng 3.5 cho thây rằng, đôi với các nước thu nhập thấp vì trung bình, tốc độ tăng trưởng dân sô vùng thành thị c;ac hơn nhiều so với dân sô tự nhiên. Trong khi đó, các nước thu nhập cao, tốc độ tăng trưởng dân số vùng thànlh :hị không khác biệt lắm so với dân sô tự nhiên. Ở Viột Nam cho thây trong khi tốc độ tăng trưởng dân sô tự nhiên là 1,7% thì tốc độ tăng trưởng dân sô thành thị là 2,5ƠC.

Một phần của tài liệu Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(383 trang)