NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TỂ

Một phần của tài liệu Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn (Trang 158 - 163)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHÁT TRIỂN KINH TỂ

III. NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TỂ

1. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên là những sản phẩm của tự nhiên mà con người có thể khai thác, chê biến để tạo ra sản phẩm vật chất.

Nguồn tài nguyên thicn nhiên có một số đặc điểm chủ yếu sau :

(1). Sự phân bô nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) không đồng đều giữa các vùng khác nhau trên trái đất

160 Ch. 4 : CÁC NGUỒN L ự c PHÁT TRIỂN KINH TẾ

tạo nên sự ưu đãi về tự nhiên cho từng vùng lãnh thổ khác nhau.

Chẳng hạn như Nga, Mỹ, các nước Trung Đông có những mỏ dầu lớn nhất thế giới hoặc ở lưu vực sông Amazon là những khu rừng nguyên thủy rất lớn được coi là lá phổi của thế giới, là nguồn tài nguyên vô giá.

(2) . Đa sô" tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều hình thành trải qua một quá trình lâu

dài. Những khu rừng nhiệt đới đang phát triển trên thê giới cần khoảng thời gian từ 50 - 100 năm để cho cây trưởng thành. Có được dầu mỏ và khí đốt ở các mỏ dầu cần khoảng 10 - 100 triệu năm cho các quá trình biến đổi về địa lý.

(3) . Quy mô của nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định qua trữ lượng thăm dò và trữ lượng khai thác.

Tuy nhiên, phần đóng góp của tài nguyên thiên nhiên vào tổng sản lượng quốc gia được xác định qua khả nùng khai thác hàng năm và được tích lũy vào vốn sản xuất chỉ khi tài nguyên đó được khai thác. Chẳng hạn, nguồn than ở Việt Nam có trữ lượng thăm dò là 3,6 tỷ tân và trữ lượng khai thác là 2 tỷ tân. Tuy nhiên khả năng khai thác hàng năm từ 5 đến 6 triệu tân.

Ch. 4 : CÁC NGUỒN L ự c PHÁT TRlỂN k i n h t ể 161

(4). Quá trình sinh trưởng phát triển của TNTN gắn với môi trường tự nhiên, chúng tạo nên sự cân bằng trong thiên nhiên. Do tài nguyên thiên nhiên là sản phẩm của tự nhiên nên khi con người khai thác tức là lây đi sản phẩm của tự nhiên, nếu khai thác không phù hợp với quy luật của tự nhiên sẽ làm cạn kiệt tài nguyên, làm biến đổi bất lợi cho môi trường.

Qua các đặc điểm trên cho thây đặc điểm cơ bản của TNTN là tính quý - hiếm. Để thấy rõ hơn tính quý - hiếm, cần phân loại nguồn TNTN. Có nhiều cách phân loại khác nhau, ở đây chỉ đề cập đến phân loại nguồn TNTN theo khả năng tái sinh nhằm khai thác hợp lý cho từng loại.

Nguồn TNTN được chia làm 3 loại :

(1). Tài nguyên không có tái sinh : bao gồm những tài nguyên có quy mô giới hạn như đất đai và những tài nguyên mà khi khai thác sử dụng sẽ cạn dần như các loại khoáng sản, dầu khí.

Nhận thức được vấn đề này để có kế hoạch bảo vệ, khai thác sao cho hiệu quả, tránh lãng phí TNTN.

162 Ch. 4 :CÁC NGUỒN Lực PHÁT TRIỂN KINH TỂ

(2) . Tài nguyên có khả năng sinh thông qua tác

động của con người :bao gồm tài nguyên rừng và các loại động thực vật trên cạn, dưới nước.

Những loại tài nguyên này sau khi khai thác chúng có thể tái sinh lại nếu có các biện pháp khai thác hợp lý và chính sách bảo vệ thích hợp. Còn nếu khai thác quá khả năng tái sinh sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, và giảm khả năng đa dạng sinh vật.

Do đó, đôi với những tài nguyên này cần kết hợp chặt chẽ giữa khả năng khai thác và khả năng tái sinh để tránh sự cạn kiệt. Nhiều nước đang phát triển thường khai thác tối đa TNTN ở giai đoạn đầu để phục vụ cho phát triển kinh tế nhưng lại xem nhẹ việc bảo vệ khả năng tái sinh của chúng.

(3) . Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong

thiên nhiên :bao gồm các loại tài nguyên khi sử dụng qua nhiều thế hệ vẫn vô tận, như nguồn năng lượng mặt

trời, nước biển, thủy triều, sức gió, không khí...

Đây là nguồn tài nguyên tự tái tạo vô tận, nên cần mở rộng việc tận dụng nguồn tài nguyên này. Trong tương lai, đây cũng sẽ là các nguồn TNTN được sử dụng ngày càng phổ biến hơn khi mà tài nguyên không tái sinh cạn

Ch. 4 ; CÁC NGUỒN Lực PHÁT TRIEN k in h t ể 163

dần đi, do đó cũng cần có chính sách đầu tư thích hợp cho việc nghiên cứu ứng dụng để khai thác chúng.

2. Vai trò của TNTN vổi phát triển kinh tế.

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng với phái triển kinh tế, được thể hiện trên các mặt sau :

(1). TNTN là yếu tô" tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế.

Với quy mô lớn của các nguồn TNTN sẽ làm cơ sở cho sự phát triển một sô" ngành như chê" biến lâm sản, thủy sản, ngành dầu khí, lọc hóa dầu có thể mở rộng phát triển từ nguồn đầu vào có sẩn trong nước.

(2). TNTN là yếu tô" quan trọng cho quá trình tích lũy vốn.

Việc tích lũy vô"n của hầu hết các nước đòi hỏi trải qua một quá trình lâu dài, có liên quan tới tiết kiệm trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, có những nước được thiên nhiên ưu đãi về TNTN với trữ lượng lớn và đa dạng nên nhanh chóng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, tăng thu nhập ngoại tệ, tạo tích lũy vốn nhờ vào khai thác xuât khẩu các nguồn này.

164 Ch. 4 :CÁC NGUỒN Lực PHÁT TRIỂN KINH TẾ

(3). TNTN là yếu tô" quan trọng cho sự phát triển Ổn định của nền kinh tế.

Nguồn TNTN còn là cơ sở cho sự phát triển ổn định của nhiều ngành kinh tế khác có liên quan từ nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu nội địa. Nếu một quốc gia được ưu đãi về TNTN sẽ tạo điều kiện cung cấp ổn định nhiên liệu, nguyên liệu cho các ngành kinh tế, để không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài. Thuận lợi này chỉ có ở nước dồi dào về tài nguyên, còn nước nhập khẩu về tài nguyên thường chính phủ phải quản lý về giá để tranh tác động xâu đến các ngành kinh tế.

3. Thước đo đánh giá lợi ích mang lại từ khai thác

Một phần của tài liệu Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn (Trang 158 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(383 trang)