Giúp SV có được kiến thức về: Các quan niệm, khái niệm về giá trị, các nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá tài sản.. Phân loại tài sản trong thẩm định giá - Quyền tài sản là quyền trị
Trang 1Môn học: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Trang 2Nội dung môn học
Chương 1: Tổng quan về thẩm định giá tài sản
Chương 2: Các nguyên tắc và phương pháp thẩm định giá tài sản
Chương 3: Quy trình thẩm định giá
Chương 4: Thẩm định giá Bất động sản
Chương 5: Thẩm định giá Máy móc thiết bị
Chương 6: Thẩm định giá trị Doanh nghiệp
Trang 3Giúp SV có được kiến thức về:
Các quan niệm, khái niệm về giá trị, các nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá tài sản.
Quy trình thẩm định giá tài sản.
Các vấn đề cơ bản về bất động sản, máy móc thiết bị và doanh nghiệp
Các phương pháp định giá bất động sản, máy móc thiết bị và doanh nghiệp
Hiểu biết về các tiêu chuẩn thẩm định giá đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam
Mục tiêu môn học
Trang 4Tài liệu môn học
Slide bài giảng, Ví dụ và HT bài tập của Th.s
Phạm Tiến Đạt – khoa TC- Học viện Ngân hàng.
TS Nguyễn Minh Hoàng, Định giá tài sản, NXB
Tài chính năm 2011
TS Vũ Minh Đức, Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm
định giá, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2011.
Nguyên lý thẩm định giá của TS Hay Sinh & Trần
Bích Vân năm 2011
Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Trang 5Tài liệu tham khảo bắt buộc
• Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn
Trang 6Văn bản pháp lý hiện hành lên quan trực tiếp đến
TĐG
- Các tiêu chuẩn thẩm định giá được quy định tại thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2015 của bộ tài chính; thông tư 126/2015/TT-BTC ngày 20 tháng 08 năm
2015 của bộ tài chính; thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày
27 tháng 10 năm 2014 của bộ tài chính
- Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá
- Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014
quy định về khung giá đất
Trang 7Chương 1:
Tổng quan về thẩm định giá tài sản
Trang 81 Khái niệm tài sản
2 Phân loại tài sản trong thẩm định giá
3 Khái niệm thẩm định giá tài sản
4 Vai trò, mục đích thẩm định giá tài sản
5 Một số khái niệm liên quan đến giá trị tài sản
6 Xác định và nhận diện tài sản hợp pháp (TNC)
7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản
Nội dung
Trang 9Tài sản là gì???
Trang 10Đâu là tài sản?
d Hòn đảo hoang e Thương hiệu f Ý tưởng
Trang 11- Theo Viện Ngôn ngữ học: tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu
- Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: tài sản là
nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, là kết quả của những hđ trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kt trong tương lai có thể dự kiến trước
Như vậy: tài sản là bất cứ thứ gì có thể đem lại
sự hữu ích cho người sở hữu
1.1 Khái niệm tài sản
Trang 12Đặc điểm của tài sản
Hình thức tồn tại: Hữu hình hoặc vô hình
Thuộc chủ thể nhất định
Lợi ích mang lại cho chủ thể
Trang 13Đâu là tài sản?
d Hòn đảo hoang e Thương hiệu f Ý tưởng
Trang 141.2 Phân loại tài sản
Hình thái biểu hiện
Kh năng ả
d ch chuy n ị ể
Trang 151.2 Phân loại tài sản
Đối tượng thẩm định giá
BĐS
Động sản
Doanh nghiệp Quyền
tài sản
Trang 161.2 Phân loại tài sản trong thẩm định giá
Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
Các tài sản khác do pháp luật quy định
Trang 171.2 Phân loại tài sản trong thẩm định giá
1.2.2.Động sản
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản
Động sản có đặc điểm là không gắn cố định với một
không gian, vị trí nhất định và có thể di, dời được như: máy, thiết bị, phương tiện vận chuyển, dây chuyền công nghệ
Trang 181.2 Phân loại tài sản trong thẩm định giá
thự
Dây chuyền,Máy móc
Cổ vật Đất đai Doanh
nghiệp
Trang 201.2 Phân loại tài sản trong thẩm định giá
1.2.3 Doanh nghiệp
- Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinhh doanh theo quy định của pháp luật
Trang 211.2.4 Các quyền tài sản
1.2 Phân loại tài sản trong thẩm định giá
- Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ
- Quyền tài sản là một khái niệm pháp lý, nó bao gồm tất cả các quyền lợi và lợi ích liên quan tới quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng mà người chủ sở hữu/sử dụng tài sản được hưởng một các hợp pháp.
- Quyền sở hữu tài sản là một nhóm những quyền năng mà mỗi
quyền năng có thể tách rời với quyền sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
Trang 221.2.4 Các quyền tài sản
- Quyền tài sản là tài sản vô hình
- Cùng một tài sản, quyền năng khác nhau thì giá trị khác nhau
- Càng nhiều quyền năng thì khả năng thu được lợi ích
từ tài sản càng cao và giá trị tài sản càng cao
- Giá trị tài sản mà người chủ có quyền sở hữu là cao
nhất
1.2 Phân loại tài sản trong thẩm định giá
Trang 23Ngôi nhà này trị giá bao nhiêu tiền?
Trang 241.3 Khái niệm thẩm định giá
Thẩm định giá là việc Ước tính bằng tiền với
độ tin cậy cao nhất về lợi ích mà tài sản có thể mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định
Trang 251.3 Khái niệm thẩm định giá
* Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước
tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”
* Theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm
2002 của Việt Nam, trong thẩm định giá được định
nghĩa như sau:
Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại
giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa
điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế
Trang 26Câu hỏi Đặc trưng cơ bản của việc thẩm định giá:
a) Là công việc xác định giá trị của tài sản.
b) Là công việc xem xét công dụng của tài sản.
c) Là công việc ước tính giá trị của tài sản tại thời điểm
thẩm định giá.
d) Là công việc đo lường giá trị của tài sản.
Trang 271.3 Khái niệm thẩm định giá
Đặc điểm cơ bản của thẩm định giá tài sản trong nền kinh tế thị
trường là:
+ Là sự ước tính giá trị tài sản tại thời điểm đánh giá;
+ Biểu hiện dưới hình thái tiền tê;
+ Trong một thị trường nhất định với những điều kiện nhất định
+ Thời điểm cụ thể;
+ Theo yêu cầu, mục đích nhất định;
+ Tuân thủ theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực và phương pháp nhất định.
Trang 28Sự hình thành và phát triển thẩm định giá
Trên thế giới:
Xuất hiện từ những năm 1940.
Đến năm 1970, thế giới bắt đầu xu thế toàn cầu hóa, kiến thức và nghiệp vụ
thẩm định giá được hoàn thiện và trở
thành tiêu chuẩn quốc tế.
Hiệp hội thẩm định giá ASEAN (AVA)
thành lập 1981
Tổ chức thẩm định giá quốc tế (IVSC), thành lập 1981
Trang 29Sự hình thành và phát triển thẩm định giá Việt Nam:
- Trước năm 1991
- Sau năm 1991
Trang 30Bản chất, mục đích định giá và thẩm định giá
Nguyên tắc Phương pháp định giá, thẩm định giá
Chủ thể thực hiện
1.3.3 Phân biệt giữa thẩm định giá và định giá
Trang 311.4 Vai trò, mục đích thẩm định giá tài sản
1.4.1 Vai trò thẩm định giá tài sản
Là công cụ cơ bản trong quản lý giá cả của Nhà nước
Giúp các chủ thể tài sản và các bên có liên quan ra
quyết định
Kích thích thị trường bất động sản, thị trường tài chính
Góp phần làm minh bạch thị trường , thúc đẩy sự phát triển thị trường tài sản
Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới
Trang 321.4.2 Mục đích thẩm định giá tài sản
• Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
• Tài chính và tín dụng
• Xác định số tiền cho thuê theo hợp đồng
• Phát triển tài sản và đầu tư
• Xác định giá trị tài sản trong doanh nghiệp
• Nhu cầu pháp lý
1.4 Vai trò, mục đích thẩm định giá tài sản
Trang 331.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản1.5.1 Khái niệm quyền tài sản
Quyền sử
dụng Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
Quyền chiếm
hữu Quyền chiếm giữ, quản lý tài sản của chủ sở hữu Chủ sở hữu có thể tự mình
chiếm giữ hoặc chuyển cho người khác chiếm giữ như ủy quyền quản lý tài sản, cho thuê, cho mượn
Quyền định
đoạt Quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho
người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó
Trang 341.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản
• 1/ Cá nhân A thuê cửa hàng của ông B
• 2/ Cá nhân A mua chiếc xe lead của doanh nghiệp B
• 3/ Ngân hàng nhận tiền gửi của người gửi tiền và cho vay
• 4/ Ông A nhặt đươc 100 triệu
Các tình huống
Trang 351.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản1.5.2 Giá cả, giá trị, chi phí
a Giá trị tài sản
Giá trị tài sản là biểu hiện bằng tiền
về những lợi ích mà tài sản mang
lại cho chủ thể tại một thời điểm
nhất định
“Giá trị tài sản là số tiền ước tính của
hàng hóa và dịch vụ tại một thời điểm
nhất định” – theo IVSC- Ủy ban tiêu
chuẩn thẩm định giá quốc tế
Trang 361.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản
Giá trị tài sản
+ Được đo bằng đơn vị tiền tệ
+ Được xác định cho một thời điểm
+ Gắn liền với chủ thể
+ Chịu sự tác động của 2 nhóm nhân tố: công dụng hữu ích vốn có của tài sản và khả năng của chủ thể trong
việc khai thác các công dụng đó
+ Tiêu chuẩn đánh giá là lợi ích tài sản mang lại
Trang 37• Giá cả là gì?
- Theo kinh tế chính trị: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị
- Theo kinh tế học: giá cả được xác định bằng tiền, hình
thành trong quan hệ mua bán, là sự gặp gỡ giữa cung và cầu
- Theo IVSC: “Giá cả” là số tiền được yêu cầu, được đưa
ra hoặc được trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất
định
1.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản
Trang 381.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản
• Đặc điểm của giá cả
- Giá cả có thể được công bố rộng rãi hoặc được giữ bí mật
- Tùy thuộc vào cung cầu, giá cả có thể chênh lệch rất lớn so với giá trị của hàng hóa
- Phản ánh giá trị tương đối của hàng hóa và dịch vụ mà người mua, người bán quan tâm
Trang 391.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản
• Chi phí
- Theo IVSC: chi phí là mức giá được trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc là số tiền cần có để tạo ra hoặc để sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Góc độ doanh nghiệp, chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền hao phí về lao động và vật tư mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định.
Trang 401.5 Một số khái niệm liên quan đến
không bị ép buộc
Trang 41Hãy kể các tình huống được coi là
ép mua và ép bán
mà em biết?
Trang 43Một số trường hợp ép mua
+ Phải trả mức giá cao giả tạo vì không có sự lựa chọn thay thế nào khác như mua BĐS liền kề.
+ Mua lại của người đồng sở hữu.
+ Người mua bị ảnh hưởng bởi lý do gia đình hoặc các lý do về tình cảm.
Trang 441.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản
1.5.4 Giá trị thị trường và giá trị phi thị trường
Giá trị phi thị trường
Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính của một tài sản dựa trên việc đánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thể mua bán tài sản trên thị trường
Trang 45Một số loại giá trị phi thị trường
Giá trị đang sử dụng Giá trị đầu tưGiá trị doanh nghiệp Giá trị tính thuế
Giá trị tài sản bắt buộc phải bán
1.5 Một số khái niệm liên quan đến
giá trị tài sản
1.5.4 Giá trị thị trường và giá trị phi thị trường
Trang 461.6 Xác định và nhận diện tài
sản hợp pháp1.6.1 Bất động sản
1.6.2 Động sản
Trang 471.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản
Trang 48• Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
• Tài chính và tín dụng
• Xác định số tiền cho thuê theo hợp đồng
• Phát triển tài sản và đầu tư
• Xác định giá trị tài sản trong doanh
Trang 49Bạn quan tâm đến điều gì khi mua nhà?
Trang 50a Các yếu tố mang tính vật chất.
- Là những thuộc tính thể hiện các thuộc tính hữu dụng
tự nhiên, vốn có mà tài sản có thể mang lại cho người
sử dụng: vị trí, diện tích, kích thước…
- Thuộc tính hữu dụng càng cao thì giá trị tài sản càng lớn
- Quan điểm về giá trị của khách hàng
1.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản1.7.2 Các yếu tố khách quan
Trang 511.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản1.7.2 Các yếu tố khách quan
Đặc điểm của công trình xây dựng trên đất
Trang 521.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản1.7.2 Các yếu tố khách quan
b Các yếu tố về tình trạng pháp lý
- Tình trạng pháp lý của tài sản quy định quyền của con người đối với việc khai thác các thuộc tính của tài sản trong quá trình sử dụng
- Có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tài sản
- Quyền khai thác các thuộc tính càng rộng thì giá trị tài sản càng cao và ngược lại
Trang 531.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản1.7.2 Các yếu tố khách quan
Trước 10/12/2009 Từ 10/12/2009
Trang 541.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản1.7.2 Các yếu tố khách quan
Giá trị TS phụ thuộc vào quan hệ giữa cung và cầu.
Tài sản được đánh giá cao khi cung trở nên khan hiếm, nhu cầu và sức mua ngày càng cao và ngược lại
Đánh giá các yếu tố tác động đến cung và cầu và dự báo sự thay đổi của các yếu tố trong tương lai.
Nội dung
Sự ảnh hưởng
Yêu cầu với
TĐV
Yếu tố mang tính kinh tế
Trang 551.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản1.7.2 Các yếu tố khách quan
Sự ảnh hưởng: Tài sản được đánh giá cao khi nó phù hợp với tâp quán
dân cư, tâm lý tiêu dùng và ngược lại.
Yêu cầu đối với TĐV: Phải am hiểu về tập quán dân cư, khả năng phân
tích về yêu tố tâm lý trong một không gian văn hóa, nhằm xác minh giá cả của giao dịch chứng cớ là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.
Các yếu tố khác
Trang 56 Các KN liên quan đến GTTS Mục đích của TĐG
Trang 57Chương 2:
Các nguyên tắc và phương pháp
thẩm định giá tài sản
Trang 58• NT thu nhập tăng hoặc giảm
• NT phân phối thu nhập
Trang 592.1.1.Nguyên tắc Sử dụng tốt nhất và
hiệu quả nhất (SDTNVHQN)
• Cơ sở của nguyên tắc :
Con người luôn có xu hướng tìm cách khai thác tối đa lợi ích của tài sản có thể mang lại, nhằm bù đắp chi phí
bỏ ra
• Nội dung của nguyên tắc : mỗi tài sản có thể sử dụng
vào nhiều mục đích và đưa lại các lợi ích khác nhau, nhưng giá trị của tài sản được xác định hay thừa nhận trong điều kiện nó được SDTNVHQN
Trang 602.1.1.Nguyên tắc Sử dụng tốt nhất và
hiệu quả nhất
Một tài sản Sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất khi chúng được đạt trong những điều kiện tối thiểu sau:
- Bối cảnh tự nhiên: tài sản đươc sử dụng hoặc giả định
sử dụng trong điều kiện có thực, có độ tin cậy tại thời điểm ước tính giá trị tài sản
- Được phép về mặt pháp lý
- Đặt trong điều kiện khả thi về mặt tài chính
Trang 61- Tại một vị trí, nếu được xây dựng một căn nhà 20 tầng sẽ có hiệu quả nhất, nhưng chỉ được phép xây dựng 4 tầng Như vậy sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất trong trường hợp này như thế nào?
Trang 62Lựa chọn phương án nào???
Trang 63mặt tiền tại khu vực này
với những lô đất dt trên
40m
25m
Trang 642.1.2 Nguyên tắc thay thế
• Cơ sở của nguyên tắc:
Những người mua thận trọng sẽ không trả nhiều tiền hơn để mua một tài sản nào đó, nếu anh ta tốn ít tiền hơn nhưng vẫn có thể có một tài sản tương tự
• Nội dung của nguyên tắc:
Giới hạn cao nhất về giá trị của một tài sản không vượt quá chi phí để có một tài sản tương đương
Trang 652.1.2 Nguyên tắc thay thế
• Tuân thủ nguyên tắc:
- “Thay thế” là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng
Là cơ sở lý luận cơ bản để hình thành phương pháp
so sánh trực tiếp
- Thẩm định viên phải nắm được các thông tin về giá
cả hay chi phí sản xuất của tài sản tương tự, gần với thời điểm thẩm định
- Sử dụng trong hoạt động tư vấn về các cơ hội đầu
tư
Trang 662.1.3 Nguyên tắc dự kiến lợi ích
• Cơ sở của nguyên tắc:
Giá trị của một tài sản được quyết định bởi những lợi ích mà nó sẽ mang lại cho người sử dụng
• Nội dung của nguyên tắc:
Giá trị của một tài sản được quyết định bởi những lợi ích tương lai mà tài sản mang lại cho nhà đầu tư
Trang 672.1.3 Nguyên tắc dự kiến lợi ích
Trang 682.1.4 Nguyên tắc đóng góp
• Cơ sở của nguyên tắc:
Khi kết hợp với tài sản khác thì tổng giá trị của nó sẽ cao hơn tổng giá trị của các tài sản đơn lẻ
• Nội dung của nguyên tắc:
Giá trị của một tài sản hay một bộ phận cấu thành một tài sản phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nó sẽ làm cho giá trị của toàn bộ tài sản tăng lên hay giảm đi là bao nhiêu