1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng thiết kế bao bì ( combo full slides )

70 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ Án Thiết Kế Bao Bì
Thể loại Đồ án
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 5,6 MB

Nội dung

I. CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ II. CÁC CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ III. NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA THỰC PHẨM IV. VẬT LIỆU V. CÁC VẤN ĐỀ NGHI N CỨU KHI THIẾT KẾ BAO BÌ VI. C C TI U CHUẨN Đ NH GI VII. C C XU HƢỚNG THIẾT KẾ ĐƢƠNG ĐẠI VIII. C C C CH TRƢNG BÀY SẢN PHẨM IX. Y U CẦU BÀI TẬP X. TƢ LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

BAO BÌ

Trang 2

I CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ

II CÁC CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ

III NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA THỰC PHẨM

IV VẬT LIỆU

V CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHI THIẾT KẾ BAO BÌ

VI CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

VII CÁC XU HƯỚNG THIẾT KẾ ĐƯƠNG ĐẠI

VIII CÁC CÁCH TRƯNG BÀY SẢN PHẨM

IX YÊU CẦU BÀI TẬP

X TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

I CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ

1 Bao bì là gì?

2 Lịch sử của bao bì

3 Phân loại bao bì

4 Mục đích của bao bì

Trang 4

1 Bao bì là gì? (mỗi SV tự đưa ra nhận định riêng và trình bày vào cuối buổi học hôm nay)

Trang 5

2 Lịch sử của bao bì

Lịch sử của bao bì cũng gắn liền với lịch sử tiến hóa của loài người Từ lúc xa xưa,

tổ tiên loài người đã sử dụng lá, cây, gỗ để làm “bao bì” cho các thực phẩm trong

di cư cũng như lưu trữ

Ngành Công Nghiệp phát triển cho ra đời những vật liệu mới như: gốm, thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa đã đẩy ngành công nghiệp bao bì phát triển vượt bậc

Trang 6

3 Phân loại bao bì

• Bao bì thương phẩm: là bao bì gắn liền trực tiếp với sản phẩm và được bán cho

người tiêu dùng Bao gồm 2 loại: bao bì chứa đựng và bao bì ngoài

• Bao bì không thương phẩm: là bao bì không bán lẻ Chỉ ứng dụng cho việc bảo vệ

trong lúc vận chuyển lưu thông qua các điểm phân phối và lưu trữ trong kho hàng

Trang 7

4 Mục đích của bao bì

Trong tình hình cơ chế thị trường hiện nay, việc chú trọng đến mẫu mã và hình dáng bên ngoài của một sản phẩm được nhiều nhà sản xuất đặc biệt quan tâm

Việc trình bày mẫu mã bao bì còn là chiến lược kinh doanh quảng cáo mang

tính thương mại cho một sản phẩm hàng hóa

Trang 9

II CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA BAO BÌ

Trang 10

1 Chức năng bảo vệ:

Đây là chức năng đầu tiên và tối quan trọng của bao bì là để bảo quản sản phẩm

khỏi những tác nhân môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, bụi, vi trùng và

các tác động cơ học như lực va đập, lực nén , tránh hư hỏng và biến dạng về

mặt lý tính, hóa tính cũng như cảm quang bên ngoài của sản phẩm

2 Chức năng thông tin:

Đây là cầu nối giữa chủ doanh nghiệp bán sản phẩm với người tiêu dùng Toàn bộ

những thông tin liên quan đến sản phẩm đều được ghi rõ ràng và cụ thể trên bao bì

như: tên sản phẩm, nơi sản xuất, thành phần, hạn sử dụng, đóng gói, bảo quản

3 Chức năng sử dụng:

Chức năng này liên quan đến quá trình sản xuất cấn bế, đóng gói bao bì sao cho

thuận tiện cho người tiêu dùng khi mở và sử dụng được nhiều lần cho những

mục đích khác nhau

Trang 11

4 Chức năng quảng bá thương hiệu

Bao bì được xem như là một phương tiên truyền thông thương hiệu một cách hiệu quả và bền bỉ Nó truyền tải những trải nghiệm thương hiệu một cách trực

tiếp đến người tiêu dùng thông qua cấu trúc và thiết kế

Trong ngành thực phẩm và giải khát ngày nay, theo đánh giá sơ bộ thì 85% khách

hàng mua sản phẩm vì những động lực thúc đẩy nhất thời thông qua sự cảm nhận của các giác quan theo trình tự: 1- thị giác, 2- xúc giác, 3- khứu giác

Trong vấn đề thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng đối với khách hàng về mặt thị giác

thì cũng có các trình tự các yếu tố ảnh hưởng như sau: 1- màu sắc, 2- hình

dáng, 3- logo thương hiệu thể hiện sự riêng biệt, uy tính và chất lượng

Trang 14

III NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA THỰC PHẨM

1 Thực phẩm tươi sống: thịt, cá, rau, củ quả

2 Thực phẩm đã chế biến: trà, sữa, bánh kẹo, khô bò, mứt

3 Thực phẩm ở trạng thái rắn: trái cây, bánh kẹo, các loại hạt

4 Thực phẩm ở trạng thái lỏng: nước giải khát, bia rượi, dầu ăn

5 Thực phẩm ở trạng thái bán lỏng: kem, sữa chua, mứt

6 Thực phẩm ở trạng thái tinh bột: các loại ngũ cốc, gia vị, sữa bột

Trang 15

IV NHỮNG VẬT LIỆU THÔNG DỤNG CHO BAO BÌ

Tùy thuộc vào đặc tính của từng sản phẩm, thương hiệu của công ty cũng nhƣ kinh phí chi trả cho việc sản xuất gia công bao bì mà có những lựa chọn nhất định và phải đảm bảo đầy đủ các chức năng của bao bì Các vật liệu thông dụng nhƣ: kim loại, thủy tinh, xenlulo, nhựa dẻo, gỗ

Trang 16

1 Vật liệu kim loại

- Được dùng nhiều trong CN sản xuất đồ hộp, nước uống, thực phẩm dạng khô

- Các hình dạng thông dụng: hình trụ, hình hộp

- Có thể gia công cán mỏng, cấn bế, chống thấm, chịu nhiệt tốt nhưng dễ bị ăn mòn

Trang 17

2 Vật liệu thủy tinh

- Đƣợc dùng nhiều trong CN sản xuất thực phẩm dạng lỏng hoặc bán lỏng

- Các hình dạng thông dụng: chai, lọ, hộp

- Ƣu: chống thấm tốt, không bị ăn mòn, nhìn “xuyên thấu”, tái sử dụng

- Khuyết: chịu nhiệt và áp lực kém, dễ vỡ

Trang 18

3 Vật liệu xenlulo

- Giấy dùng làm màng bao, gói và cartong dùng làm các hộp chứa đựng

- Các hình dạng phong phú với nhiều kích thước khác nhau

- Ưu: rẻ, dễ gia công, in ấn cấn bế và tái sử dụng tốt

- Khuyết: dễ xuyên thấm, kỵ nước và lửa

Trang 19

4 Vật liệu nhựa dẻo (plastic)

- Thành quả của nghiên cứu khoa học, ứng dụng phong phú cho hầu hết các loại thực phẩm

- Các hình dạng như chai, lọ, hộp, màng mỏng

- Ưu: nhẹ, dễ gia công, chống ăn mòn, tạo dáng tốt, từ trong suốt cho đến đặc

- Khuyết: một số loại có tính độc và gây ô nhiễm môi trường

Trang 20

5 Vật liệu gỗ

- Giới hạn thực phẩm chứa đựng thường dùng cho thực phẩm dạng rắn

- Các hình dạng thông dụng như lọ, hộp

- Ưu: bền chắc, thân thiện, bảo quản lâu dài, tái sử dụng tốt

- Khuyết: chống thấm kém, kỵ lửa, dễ mối mọt

Trang 21

6 Sự kết hợp giữa các vật liệu

Thông thường một bộ bao bì cho sản phẩm được kết hợp không dưới một loại vật liệu để tạo sự an toàn, độ tin cậy, hấp dẫn đối với người tiêu dùng

Trang 22

V CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU KHI THIẾT KẾ BAO BÌ

1 Yêu cầu chung khi thiết kế một bao bì thương phẩm

2 Các mối quan tâm hàng đầu trong việc phát triển bao bì

3 Các trình tự trong quy trình thiết kế bao bì

4 Các thành phần cần có khi thiết kế bao bì

5 Quy trình sản xuất bao bì

Trang 23

1 Yêu cầu chung khi thiết kế một bao bì thương phẩm

- Khả năng chịu đƣợc trọng lượng của sản phẩm bên trong, đảm bảo tính chắc chắn

- Các khuôn bế, cách gấp phải hoàn thiện, hệ thống khóa đóng mở phải vừa vặn

- Thiết kế phù hợp với chức năng và mục đích sử dụng

Trang 24

2 Các mối quan tâm hàng đầu trong việc phát triển bao bì

- Có khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm đối thủ trong quá trình kinh doanh

- Nghiên cứu đối tượng tiêu thụ và thị trường nơi bán sản phẩm

- Nhấn mạnh những đặc tính nổi bật của sản phẩm

- Nghiên cứu quá trình sản xuất bao bì để có được thành phẩm chất lượng cao

- Nắm rõ các yếu tố kỹ thuật cấn bế trong sản xuất, chủ động trước rủi ro

- Kiểm tra các yêu cầu thiết kế để có phương án phù hợp nhất

- Thành phẩm phải đạt được giá trị cao, chất lượng và giá cả phải hợp lý

- Thiết kế đổi mới bao bì phải thực hiện liên tục để thúc đẩy quan hệ buôn bán

- Liên tục kiểm tra, giám sát các đối thủ cạnh tranh và thị hiếu người tiêu dùng

Trang 25

3 Các trình tự trong quy trình thiết kế bao bì

A Hãy xem các mẫu thiết kế sơ bộ (trên cơ sở của nhà sản xuất: kế hoạch kinh

doanh, chiến lược quảng cáo)

B Những thông tin của sản phẩm (ý tưởng quảng cáo, trọng lượng, thông tin sản xuất,

biểu tượng, thành phần )

C Khảo sát thị trường để tìm ra những xu hướng mẫu mã nào đang được ưa chuộng

D Cấu tạo hình dáng của bao bì dựa trên sản phẩm

E Tìm hiểu các dạng vật liệu sao cho phù hợp với kiểu dáng bao bì

F Ước tính giá thành của bao bì so với giá của sản phẩm có hợp lý hay không

Trang 26

4 Các thành phần cần có khi thiết kế bao bì

A Tên thương hiệu: logo, địa chỉ, nơi sản xuất

B Thành phần của sản phẩm: tp hóa học, kỹ thuật, trọng lượng, dung tích

Trang 27

5 Quy trình sản xuất bao bì

Gồm 4 giai đoạn nối tiếp nhau: Thiết kế mẫu

Chế tạo bản in

In hình ảnh

Gia công tờ in thành sản phẩm

Trang 28

VI CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BAO BÌ

1 Màu sắc: ấn tượng, bắt mắt, đặc trưng của thương hiệu

2 Kiểu dáng: đẹp, phù hợp với sản phẩm, có tính sáng tạo

3 Đảm bảo đầy đủ các chức năng của một bao bì

4 Tạo độ an toàn, chắc chắn và sự tin cậy của người tiêu dùng

Trang 29

BÀI TẬP NHỎ

Làm việc theo nhóm 4 người

Phân tích và đánh giá các chức năng của bao bì và hiệu quả thẩm mỹ dựa trên sự so sánh giữa thiết kế cũ và mới của các bao bì sau đây

5 phút thảo luận và 2 phút trình bày/ nhóm

Trang 30

BEFORE & AFTER

Trang 35

VII CÁC XU HƯỚNG THIẾT KẾ ĐƯƠNG ĐẠI

9 Inspiration from somewhere else

10 Hand drawn & handcraft

Trang 36

1 Sense of original

• Nguồn cảm hứng từ tính chất nguyên gốc của sản phẩm, mang tính tự nhiên và thân thiện cao

Trang 38

2 Shelf impact

• Sự kết nối tương tác giữa các diện khác nhau của bao bì kết hợp hài hòa để tạo nên một bức tranh hay thông điệp tổng thể Tạo nên hiệu ứng thị giác liên hoàng khi trưng bày sản phẩm

Trang 40

3 Clear & clean

• Các tín hiệu đồ họa đƣợc chắt lọc tới mức tối giản để tạo nên cái nhìn ấn tƣợng, thuần túy và phóng khoáng “less is more”

Trang 43

4 Function shouting

• Cường điệu hóa các tính năng nổi bật của sản phẩm để làm yếu tố chính Đây cũng là một trong những chiến lược PR mang tính cạnh tranh cao

Trang 45

5 Sincere

• Cách show off các sản phẩm một cách trực diện và thẳng thắng khi để lộ một phần hoặc toàn phần của sản phẩm bên trong thông qua việc die cut bao bì van sử dụng vật liệu có độ trong suốt

Trang 47

6 Green glory

• Cách sử dụng những vật liệu tái chế vừa tiếp kiệm chi phí sản xuất bao bì vừa đề cao tinh thần green life bảo vệ môi sinh chung

Trang 48

7 Sense of humour

• Đặc tính hài hước gây cười luôn là yếu tố tạo được thiện cảm tốt với khách hàng khi nó kích thích trí tưởng tượng, sự tò mò của con người

Trang 49

8 Outstanding form

• Sự đột phá về mặt form dáng luôn tạo cái nhìn bất ngờ và thú vị Bên cạnh

đó còn lột tả đƣợc thông điệp và tính chất của sản phẩm

Trang 51

9 Inspiration from somewhere else

• Tạo sự mới lạ cho bao bì sản phẩm, cũng như là cách cảm nhận mang tính đột phá về mặt thương hiệu khi kết hợp tính chất thuần túy của sản phẩm với những ý tưởng bắt nguồn từ những cảm hứng táo bạo

Trang 53

10 Hand drawn & handcraft

• Đem lại cho bao bì một cái nhìn “unique”, mang đậm dấu ấn phong cách của người thiết kế dễ dàng tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Trang 55

11 Character

• Sử dụng những biểu tượng hay các nhân vật được nhân cách hóa với cá tính phù hợp với thông điệp quảng cáo, để tạo sợi dây cảm xúc liên kết giữa sản phẩm và người tiêu dùng

Trang 57

12 Typography

• Cách sử dụng chữ để thiết kế luôn là nguồn cảm hứng bạt ngàn và luôn luôn hợp thời trong tất cả các lĩnh vực thiết kế từ logo, branding, poster, cho đến bao bì

Trang 59

13 Ornamentation

• Trang trí chƣa bao giờ là bài học lỗi thời trong thiết kế ngày nay Đặc biệt các cách ứng dụng của patern, nhịp điệu luôn tạo sự đồng điệu và hài hòa trong mọi ứng dụng thiết kế

Trang 61

14 Classic

• Những phong cách mang tính “hồi hướng” lại quá khư luôn tạo sự khác biệt

về mặt đẳng cấp cũng như cảm nhận của người tiêu dùng về sản phẩm khi

nó luôn tạo được sự tin cậy và an toàn cần thiết

Trang 63

VIII CÁC CÁCH TRƯNG BÀY SẢN PHẨM

Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm, thông điệp muốn truyền

tải, khối lƣợng, số lượng sản phẩm, quy mô không gian trƣng

bày trong siêu thị, hay các cửa hàng bán lẻ, window show hoặc trƣng bày ngoài trời mà bên thiết kế phải có những cách ứng xử cho phù hợp và độc đáo Mục đích chính của trƣng bày là lôi kéo ánh nhìn, tính tò mò của khách hàng từ xa

Trang 68

IX YÊU CẦU BÀI TẬP LỚN

Chọn một thương hiệu về thực phẩm bất kỳ, trong đó chọn ra một dòng sản

phẩm yêu thích hiện đang có mặt trên thị trường, hoặc tự tạo ra 1 dòng sản

phẩm mới cho thương hiệu đó, để lên thiết kế cho hệ thống bao bì sản phẩm

và cả cách trưng bày sản phẩm để đạt hiệu quả tối ưu

Trang 69

X TƯ LIỆU THAM KHẢO

www.behance.com

Trang 70

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Ngày đăng: 29/01/2025, 16:57