Thẻ ngân hàng là ứng dụng của phương thức thanh toán điện tử và làsản phẩm mới của ngành ngân hàng dựa trên công nghệ thông tin hiện đạinhằm đem lại tiện ích, đảm bảo an toàn tài sản cho
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ~=NGAN HÀNG NHÀ NƯỚC VIET NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRAN THỊ LAN ANH
GIẢI PHAP THONG NHAT HE THONG THE TẠI VIỆT
NAM - BAI HOC KINH NGHIEM CUA NGAN HANG
NGOAI THUONG VIET NAM
CHUYEN NGANH: KINH TE TAI CHINH — NGAN HANG
MA SO: 60.31.12
LUAN VAN THAC SY KINH TE
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:
TS Bùi Khắc Son
HOC VIEN NGAN HANG TRUNG TAM THONG TIN - THU VIENTHU’ VIỆN
| sz: LV45O.
HÀ NỘI 2008
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, kết quả trong luận van là trung thực và có nguôn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2008
Học viên
Trần Thị Lan Anh
Trang 3CHUONG 1: NHỮNG VAN DE CƠ BAN VE THẺ THANH TOÁN VÀ
HE THONG CHUYEN MACH THE 0 ccccccccccceueeceeeueeceeeees 121.1 Những van đề chung về thé ngân S000 =5
1.1.1 Lịch sử pháttriển thẻ ngân aides “4< 1.1.2 Khái niệm về thẻ thanh toán LESIA SON THIJCSIER NA TA) E9 15,
1.1.4 Các chủ thé eee bia hoạt đồng kinh See thé Bear ener «|
1.1.5 Các hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương m mại 1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt kiến kinh doanh thẻ của ngân.
1.1.6.1 Thói quen s sử ử dụng thé Lá HH LORI cac tEMvedesxeoiskil 31
1.1.6.2 Cac chủ trương, chính sách của co quan quan lý nhà nước đối với
hoạt động thes ¿22.4 0c, Goats cv HH HH gen 1 k1 24 33
1.1.6.3 Tiềm năng về nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng eet vu viéc
thanh toán không dung tiền mặt .341.1.6.4 Áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường tình đữợnH Hịnh v vụ
thểig.n‹iog cuối xe thế mạnh công nghệ để liên bes, cay gai hàng 35 1.1.6.5 Sự phát triển của khoa học công nghệ - - 35
1.1.6.6 Sự phát triển nhanh của nền kinh tế - b7 eu26 36
1.2 Những vấn đề về hệ thống chuyển mạch thẻ -. . 37
1.2.1 Các kiểu mô hình kết nối hệ thống thẻ - - - < << - 371.2.2 Sự cần thiết của việc kết nói hệ thống thẻ đối với sự phát triển của thị
tườneri6 vu Ef MAI, THÓYG NAL TRANG SHA AL A A 38
DBA BUG 1Á lÀ sadn cnctconcanen iis One ŸỶ=—= 381.2.2.2 Đối với các ngân hàng thành viên - -5< 39}.2.2:8:i: Đôi váidfa hfaflOoNlibội à.à.a 401.2.3 Một số mô hình và kinh nghiệm chuyển mạch hệ thống thẻ ở một số
nước phát triển trên thé giới - -‹ c2 2seye, 4
1.2.3.1 Network for Electronic Transfer(S) Pte Ltd- NETS của
Mimepeobeths lông BIG occ ccecdeitswenlentioneneravsenedecsesewest +
1.2.3.2 Malaysian Electronic Payment System- MEPS của
| ) GP NHANGVI 10190 lểyg nạo 14C ee aa eae 45
t.0.) THAI (i00 0 (in 10 : cci( i c 46
1.2.3.4 China Union Pay của Trung Quốc (CUP) 4Ó
Trang 42.1 Tổng quan về thị trường thẻ Việt Nam - 50
2.1.1 Thực trạng thị trường thanh toán thẻ Việt Nam 51 2.1.1,1 HO§F 00g OE Hành ne 5 occas ccs cerisoresteriacrersnornisentaene 52
2.1.1.2 Doanh số sử dụng thé - - c << << << ssessss 55
2.1.1.3 Hoạt động thanh toán thẻ keessltgskebkaxxkviyazLsyeEewcirfir Vi 56 Dok LA RN IGE AT MTO : ÍŸ.cŸc c0 -d oi 57
2.1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của thị trường thẻ tại Việt
PIU c2 xxx xxx 5 G4 5à CÁC nda 4 16n4kxuvyàxašÊyx46xxBw tans) ke 3v V4 kkikadtviflISIA 59
2.1.3 Xu hướng phát triển của thị trường thẻ nói chung - 612.2 Thực trạng của các hệ thống chuyên mach thé tại Việt Nam 62
2.2.1 Liên minh thé BanknetVn - sonnes 63 2.2.2 Liêu minh thé VNBC-Vietnam Bank Card eoc 69
2.2.5 Leet 009009 80290041 2AN o â.ào 72
2.2.4 Công ty cô phan dịch vụ thé SmartLink - - 76
2.3 Đánh giá tình hình hoạt động của các liên minh thẻ tại Việt Nam 82
2.4 Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 85
2.4.1 Loi dung mạng lưới và thé mạnh công nghệ để liên kết các ngân hàng
tạo lận HE) GD ces tne tn eda ceieresrkkbis tin ewkE ba renee Cki24s <2 88970i001l568 85 2.4.2 Liên minh Vietcombank và phat huy thế mạnh của liên minh 87
2.4.3 Kinh nghiệm của Vietcombank trong việc thiết lập và tham gia các liên
thỉnh chúyÊh tách TNE cà cac sa 12026 coi nrecesii124c22046sb gl68 080040313) 90
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÓNG NHÁT HỆ THÓNG THẺ TẠI VIỆT
NAME oon vite venseucbencsunsssdevarieanerctiosveseeschsstodenaunioveesacecgee on 95
3.1 Định hướng của Chính phủ - - 95
3.2 Cơ sở xác lập vai trò của NHNN trong việc thống nhất hệ thong thé
tại VN | NHEH c2 ccc0212222222422220222227 1004000662641 06eloesieseeeasssen 96
3.3 Các nguyên tắc xác lập vai trò của NHNN đối với việc xây dựng trung
tam chuyên mach thé thong Mmw 983.4 Cac giai phap thong nhất hệ thong thé - 1003.4.1 Kết nối các trung tâm chuyên mạch thẻ hiện hành 1003.4.2 Sử dụng dịch vụ kết nối của một tổ chức chuyên môn bên thứ ba 103
Trang 5107
Trang 6Vietcombank, VCB, NHCPNTVN: Ngân hàng Thuong mại Cổ phan
Ngoại thương Việt Nam
NHPH: Ngân hàng phát hành thẻ
NHTT: Ngân hàng thanh toán thẻ
TCTQT: Tổ chức thẻ quốc tế
NHTM: Ngân hàng thương mại
Amex: American Express
PVCNT: Don vị chap nhận thẻ.
ATM: Máy rút tiền tự động
POS: Điểm chấp nhận thẻ
Trang 7Biéul.1: Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ
Biểu 1.2: Tình hình phát hành thẻ nội địa năm 2007
Biểu 1.3: Tình hình phát hành thẻ quốc tế năm 2007
Biểu 1.4: Doanh số sử dụng thẻ Quốc tế do đái NH Việt Nam phát hành
Biểu 1.5: Tỷ lệ doanh số sử dụng thẻ quốc tế của các ngân hàng phát hành lớn
tại Việt Nam
Biểu 1.6: Doanh số sử dụng thẻ quốc tế do NH Việt Nam phát hành
Biểu 1.7 Hệ thống máy ATM tại thị trường Việt Nam
Biểu 1.8: Thị phần của các ngân hàng có hệ thống ATM tại Việt Nam
Biểu 1.9: Số lượng máy ATM của các ngân hàng trong LM BanknetVn
Biểu 1.10: Số lượng POS của các ngân hàng trong LM BanknetVN
Biểu 1.11: Số lượng thẻ ATM của các NH trong LM BanknetVn
Biểu 1.12: Số lượng giao dịch xử lý qua Banknet Vn hàng tháng
Biểu 1.13: Số lượng ATM của các ngân hàng trong VNBC
Biểu 1.14: Số lượng POS của các ngân hàng trong LM VNBC
Biểu 1.15: Số lượng thẻ ATM phát hành của LM VNBC
Biểu 1.16: Số lượng giao dịch xử lý qua VNBC hàng tháng
Biểu 1.17: Số lượng ATM của các NH trong LM Sacombank-ANZ
Biểu 1.18: Số lượng POS của các NH trong LM Sacombank-ANZ
Biểu 1.19: Số lượng thẻ ATM phat hành của LM Sacombank-ANZ
Trang 8Biểu 1.22: Số lượng POS của các NH trong SmartLink
Biểu 1.23: Số lượng thẻ ATM phát hành của SmartLink
Biểu 1.24: Số lượng giao dịch xử lý qua SmartLink hàng tháng
Biểu 1.25: Số lượng máy ATM của 4 liên fini
Biểu 1.26: Số lượng POS của 4 liên minh
Biểu 1.27: Tỷ lệ giao dịch được xử lý tại 4 liên minh thẻ hàng ngày
Trang 9Thẻ ngân hàng là ứng dụng của phương thức thanh toán điện tử và là
sản phẩm mới của ngành ngân hàng dựa trên công nghệ thông tin hiện đạinhằm đem lại tiện ích, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng trong việc sử
dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng Thẻ thanh toán hội tụ đầy đủ các
điều kiện để phát huy tối đa những lợi ích tiềm ấn của loại hình thanh toán
điện tử Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học — công nghệ, thẻ đã trở
thành công cụ thanh toán phố biến và chiếm vị trí quan trọng trong các công
cụ thanh toán tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển Có thể nói,
trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam đã và đang
có những bước phát triển nhanh chóng Phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ đang là quan tâm số một của hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Đây cũng chính là một trọng tâm phát triển khi nước ta đang trên con đường
hiện đại hóa nên kinh tê quôc dân và hội nhập quôc tê
Sự gia tăng theo cấp số nhân của số lượng người sử dụng thẻ đã dẫn tớimột nhu cầu tất yếu của thị trường, đòi hỏi các ngân hàng cung ứng dịch vụ thẻ
phải hợp tác dưới hình thức chia sẻ hệ thống chấp nhận thẻ nham mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tạo nền tảng cơ sở hạ tầng cho
việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các sản phẩm dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt mới
Quả thực là khách hàng, người sở hữu thẻ tại Việt Nam, van chưa thé
có được những dich vụ tốt nhất mà hình thức thanh toán thẻ có thể mang lại và
hệ quả là việc sử dụng thẻ chỉ giới hạn trên một phạm vi rất hẹp, đó là rút tiềnmặt từ ATM để phục vụ cho mục đích tiêu dùng Thêm vào đó, các ngân hàng
hiện vẫn đang chú trọng tới việc kêt nôi kỹ thuật giữa các hệ thông thẻ của các
Trang 10hiện cũng chưa chú trọng tới việc tối ưu hóa các hoạt động của trung tâm thẻ, dẫn tới việc đầu tư hệ thống thiết bị không đồng bộ, gây lãng phí; hoạt động chưa quy củ dẫn tới nhiều nguy cơ tiềm tàng trong nghiệp vụ thanh toán thẻ
quôc tê vôn rât rủi ro.
Là một cán bộ phòng Quản lý thẻ ngân hàng Ngoại thương, qua thực
tiễn công tác và với mong muốn xây dựng được một hệ thống thẻ thống nhất
tại Việt Nam nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ
đó, tăng hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội, tôi đã chọn đề tài : “Giải pháp
thông nhất hệ thong thẻ tại Việt Nam Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” làm dé tài nghiên cứu của mình.
1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ phân tích đánh giá thực trạng kết quả hoạt động của thị
trường thẻ tại Việt Nam Từ những khó khăn, vướng mắc của thị trường thẻ
Việt Nam cùng với những kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam để đưa ra những giải pháp nhằm thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam.
2 Doi tượng và phạm vi nghiên cứu
> Đối tượng: Hoạt động của thị trường thẻ tại Việt Nam
> Phạm vi nghiên cứu: Thực trang thị trường thẻ và các mô hình chuyên
mạch thẻ tại Việt Nam giai đoạn 2002- 2007
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 11Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương
pháp duy vật lịch sử, điều tra - phân tích - tổng hợp thống kê, kết hợp nghiêncứu lý thuyết với phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh để phân tích,chứng minh và đề xuất giải pháp
4 Tính cấp thiết của Dé tài
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng của hoạt động thanh toán thẻ
tại Việt Nam trong những năm qua, dựa trên khả năng nam bắt tình hìnhngành ngân hàng Việt Nam Những nghiên cứu này cho thấy Việt Nam đã có
những bước chuẩn bị khá kỹ trên phương diện môi trường pháp lý và có đầy
đủ các điều kiện về kinh tế, mặt bằng kỹ thuật công nghệ và con người để xâydựng và triển khai thành công phương thức thanh toán điện tử nói chung vàhình thức thanh toán thẻ nói riêng Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai lạichưa đem lại những kết quả như mong đợi
Quả thực là khách hàng, người sở hữu thẻ tại Việt Nam, vẫn chưa thể có
được những dịch vụ tốt nhất mà hình thức thanh toán thẻ có thể mang lại và hệ
quả là việc sử dụng thẻ chỉ giới hạn trên một phạm vi rất hẹp, đó là rút tiền mặt
từ ATM để phục vụ cho mục đích tiêu dùng Thêm vào đó, các ngân hàng hiệnvẫn đang chú trọng tới việc kết nối kỹ thuật giữa các hệ thống thẻ của các ngân
hàng với nhau và đang bỏ ngỏ việc phát triển thương hiệu chung, cung cấp các
tính năng hiện đại, giá trị gia tăng của thẻ thanh toán Các ngân hàng hiện cũng
chưa chú trọng tới việc tối ưu hóa các hoạt động của trung tâm thẻ, dẫn tới việcđầu tư hệ thống thiết bị không đồng bộ, gây lãng phí; hoạt động chưa quy củ
dẫn tới nhiều nguy cơ tiềm tàng trong nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế vốn rất
rui ro.
Mục tiêu chính của luận văn là
Trang 12Hình thành một hệ thống thẻ thống nhất nhằm tang tinh thuận tiện cho
người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát
hành có thé sử dụng tại nhiều máy ATM/POS của nhiều ngân hàng khác, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng dau tư hạ tang cho các
ngân hàng lớn.
5 Đóng góp của luận văn
> Hệ thống hoá lý luận về thẻ ngân hàng
> Đánh giá thực trang thị trường thẻ tại Việt Nam và sự hoạt động của
các mô hình chuyển mạch thẻ tại Việt Nam Những kinh nghiệm của
Ngân hàng Ngoại thương.
> Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thống nhất hệ thống thẻ tại
Việt Nam
6 Kết cau luận văn
Tên đề tài: "Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam Bài học
kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam."
Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán và hệ thống chuyển
mạch thẻ.
Chương 2: Thực trạng về kết nối hệ thống thẻ tại Việt Nam Bài học
kinh nghiệm của NHNTVN.
Chương 3: Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam.
Trang 13CHƯƠNG 1: NHỮNG VÁN ĐÈ CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ
HE THONG CHUYEN MACH THẺ
1.1 Những vấn đề chung về thẻ thanh toán
1.1.1 Lịch sử phát triển thẻ ngân hàng:
Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng
đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển Tuy nhiên, so với các sản phẩm kinh doanh dịch vụ ngân hàng truyền thống thì kinh doanh thẻ là
một ngành kinh doanh tương đối mới mẻ, ra đời và bắt đầu phát triển từ
những năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay.
Thẻ ngân hàng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng
mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ trên cơ sở uy tín của khách đối với cửa
hàng Thông thường các chủ tiệm theo dõi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi
rõ các khoản mà mỗi khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách
hàng trả tiền sau vì họ tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua Tuy
nhiên vốn của các cửa hàng thường không đủ lớn, dần dần các chủ tiệm nhận
thấy mình không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả tiền sau liên tục
như vậy Chính yếu tố này đã góp phan giúp các tô chức tài chính hình thành
ý tưởng về sản phẩm thẻ Với năng lực về tài chính, khả năng quay vòng vốn
và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các tổ chức ngân
hàng tài chính có đủ khả năng cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãi trong một thời gian nhất định.
Vào những năm 1914, tổ chức chuyên tiền Western Union của Mỹ lần
đầu tiên cung cấp cho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán
trả chậm Công ty này phát hành những tam kim loại có chứa các thông tin in
nôi thực hiện hai chức năng:
Trang 14> Nhận diện và phân biệt khách hàng
> Cung cấp và cập nhật dữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông
tin vê tài khoản và các giao dịch thực hiện.
Các tổ chức khác cũng nhận ra giá trị của loại hình dịch vụ nói trên và
chỉ trong một thời gian ngắn sau đó rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách sạn
cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả chậm cho khách hàng của mình Trong số đó, tập đoàn xăng dầu của Mỹ cho
ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924 cho phép người dân sử dụng
thẻ này đề mua xăng dâu tại các cửa hàng trên toàn quôc
Tiếp theo các tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng nhanh
chóng bước vào lĩnh vực kinh doanh mới này với mục tiêu nhanh chóng nhân
rộng hình thức thanh toán này trên cơ sở mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị
cung cấp hàng hóa dịch vụ trên cả nước với hệ thống đại lý rộng khắp của
ngân hàng Với tốc độ phát triển rất nhanh chỉ vài năm sau đó hơn 100 ngân
hàng trên nước Mỹ cùng thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán trả chậm, dịch
vụ thanh toán này cơ sở của sự ra đời thẻ tín dụng sau này Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển sản phẩm quá nhanh, các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính đã gặp những bài học xương máu liên quan đến sự chậm trễ trả nợ, khả năng thanh toán và những rủi ro tiềm ân và buộc phải xem lại chiến lược kinh
doanh của đơn vi minh.
Vào năm 1950, Diners Club phát hành tắm thẻ tín dụng đầu tiên được
làm bằng chất liệu Plastic Sau này Frank NcNamara, người sáng lập ra
Diners Club kể lại là ông đã từng trải qua một trường hợp rất lúng túng khi
ông đi ăn tại một cửa hiệu ở New York nhưng quên mang theo ví Chính việcphải cam kết thanh toán sau đó đã gợi lên ý tưởng kinh doanh thẻ đối với
-Frank NcNamara.
Trang 15Sau Diners Club, vào năm 1958, công ty American Express cũng tham
gia vào thị trường thẻ ngân hàng và đã thiết lập thành công tên tuổi của mìnhtrong lĩnh vực mới mẻ này Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh, AmericanExpress chú trọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch, hai lĩnh vực
có tốc độ phát triển nhanh chóng tại Mỹ và châu Âu trong thời kỳ sau chiếntranh thế giới
Đến trước năm 1970, khái niệm thẻ tín dụng đã được mọi người biết
đến và nhanh chóng được đón nhận Năm 1966, ngân hàng Bank of Americanchính thức trao quyền phát hành thẻ BankAmerican của mình cho các ngânhàng khác thông qua việc ký các hợp đồng đại lý, khởi đầu cho giai đoạn tăngtốc trong phát triển dịch vụ thẻ Người dân đi du lịch nhiều hơn trên nước Mỹ
và cả nước ngoài mà không còn lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán.Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có
và nổi tiếng mà trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng Thươnghiệu BankAmerican với một loạt sản phẩm có ba màu xanh, trắng, vàng đặctrưng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Băng việc ký hợpđồng đại ly và cho các ngân hàng khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi,
Bank of American đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát hành cũng như
ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các DVCNT trên khắp nước Mỹ va mởrộng ra thế giới Tới năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of American thực sựđược chấp nhận trên toàn cau và thay vì tên BankAmerican, tên thẻ Visa rađời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng
Cũng vào năm 1966, 3 nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết
định hợp tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank
Card Association (ICA) Sau này ICA được đổi thành MasterCard ICA banhành các quy định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp
Trang 16Marketing, bảo mật và các van dé liên quan tới luật pháp nhằm van hành công
việc một cách có hiệu quả.
Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vitoàn cầu thông qua việc liên kết với ngân hàng Banco National của Mexico
Sau đó ICA tiếp tục tìm kiếm các đối tác tại thị trường châu Âu và cho ra đời thẻ Eurocard Cũng vào năm 1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số
ngân hàng tại Nhật nhằm từng bước thâm nhập và năm bắt thị trường Đông Á
này.
Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa
học công nghệ và văn minh xã hội Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của
thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻngày càng hoàn thiện và phát triển Cùng với mạng lưới thành viên và kháchhàng phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch
và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát,
khiếu kiện và quản lý rủi ro Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi
năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu Đây là thành công đáng kế đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển.
1.1.2 Khái niệm về thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời
từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự
ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng Thẻ thanh toán ngân
Trang 17hàng là công cụ thanh toán do ngân hang phát hành thẻ cấp cho khách hàng sửdụng thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiềngửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp Thẻ thanh toán ngân hàng(thẻ) còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động
(Automated Teller Machine — ATM).
“Quy ché phat hanh, thanh toan, str dung va cung cap dich vu hé trohoạt động thé ngân hàng“ ban hành kèm theo quyết định số 20/2007/QD-
NHNN ngày 15/05/2007 dua ra định nghĩa “Thẻ ngân hang là phương tiện
thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo
các điêu kiện và điêu khoản được các bên thỏa thuận”.
Thẻ được làm bằng Plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và bao gồm
các yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của tổ chức phát hànhthẻ, số thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ Ngoài ra trên thẻ còn có thể cótên công ty phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của
Tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc té
1.1.3 Phân loại thẻ
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại thẻ cụ thể là: phân loại thẻ theonguôn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, theo phạm vi sử dụng thẻ, theocông nghệ sản xuất, theo tiện ích gia tăng,
> Căn cứ vào nguôn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng, thẻ
được chia làm 3 loại là thé tin dung và thẻ ghỉ nợ và thẻ trả trước
Thẻ tín dụng (Credit card): là phương tiện thanh toán không dùng tiềnmặt cung cấp cho người sử dụng khả năng chỉ tiêu trước trả tiền sau Tại thời
điểm khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ, ngân hàng sẽ đứng ra tạm ứng
thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và sau đó sẽ tiến hành thu
Trang 18SO hi
hồi khoản tiền này từ khách hang sau một khoảng thời gian nhất định theo
thoả thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ Khoảng thời gian kể từ khi thẻ đuợc
dùng để thanh toán hàng hoá dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài tuỳ thuộc vào từng loại thé tin dung của từng tổ chức thẻ khác nhau Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian
này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với
số dư nợ cuối kỳ Tuy vậy nếu hết thời gian này mà chủ thẻ vẫn chưa thanh
toán hoặc chưa thanh toán hết dư nợ cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả trên số dư nợ còn lại Sau khi thanh toánhết dư nợ phát sinh trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ được khôi phụcnhư ban đầu Đây chính là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng
Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thé tín dụng cho khách
hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chỉ trả của từng khách hàng Khả
năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, tình
hình chỉ tiêu, uy tín, mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính, tài sản thế
chấp của khách hàng Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất
trình thẻ của mình tại các điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ có chấp nhận thẻ
để thanh toán
Ngoài các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế thông thường như Visa,
Master vàng, chuẩn dé đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hang, các tổ chức thẻ quốc tế còn đưa ra một sản phẩm thẻ tín dụng đặc biệt phục vụ những khách hàng có thu nhập rất cao, có khả năng tài chính vững vàng và có mức chỉ tiêu lớn Đó là thẻ thanh toán (charge card) Khi sử dụng thẻ thanh toán khách hàng được hưởng một hạn mức tín dụng đặc biệt cao hoặc không bị chi
phối bởi hạn mức tín dụng nhưng chủ thẻ sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền
phát sinh cho ngân hàng vào ngày đến hạn.
Trang 19Thẻ ghi nợ (debit card): Giỗng như thẻ tín dung, thẻ ghi nợ cũng là một
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Nó cho phép khách hàng tiếp
cận với số dư tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến dé thanh
toán hàng hoá dịch vu tại các DVCNT hoặc thực hiện các giao dịch thanh
toán, chuyển khoản tai các máy ATM Mức chi tiêu của chủ thẻ phụ thuộc
chủ yếu vào số dư trong tài khoản Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ
cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ Đối với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách
hàng không diễn ra quá trình cho vay tín dụng, không có việc phân loại khách
hàng nên mọi khách hàng chỉ cần có tài khoản tại ngân hàng đều có thé tiếp cận với sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng Chính vì vậy về mức độ có thểthay thế tiền mặt, thẻ ghi nợ chiếm ưu thế vượt trội so với thẻ tín dụng
Thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phépkhách hàng có thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền
tự động Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy ATM bao gồm: rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, xem số dư tài khoản, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo Hệ thống ATM hiện đại còn cho phép
chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại các máy ATM, đổi séc qua
máy rút tiền tự động, thực hiện nộp hồ sơ cho một khoản vay cũng như tự
mình thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng khác Cùng với thẻ ATM, hệ thốngATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài giờ
làm việc, ngoài trụ sở ngân hàng và khả năng tự phục vụ.
Theo thời gian, các tổ chức thẻ đã chủ động kết nối hệ thống ATM với nhau tạo nên một mạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện
giao dịch tại nhiều máy ATM hơn Hiện nay hai hệ thống ATM lớn nhất trên
thế giới là Cirrus của MasterCard và Plus của Visa, sẵn sàng cho phép thẻ của
Trang 20ngân hàng và những tổ chức tín dụng khác kết nối, tạo nên một mạng lưới
rộng khắp toàn cầu.
Thẻ trả trước (Prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao
dich thé trong pham vi gia tri tiền được nap vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ Thẻ trả trước bao gồm: Thẻ trả
trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước không xác
định danh tính (thẻ trả trước vô danh) Thẻ trả trước chỉ dùng để mua bán
hàng hóa dịch vụ và ngoài ngân hàng, các tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ
cũng có thê phát hành loại thẻ này
> Căn cứ vào phạm vi sử dụng thẻ được phân loại thành hai loại
là thẻ nội địa và thẻ quốc tế
sử dụng trên phạm vi trong nước và quốc tế, tại bat kỳ các DVCNT hoặc máy
ATM có mang biểu tượng chấp nhận thanh toán thẻ đó Dé phát hành thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ phải đăng ký và được chấp nhận làm thành
viên của Tổ chức thẻ quốc tế, tuân thủ chặt chẽ các quy định trong việc phát hành và thanh toán thẻ do Tổ chức thẻ quốc tế đó ban hành.
> Căn cứ theo công nghệ sản xuât thẻ được phân loại thành hai
laọi là thé từ và thé chip
Thẻ từ (Magnetic Card): là loại thẻ mà các thông tin của chủ thẻ vừa
được dập nổi hoặc in chìm ở mặt trước của thẻ vừa được mã hoá trong băng
Trang 21từ ở mặt sau của thẻ Các thông tin này phải đảm bảo chính xác và khớp với
nhau Thẻ từ hiện nay đang chiếm phần lớn trong tổng số lượng thẻ đang sử dụng trên thị trường Nhược điểm của thẻ từ là số lượng các thông tin được
mã hoá không nhiều và mang tính có định nên không thé áp dụng kỹ thuật mã hoá an toàn và có thể bị ăn cắp thông tin bang các thiết bị nối với máy vi tính.
Thẻ chip hay còn gọi là thẻ thông mình ( Smart card ): Day là thế hệ
mới nhất của thẻ, có đặc tính bảo mật và an toàn rất cao, dựa trên kỹ thuật vi
xử lý tin học, gắn vào thẻ một chip điện tử Thông thường một tam thẻ thông minh được gắn chip điện tử để thay thế cho dải băng từ sau thẻ Cũng có trường hợp thẻ thông minh có cả Chip điện tử và băng từ Chip điện tử độc lập với thẻ và được gắn trên bề mặt của thẻ, về bản chất gồm 2 loại chip: chip
bộ nhớ và chip xử lý dữ liệu Chip bộ nhớ lưu trữ toàn bộ các thông tin cần
thiết phục vụ cho công tác thanh toán thẻ trong mỗi lần sử dụng còn chip xử
lý dữ liệu có khả năng bổ sung, xoá bỏ hoặc điều chỉnh các thông tin trong bộ
nhớ Thẻ thông minh gắn chip xử lý dữ liệu có khả năng vừa lưu trữ các thông
tin về chủ thẻ, điểm thưởng tích luỹ đồng thời lưu trữ cả số liệu về những lần
giao dịch của chủ thẻ tại ĐVCNT Tính năng vượt trội này của thẻ thông
minh giúp cắt giảm chi phí xử lý đối với ngân hàng và các trung gian thanh toán bởi việc đối chiếu thông tin tài khoản và thông tin của chủ thẻ cũng như việc cập nhật thông tin liên quan tới thẻ giờ đây đã được thực hiện ngay tại
PVCNT Hiện nay, các TCTQT đã đưa ra chuẩn chấp nhận thanh toán và
phát hành thẻ chip rộng rãi trên toàn cầu và yêu cầu các NH thành viên phải
đáp ứng được những chuẩn này.
> Căn cứ vào tiện ích gia tăng của thé, thẻ được phan lagi thành
2 loại là thẻ ngân hàng đơn thuần và thẻ liên kết
Trang 22Thẻ ngân hang don thuan: là loại thẻ do NH phát hành va chi có tên va
hình ảnh của NH phát hành, chủ thẻ dùng thẻ như một phương tiện thay thế
tiên mặt và không có bât cứ một ưu đãi nào được áp dụng
Thẻ liên kết: là sản phẩm của một ngân hang hay tổ chức tài chính kết
hợp với một bên thứ ba và thông thường tên, nhãn hiệu thương mại hoặc logo
của bên thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện trên tắm thẻ Ngoài những đặc
điểm sẵn có của thẻ ngân hàng thông thường, thẻ liên kết có sức hấp dẫn hơn
với khách hàng bởi chính những lợi ích phụ trội do bên thứ ba đem lại Ví dụthẻ Visa co-brand do ngân hàng Standard Chartered và tập đoàn thời trang
Espirit phát hành mang lại cho chủ thẻ những tiện ích phụ trội riêng biệt như
được chăm sóc sắc đẹp miễn phí, giảm giá 20% cho tất cả các mặt hàng hiệu
Espirit trong 3 tháng đầu tiên, chương trình điểm thưởng tích luỹ theo lượngtiền thanh toán bằng thẻ
1.1.4 Cac chủ thé tham gia hoạt động kinh doanh thẻ
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng trong nước
có sự tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vi chấp nhận thẻ (DVCNT) Đối
với thẻ quốc tế còn thêm một thành phân nữa là các Tổ chức thẻ quốc tế Mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa tính
năng phương tiện thanh toán hiên đại không dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng.
Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình Đây là hiệp hội các tổ chức tài
chính, tín dụng lớn có mạng lưới hoạt động rông khắp và đạt được sự nổi
tiếng với thương hiệu và sản phẩm đa dạng như: tổ chức thé Visa, tổ chức thẻ
MasterCard, công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB, công ty thẻ
Trang 23Diners Club, công ty Mondex Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra những quy định
cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung
gian giữa các tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân
đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên.
Ngân hàng phát hành là ngân hàng tự mình phát hành thẻ mang
thương hiệu riêng hoặc được tổ chức thẻ quốc tế, công ty thẻ trao quyên phát
hành thẻ mang thương hiệu của những tô chức và công ty này Ngân hàng
phát hành là ngân hàng có tên in trên the do ngân hàng đó phát hành thê hiện
đó là sản phẩm của mình Ví dụ như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát
hành thẻ nội địa Connect 24 và phát hành các loại thẻ tín dung quốc tế có tên
Vietcombank Visa, Vietcombank MasterCard và Vietcombank AmericanExpress.
Ngân hang phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ
đối với khách hàng Ngân hàng có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ
ba là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán và phát hành thẻ tín dụng Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành tận dụng được ưu thế của bên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm
nhập thị trường và những ưu thế về vị trí địa lý Tuy nhiên cũng phải chịu chấp nhận rủi ro về tài chính bởi ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho bên thứ ba
làm ngân hàng đại lý của mình trong việc phát hành thẻ Bên thứ ba khi ký kết
hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành được gọi là ngân hàng đại lý phát
hành Nếu tên của ngân hàng đại lý xuất hiện trên tam thẻ của khách hàng thi
nhất thiết ngân hàng đại lý đó phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻ
hoặc công ty thẻ quốc tế.
Ngân hàng thanh toán: Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận
các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng
Trang 24chap nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn Ngânhàng thanh toán sẽ cung cấp cho các DVCNT thiết bị phục vu cho việc thanhtoán thẻ, hướng dẫn đơn vị cách thức vận hành, chấp nhận thanh toán thẻ
cũng như quản lý và xử lý những giao dịch thẻ tại các đơn vị này Thông
thường ngân hàng thanh toán sẽ thu từ các DVCNT một mức phí chiết khấu
cho việc chấp nhận thanh toán thẻ của đơn vị, nó có thể tính phần trăm trêngiá trị mỗi giao dịch hoặc tính theo tổng giá trị giao dịch thẻ Mức chiết khấucao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược
của ngân hàng với DVCNT.
Trên thực tế rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là
ngân hàng thanh toán thẻ Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủ thẻ còn với tư cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng là cácđơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ
Chủ thẻ: Chủ thẻ là những cá nhân hoặc,người được uỷ quyên ( nếu làthé do công ty uỷ quyên sử dụng ) được ngân hang phát hành thẻ, có tên innoi trên thé va sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện ngân hàng quy
định Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm thẻ phụ, cả thẻchính và thẻ phụ cùng chi tiêu chung một tài khoản Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ nhưng chủ thẻ chính là
người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối với ngân hàng Chủ thẻ sửdụng thẻ của mình để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị cung ứnghàng hoá, dịch vụ có chấp nhận thẻ ( ĐVCNT), các điểm ứng tiền mặt thuộc
hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy rút
tiền tự động Đối với thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tuỳ
theo quy định của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê (
statement ) Sao kê là bảng thông báo chỉ tiết các giao dịch chỉ tiêu sử dụng
Trang 25thẻ của chủ thẻ trong kỳ sao kê, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn thanh toáncũng như số tiền thanh toán tối thiêu mà khách hàng phải thanh toán trong kỳcho ngân hàng và các thông báo liên quan đến việc sử dụng thẻ Căn cứ vàocác thông tin trên sao kê, nếu không có gì thắc mắc chủ thẻ sẽ thực hiện việcthanh toán sao kê cho ngân hàng phát hành thẻ, ngược lại chủ thẻ có quyền
khiếu nại đối với các thông tin, các giao dịch không chính xác hoặc không
thực hiện gửi tới ngân hàng yêu cầu được giải đáp
Don vị chấp nhận thẻ (DVCNT): Các đơn vị cung ứng hang hoá dịch
vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán được gọi
là đơn vi chấp nhận thẻ (DVCNT) Các ngành kinh doanh của các DVCNT
trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ đến các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân
bay Tại nhiều nước trên thế giới khi thẻ ngân hàng đã trở thành một
phương thức thanh toán thông dụng, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu
trưng của thẻ xuất hiện rộng rãi tại các cửa hàng Ở Việt Nam, các DVCNTtập trung chủ yếu tại các ngành hàng, dịch vụ phục vụ cho người nước ngoài
như hàng thủ công mỹ nghê, nhà hàng, khách sạn, du lịch, các đại lý bán vé
máy bay Mặc dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ phí chiết khấu nhất định nhưng bù lại các DVCNT thông qua đó thu hút được một khối
lượng khách hàng lơn, bán được nhiều hàng hơn qua đó góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của đơn vị
Để trở thành ĐVCNT của một ngân hàng nhất thiết đơn vị đó phải có
tình hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh Cũng như các ngân hàngphát hành thâm định khách hàng trước khi phát hành thẻ, ngân hàng thanhtoán cũng tiến hành đánh giá lựa chọn DVCNT Chỉ có những don vị có hiệu
quả kinh doanh cao, có khả năng thu hút được nhiều giao dịch thanh toán thẻ
thì ngân hàng mới có thê thu hôi được vôn đâu tư cho các đơn vị đó và có lãi
Trang 261.1.5 Các hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại
Có thể mô hình hóa chu trình hoạt động kinh doanh thẻ theo sơ đồ sauBiểu 1.1 : Quy trình sử dụng và thanh toán thé
1- mua hang hóa dich vu Đơn vị chấp
Hoạt động phát hành: Hoạt động phát hành của ngân hàng bao gồmviệc quản lý và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu
nợ khách hàng Ba quá trình này có vai trò quan trọng như nhau, có liên quan
chặt chẽ đến việc phục vụ khách hàng và quản lý rủi ro cho ngân hàng Các tổ chức tài chính, các ngân hàng phát hành thẻ phải xây dựng các quy định về
việc sử dụng thẻ và thu hồi nợ: số tiền thanh toán tối thiểu, ngày sao kê, thời
gian ân hạn, các loại phí và lãi, hạn mức tín dụng tôi đa, tôi thiêu, các chính
sách ưu đãi đôi với chủ thê
Về cơ bản hoạt động phát hành thẻ gồm các nội dung chính sau đây:
> Tổ chức các hoạt động tiếp thị để đưa sản phẩm vào thị trường.
> Tham định khách hàng phát hành thẻ
Trang 27> Cấp hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng.
> Thiết kế và tổ chức mua thẻ trắng
> In nỗi, mã hóa thẻ và tạo số PIN cho khách hàng
Quản lý thông tin khách hàng.
Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng.
>
>
> Quản lý tinh hình thu nợ của khách hàng.
> Cung cấp dịch vụ khách hàng
> Tổ chức thanh toán bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế
Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ
thu được từ chủ thẻ, các ngân hàng phát hành còn được hưởng khoản phí trao
đổi do ngân hàng thanh toán chia sẻ từ phí thanh toán thông qua các tổ chứcthẻ quốc tế Đây là phần lợi nhuận cơ bản của các tổ chức tài chính, ngân
hằng phát hành thẻ Trên cơ sở nguôn thu này, các tổ chức tài chính, ngân
hàng phát hành thẻ đưa ra được những chế độ miễn lãi và ưu đãi khác cho
khách hàng nhằm thu hút khách hàng cũng như khuyến khích chỉ tiêu thẻ.
Hoạt động thanh toán: Cùng với phát hành, hoạt động thanh toán thẻđóng vai trò quyết định đến sự phát triển của dịch vụ thẻ Việc triển khai hoạtđộng thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ là thu lợi nhuận từ nguồn
phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ từ các ĐVCNT
mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn chỉnh, tạo
cơ sở thuận lợi cho việc sử dung thẻ Đối với TCTQT và các thành viên, việc
khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ thông qua mở rộng ĐVCNT có ýnghĩa rất quan trọng
Trang 28Thứ nhất: Hoạt động thanh toán một loại thẻ nhất định nào đó được
mở rộng trên một thị trường, điều đó có nghĩa là chủ thẻ có thể sử dụng thẻ
một cách dé dàng và thuận tiện hơn Số lượng DVCNT lớn, có mặt tại khắpcác thị trường tiềm năng và các ngành hàng kinh doanh đồng nghĩa rằng thẻngân hàng được chấp nhận thanh toán tại nhiều nơi hơn, dễ dàng hơn, thuận
tiện hơn và mang lại lợi ích nhiều hơn cho cả chủ thẻ, các ĐVCNT và sau đó
là các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ.
Thứ hai: Không chỉ mở rộng thị trường thanh toán bằng cách ký kết
hợp đông thanh toán với các DVCNT mới, một ngân hàng thanh toán thẻ đặc
biệt quan tâm tới việc duy trì mối quan hệ với các DVCNT sẵn có, thể hiện trong công tác chăm sóc khách hàng Nếu không có những chính sách thích
hợp, những dịch vụ hỗ trợ tốt, tạo điều kiện cho các DVCNT có thể chấp nhận
thanh toản thẻ một cách dễ dàng, được ngân hàng báo có đúng cam kết sau
khi đã trừ đi tỷ lệ phí chiết khấu, các ngân hàng khác sẽ tranh thủ cơ hội này
để chào những dịch vụ hoàn hảo hơn tới các DVCNT Như vậy, khách hàng
trong hoạt động thanh toán sẽ giảm đi, mục tiêu thu lợi của các ngân hàng sẽ
bị ảnh hưởng sâu sắc
Hiện nay hoạt động thanh toán thẻ trên thị trường quốc tế đã phát triển
ở mức độ rất cao với trên hàng triệu DVCNT tại hơn 200 quốc gia, chấp nhận
thẻ mang các thương hiệu nỗi tiếng thế giới như Visa, MasterCard, American Express,, Diners Club, JCB và nhiều loại thẻ quốc tế và ngân hàng nội địa
khác Tại Việt nam tuy thẻ ngân hàng còn mới mẻ nhưng nhằm đáp ứng nhu
cầu thanh toán của một lượng lớn khách nước ngoài cũng như thị trường nội
địa càng phát triển, số lượng các ngân hàng thanh toán thẻ tính đến năm 2006
đã đạt khoảng trên 30 ngân hàng với mạng lưới hơn 14.000 DVCNT trên toàn
Trang 29quốc Hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng bao gồm các hoạt độngchủ yếu sau:
> Xây dựng và quản lý hệ thong thông tin khách hàng DVCNT
> Quan lý hoạt động của mạng lưới DVCNT.
> Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các DVCNT
Hoạt động quản lý rủi ro: Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng
phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau: thẻ giả, đánh cắp thông tin khách
hàng, giao dich giả mạo Những rủi ro đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợinhuận, uy tín của ngân hàng phát hành thẻ và gây phiền nhiễu cho chủ thẻ
Chính vì vậy ngân hàng cần có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động quản lý
rủi ro Bộ phận quản lý rủi ro tại các ngân hàng có hoạt động kinh doanh thẻ
được coi là bộ phận xương sống (backbone) trong hoạt động thẻ, bao gồm các
chức năng chính sau:
> Ngăn ngừa và điều tra các hành vi sử dung thé giả mạo
> Quan lý danh mục các tài khoản liên quan tới những thé đã được
thông báo mat cắp, that lac
> Xây dựng các kế hoạch theo dõi việc bao mật phôi thẻ, thẻ đã in,thẻ hỏng, thẻ bị thu hồi
Trang 30> Cập nhật thông tin trên các Danh sach thẻ mat cắp, thất lạc của
Tổ chức thẻ quốc tế
> Hợp tác với các co quan có tham quyền liên quan trong việc điều
tra, xử lý các hành vi vi pham hợp đồng, giả mạo.
> Tổ chức tập huấn cho nhân viên DVCNT và chủ thẻ về các biệnpháp phòng ngừa giả mạo.
Marketing và dịch vụ khách hàng: Cũng như những ngành nghề kinh doanh khác, kinh doanh thẻ ngân hàng đòi hỏi chú trọng đáng kế vào công tác Marketing và dịch vụ khách hàng Về lý thuyết, Marketing và dịch vụ
khách hàng trong kinh doanh thẻ là khái niệm tương đối rộng, bao gồm toàn
bộ các phương thức dé tìm kiếm khách hàng (ĐVCNT và chủ thẻ ), giúp ho
tiếp cận, quyết định và lựa chọn phương thức thanh toán phi tiền mặt này và
trở thành khách hàng lâu dài của ngân hàng
Hoạt động Marketing bao gồm các hoạt động cơ bản sau:
> Tiếp xúc với các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ có tiềm năng
cho hoạt động thẻ, thuyết phục họ ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ.
> Cung cấp dịch vu cho các DVCNT : lắp đặt thiết bị đọc thẻ,hướng dẫn quy trình nghiệp vụ chấp nhận thẻ, bảo trì bảo dưỡng máy móc
thiết bị thanh toán thẻ
> Tién hanh viéc quảng cáo cho các DVCNT nói chung hoặc các
ĐVCNT tiềm năng cùng với chương trình quảng cáo, khuyếch trương thẻ
> _ Xây dựng chính sách khuyến mãi hợp lý đối với các DVCNT
bằng cách xếp hạng, tính điểm phục vụ hoặc lượng giá trị giao dịch tại đơn vị
dé từ đó có chính sách giảm phi, tỷ lệ chiết khấu cho chủ thẻ và DVCNT
Trang 31> Tiếp xúc với các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có tiềm
năng sử dụng thẻ, thuyết phục họ ký kết hợp đồng sử dụng thẻ thông qua
những tiện ích của thẻ ngân hàng nói chung và các ưu thế về dịch vụ ngân
hàng cung cấp
> Duy trì mối liên hệ với chủ thẻ, khuyến khích tiêu dùng của chủ
thẻ thông qua việc xây dựng các chương trình khuyến mại, điểm thưởng
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng và đóng vai trò quyết định trong hoạt
động Marketing chính là yếu tố con người Các cán bộ Marketing phải là
người vừa vững về nghiệp vụ thẻ,thông hiểu về thị trường thẻ và có khả năng
nghiệp vụ Marketing
Hệ thống công nghệ: Thẻ ngân hàng là một sản phẩm gắn liền với
công nghệ hiện đại Chính vì vậy hệ thống công nghệ kỹ thuật đóng vai trò rấtquan trọng cho dịch vụ thẻ phát triển và hoạt động hiệu qủa Giải pháp cho hệ
thống công nghệ của từng ngân hàng được lựa chọn phù hợp với định hướngchiến lược phát triển của ngân hàng đó Các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻphải đầu tư một hệ thống công nghệ kỹ thuật theo chuẩn quốc tế bao gồm hệthống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quản lý hoạt động sử dụng và
thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻ quốc tế Hệ thống này sẽ
kết nối trực tuyến với hệ thống xử lý dữ liệu của các TCTQT Bên cạnh đóngân hàng cũng phải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành
và thanh toán thẻ như máy thanh toán thẻ tự động, thiết bị thanh toán thẻ càtay, máy in thẻ, máy giao dịch tự động ATM, máy cấp phép thanh toán thẻ
CAT, các thiết bị kết nối hệ thống, các thiết bị đầu cuối Hệ thống này phảiđồng bộ và có khả năng tích hợp cao do giao dịch thẻ được xử lý nhanh haychậm cũng phụ thuộc vào tính đồng bộ và tốc độ xử lý của hệ thống
Trang 321.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của
ngân hàng hiện nay
Thị trường thẻ Việt Nam được đánh dấu với xu hướng liên kết giữa cácngân hàng nhằm thành lập nên các liên minh thẻ, cụ thé là: Liên minh thé doVietcombank đứng đầu gồm 21 ngân hàng thành viên (tính đến năm 2007),liên minh Banknetvn gồm 7 Ngân hàng thành viên trong đó có 3 NHTM quốcdoanh sáng lập, liên minh thẻ VNBC do Ngân hàng Đông Á đứng đầu và liên
minh giữa Sacombank và ANZ Bank sáng lập Gia nhập liên minh là một cơ
hội để các ngân hàng thành viên chia sẻ công nghệ, hệ thống, mạng lưới và
kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thẻ.
Nhìn chung, sự nhập cuộc của các ngân hàng nước ngoài và sự lớn
mạnh của các NHTM cổ phan trong lĩnh vực kinh doanh thẻ đã và dang day mức độ cạnh tranh gay gắt của thị trường thẻ Việt Nam ngày càng khốc liệt
hơn Hơn nữa, theo các cam kết về tài chính khi Việt Nam gia nhập WTO thì
thời gian tới, Việt Nam sẽ phải mở cửa ngành ngân hàng tài chính theo lộ
trình, theo đó các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài sẽ có quyền
được kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như các ngân hàng trong nước.
Điều này sẽ càng tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường ngân
hàng bán lẻ nói chung và thị trường thẻ Việt Nam nói riêng Điều này cũng
đồng thời đặt ra những khó khăn và thách thức cho các ngân hàng Việt nam
nhằm giữ vững vị thế hiện tại là ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ đứng đầu
trên thi trường.
1.1.6.1 Thói quen sử dụng thẻ trong nền kinh tế
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặttrong nền kinh tế, ra đời và phát triển cùng với quá trình hiện đại hoá và ứngdụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng Nếu như tiền mặt và các
Trang 33phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, chuyền tiền đã ra đời và được công chúng sử dụng trong một thời gian dài thì thẻ ngân hàng mới chính thức được chấp nhận rộng rãi trên
thế giới trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây Giống như bat kỳ một san phẩm
mới ra đời, người tiêu dùng đều cần có thời gian tìm hiéu,lam quen va học
cách sử dụng chúng.
Thẻ ngân hàng chính thức có mặt ở Việt Nam từ đầu những năm 20
nhưng chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong vòng 5 năm trở lại đây Là nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt nên giống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ thanh toán mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và giới hạn trong một số
tầng lớp dân cư nhất định.Và ngay cả trong số đó không phải tất cả các chủ
thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều có sự hiểu biết về thẻ mà nhiều khi khách hàng sử dụng thẻ, chấp nhận thẻ vì điều kiện bắt buộc Sinh viên đi du
học phải có thẻ tín dụng để chứng minh năng lực tài chính của mình với các
tổ chức đào tạo, công nhân các khu công nghiệp, người đi làm cho các doanh
nghiệp liên doanh, các công ty nước ngoài được phát hành thẻ để nhận lương
hàng tháng, có cả những cá nhân còn coi thẻ như một thứ đề hiệu dé đánh
bóng bản thân Các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, các nhà cung cấp dịch vụ
tiền mặt dé thanh toán Ngay cả bản thân các ngân hàng nhiều nơi tham gia
vào hoạt động kinh doanh thẻ cũng là do chịu sức ép về cạnh tranh, ngân hàng
khác phát hành thẻ thì mình cũng phải phát hành thẻ Tuy nhiên, hai năm trở
lại đây, thẻ ngần hàng đã trở thành một công cụ thanh toán khá phố biến và
-nhận được sự quan tâm của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp cán bộ,
Trang 34công nhân viên chức, những người có thu nhập khá và thậm chí là bộ phận
dân số trẻ như sinh viên học sinh rât quan tâm và ưa dùng.
Các ngân hàng Việt nam cũng đã góp công lớn trong việc giáo dục ý
thức và tạo thói quen cho người dân Việt Nam làm quen với các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và các sản phẩm và dịch vụ thẻ nói
riêng; từng bước góp phân thay đổi bộ mặt thanh toán của xã hội Nếu như 5
năm trước đây, trên 95% tỷ lệ thanh toán của người dân là tiền mặt thì hiện
nay con số này khoảng 80% Người dân đã biết tới các hình thức tài khoản; các loại thẻ và các dịch vụ thanh toán bằng thẻ và qua tài khoản cũng như biết
đến tính tiện lợi và văn minh của nó Đây thực sự là một yếu tố thuận lợi cho
các ngân hàng tại Việt Nam, tạo tiền đề để phát triển dịch vụ kinh doanh thẻ.
1.1.6.2 Các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước doi với
hoạt động thẻ
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập duy trì hành lang
pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh thẻ Hiện nay, Chính phủ và
NHNN đã quan tâm và ban hành và hoàn thiện một số văn bản pháp luật dé
điều chỉnh hoạt động kinh doanh thẻ và hoàn thiện môi trường pháp lý dé hoạt động kinh doanh thẻ có thé phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm đây
mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các công nghệ ngân
hàng hiện đại của dân cư Điều này đã được nêu trong Nghị quyết của Hội
Nghị Đảng lần thứ 9 Ban chấp hành TW Đảng “Đây mạnh việc thanh toán
không dùng tiền mặt trong các cơ quan, doanh nghiệp và dân cư”; Quyết định
số 112/2006/QD-TTg phê duyệt về đề án phát triển ngành ngân hàng Việt
Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020 “Phát triển hệ thống dịch vụ
Trang 35ngân hàng đa dạng, đa tiện ích tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại
có hàm lượng công nghệ cao phan dau phat triển được hệ thống dịch vu ngân hàng ngang tầm với các nước về chủng loại và chất lượng” và gần đây
nhất là Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc trả lương
qua tài khoản cho các cán bộ công chức từ 01/01/2008, tạo cơ sở và hành lang pháp lý thuận lợi và phù hợp, tạo cơ sở cho hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng có cơ hội phát triển.
1.1.6.3 Tiềm năng về nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho
việc thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có các sản phẩm và dịch vụ
thé
Trong thập ky qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những
nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực với tỷ lệ trung bình khoảng 8%/năm và được dự đoán sẽ tiếp tục ôn định ở mức 7-8%/nam trong
vòng 5 năm tới Cùng với mức tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng khá qua các năm, đạt
mức khoảng 800USD/người vào năm 2007 và dự đoán sẽ tăng đến
1000USD/người vào năm 2010
Mặt khác, Việt Nam hiện đang có hơn 85 triệu dân trong đó gồm khoảng 10 triệu học sinh pho thông và sinh viên đại học, gan 40 triệu cán bộ
và công nhân viên trong đó khoảng 90% hiện đang được trả lương bằng tiền
mặt Thêm nữa, số liệu thống kê cho thấy hiện tại ở Việt Nam có khoảng
500,000 điểm kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với mức chỉ tiêu cho mua sắm
của người dân Việt Nam là khoảng 45 tỷ USD/năm Trong khi đó, tính đến
cuối 2007, tổng số lượng thẻ phát hành của các ngân hàng mới chỉ khoảng 5
triệu thẻ và số DVCNT đã khai thác được là khoảng gần 15,000.
Trang 36Những con số trên cho thấy tiềm năng về sức cầu của thị trường phát hành và
thanh toán thẻ Việt Nam là rất lớn
1.1.6.4 Ap lực cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường kinh doanh dịch vụ théThực tế cho thấy, các ngân hàng liên tục gia nhập thị trường thẻ có mộtphần nguyên nhân từ tiềm năng to lớn của thị trường thẻ đem lại một nguồn
thu dich vụ đáng kể, đồng thời hoạt động thẻ tạo ra môi trường thuận lợi để
thu hút nguồn vốn, mở rộng thị trường tín dụng cũng như góp phần giảmthiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng thông thường Hoạt động thẻ cũng đem lạinguồn thu ngoại tệ lớn va góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cho các
ngân hàng.
Theo tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của nền tài chính và ngân
hàng Việt Nam thì sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vựckinh doanh hoạt động thẻ là điều không thể tránh khỏi Điều này cũng cho
thấy áp lực cạnh tranh của thị trường thẻ trong những năm gan đây là rất lớn
và đang đặt ra những thách thức cho các ngân hàng trong nước hiện đang kinh
doanh thẻ phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhăm chiếm lĩnh và
giữ vững được thị phần của mình trong thị trường thẻ Việt Nam
1.1.6.5 Su phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời
trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực
ngân hàng Vì vậy việc áp dụng công nghệ tiến tiến trong hoạt động kinh
doanh thẻ là yếu tố sống còn đối với các ngân hàng Nhìn chung, hiện nay các
ngân hàng Việt Nam đã có đầu tư rất lớn về công nghệ đặc biệt là đầu tư cho
hệ thống core-banking trong đó có thẻ Tuy nhiên cũng còn một số ngân hàngvẫn duy trì hệ thống công nghệ thẻ phân tán, do đó đã và đang ảnh hưởng đến
kha năng va toc độ nghiên cứu va phát triển các sản phâm và dich vu thẻ mới
Trang 37cũng như an chứa những rủi ro về hệ thống Các ngân hàng hiện nay đang tậptrung vào triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống máy ATM vàPOS như thanh toán hoá đơn tiền bảo hiểm, điện thoại Đồng thời cũng pháttriển cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua việc cung cấp dịch vụthanh toán vé máy bay trực tuyến cho các hãng hàng không các công ty dulịch, các đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông và các đối tác cung cấp dịch vụ
công nghệ, dao tạo nguồn nhân lực cũng như cải tiến quy trình, tổ chức điều
hành phù hợp với những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để thực hiện thànhcông chủ trương: “ Đi tắt đón đầu”, tránh tụt hậu về công nghệ
1.1.6.6 Su phát triển nhanh của nên kinh té
Có thé khang định rang, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã vươn lên trởthành một trong những nền kinh tế Châu Á có nhịp độ tăng trưởng cao nhất,với tỷ lệ trung bình đạt 7,5 % và được dự đoán sẽ tiếp tục ôn định ở mức trên7% trong ít nhất là 5 năm tới Quy mô GDP đến năm 2010 dự kiến đạt khoảng1.690-1.760 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành), tương đương 94-98 ty USD.Thu nhập GDP bình quân đầu người tương ứng 600 USD trong năm 2005 vàđược dự báo sẽ lên đến khoảng 1.050-1.100 USD vào năm 2010 Đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có nhịp độ tăng khôngngừng, với 367 dự án mới và các dự án tăng vốn đạt 3,415 tỷ USD Dự báo
Trang 38dén cuôi năm, khi những dự án lớn được cấp phép hết, sẽ đưa tong vốn dau tư
nước ngoài cam kết vào Việt Nam lên 6,5 tỷ USD
Từ sự phát triển nhanh cả về chất và lượng của vốn đầu tư nước ngoàivào thị trường Việt Nam cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của nền kinh tế
Do đó thu nhập của người dân đang ngày càng được cải thiện Đây sẽ là
những nhân tố tích cực cho việc tiêu dùng bằng thẻ tăng nhanh
1.2 Những vấn đề về kết nối hệ thống thẻ
1.2.1 Các kiểu mô hình kết nối
- Mô hình kết nỗi “front-end switch”
Các Ngân hàng thành viên kết nối theo mô hình này đều không có hệthống switch riêng ATM/POS của các Ngân hàng này kết nối thắng vào hệthống chuyển mạch tài chính của công ty Do vậy, với mô hình kết nối này,tat cả các giao dịch kế cả những giao dịch được thực hiện trên ATM/POS củachính Ngân hàng phát hành đều sử dụng hệ thống chuyển mạch chung và sẽ
bị tính phí.
- Mô hình kết nỗi “back-end switch”
Với mô hình này, các Ngân hàng thành viên đã sẵn có hệ thống switchriêng ATM/POS của Ngân hàng thành viên sẽ được kết nối vào hệ thống
switch riêng của Ngân hàng đó trước khi kết nối vào hệ thống chuyển mạch
chung Do vậy, các giao dịch thẻ thực hiện trên ATM/POS của chính Ngân hàng phát hành sẽ không bị thu phí Các giao dịch thực hiện trên ATM/POS
Trang 39của Ngân hàng khác sẽ được “chuyên mạch” tới Ngân hàng phát hành và sẽ bị
tính phí.
- Mô hình kết nỗi kết hop
Mô hình kết nối này là sự kết hợp giữa 2 mô hình kết nối “front-end”
và “back-end” Mô hình này cũng bao gồm các máy ATM/POS do chính công
ty thực hiện chuyển mạch đầu tư và sở hữu Công ty cũng sẽ tiến hành thu phíđối với những giao dịch được thực hiện qua mạng lưới ATM/POS của công
từ ATM để phục vụ cho mục đích tiêu dùng Một trong những nguyên nhânchủ yếu khiến người dân chưa sử dụng thẻ trên diện rộng là Việt Nam chưa cómột hệ thống chấp nhận thẻ (rút tiền tại ATM và thanh toán qua POS) đủ lớn.Hiện trạng này một phần là do từ trước đến nay các ngân hàng vẫn chưa có
được những bước tiễn nào đáng kể trong việc thống nhất tìm ra giải pháp kết
nối hệ thống chấp nhận thẻ, cho phép chủ thẻ nội địa sử dụng dịch vụ tạiATM và POS của mọi ngân hàng trên toàn quốc
- Hệ thống thẻ kết nối thống nhất sẽ giúp khách hàng được cung ứng
những dịch vụ giá trị gia tăng, những dịch vụ, sản phẩm thẻ mới hơn trong
Trang 40thời gian nhanh hơn và theo đúng các quy trình, chuẩn mực của quốc gia vàthế giới.
- Khách hàng thể có được những dịch vụ tốt nhất mà hình thức thanhtoán thẻ có thé mang lại
- Việc xây dựng những công ty dịch vụ thẻ có đầy đủ chức năng, có
khả năng cung ứng những dịch vụ liên quan đến hoạt động của hệ thống thẻthanh toán sẽ đảm bảo sự an toàn và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu ngày một
cao hơn của người sử dụng thẻ trên toàn quôc.
1.2.2.2 Đối với các ngân hàng thành viên
- Khi hệ thống thẻ được kết nối thống nhất bởi một công ty sẽ làm giảm
nhẹ gánh nặng trong việc vận hành của các trung tâm thẻ của các Ngân hàng
thành viên Nhờ đó, các ngân hàng này có thé tập trung dau tư dé phát triển sảnphẩm dịch vụ về thẻ theo cả chiều rộng và chiều sâu Trong bối cảnh chung củatiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, áp lực về hiện đại hóa hệ thống công
nghệ ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ đang ngày càng trở nên cấp
bách, trong đó nghiệp vụ thẻ đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng cả nên tảng
công nghệ và trình độ nghiệp vụ ở mức cao, hiện đại.
- Mặt khác, khi các ngân hàng chú trọng tới việc kết nối kỹ thuật giữacác hệ thống thẻ của các ngân hàng với nhau thì họ lại đang bỏ ngỏ việc pháttriển thương hiệu chung, cung cấp các tính năng hiện đại, giá trị gia tăng củathẻ thanh toán Các ngân hàng hiện cũng chưa chú trọng tới việc tối ưu hóa các
hoạt động của trung tâm thẻ, dẫn tới việc đầu tư hệ thống thiết bị không đồng
bộ, gây lãng phí; hoạt động chưa quy củ dẫn tới nhiều nguy cơ tiềm tàng trong
nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế vốn rất rủi ro