Các nguyên tắc xác lập vai trò của NHNN đối với việc xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhấttâm chuyển mạch thẻ thống nhất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 99 - 111)

07 SMARTLINK BANKNET VNBC STB-ANZ

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÓNG NHÁT THỊ TRƯỜNG THẺ TẠI

3.3 Các nguyên tắc xác lập vai trò của NHNN đối với việc xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhấttâm chuyển mạch thẻ thống nhất

Sự tham gia của NHNN vào việc xây dựng trung tâm chuyển mach thé thống nhất căn cứ trên các nguyên tắc chung thé hiện trong Đề án thanh toán không dùng tiền mặt 2006-2010 và định hướng đến 2020 ban hành theo

Quyết định 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, và được cụ thể hoá trong lĩnh vực chuyển mạch thẻ như sau:

- Nguôn lực của nhà nước được sử dụng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng

kỹ thuật cho ngành dịch vụ thẻ, từ đó tạo cơ sở nền tảng thúc đây thanh toán

không dùng tiền mặt nói chung. Trong trường hợp này là sự tham gia vốn trực tiếp của nhà nước và NHNN cử đại diện tham gia vào bộ máy quản trị, điều hành của chính tổ chức chuyển mạch. Trên cơ sở đó, NHNN đại diện cho phần vốn nhà nước, trực tiếp thực hiện việc chỉ đạo, định hướng đối với hoạt

động của trung tâm chuyền mach thẻ.

- Việc tập trung phát triển một trung tâm chuyển mạch tập trung cũng

nhằm tăng hiệu quả quản lý nhà nước của NHNN trên lĩnh vực thanh toán, trên cơ sở kiểm soát các luồng giao dịch thẻ qua các ngân hàng khi mà các

giao dịch thanh toán thẻ giữa các ngân hàng đều tập trung qua một công duy

nhất nằm dưới quyển kiểm soát của NHNN, đồng thời cũng là yếu tố giúp NHNN kiểm soát rủi ro hệ thống có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống tài chính nói chung.

- Sự tham gia của NHNN vào lĩnh vực này đồng thời sẽ thúc đây tính hiệu quả trong ngành dịch vụ thẻ. Quá trình phát triển trung tâm chuyển mạch thẻ tại Việt Nam thời gian vừa qua cũng chứng tỏ rằng nếu dé cho các động lực thị trường tự do chỉ phối lĩnh vực này thì đến một giai đoạn nhất định hoạt động dịch vụ thẻ trở nên kém hiệu quả. Bản thân các tổ chức chuyển mạch

cũng như các tổ chức phát hành thẻ không thể đi đến thống nhất trong việc hình thành nên một trung tâm chuyển mạch tập trung, do các vấn đề mà bản thân từng tổ chức riêng rẽ không thể cùng nhau tự khắc phục, nếu như không có sự chỉ đạo trực tiếp của NHNN.

- Sự tham gia của NHNN phải đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích của từng

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, từng tổ chức chuyển mạch thẻ với lợi

ích chung của những người đã và sẽ sử dụng thẻ trong cộng đồng. Xét về mặt xã hội, lợi ích của người sử dụng thẻ bị ảnh hưởng do không thé có được một

hệ thống ATM/POS hữu hiệu, cũng như bị hạn chế về các dịch vụ thẻ mà họ

nhận được. Sự tham gia của NHNN được xác định như đóng góp vào một loại hình dịch vụ công ích (vì lợi ích chung của cộng đồng), trước mắt phục vụ cho những chủ trương lớn của Chính phủ là thực hiện thành công việc trả lương qua tài khoản mà thẻ được xem như một phương tiện đắc lực.

3.4 Các giải pháp thống nhất hệ thống thẻ

3.4.1 Kết nối các trung tâm chuyển mạch thẻ hiện hành

- Theo phương án này, Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ vốn để hình thành nên một pháp nhân chuyên về dịch vụ chuyển mạch thẻ. Trung tâm này sẽ kết nối toàn bộ các đơn vị đang làm dịch vụ chuyển mạch thẻ hiện hành. Tương lai, trung tâm này có thể phát triển thành Trung tâm thanh toán bù trừ tự động quốc gia (NACH) dé xử lý các giao dịch thanh toán bán lẻ, vận hành hệ thống

giro (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu cho việc thanh toán định ky các khoản tiền như điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng v.v.); bù trừ

séc/hối phiếu; vận hành hệ thống thanh toán phục vụ thương mại điện tử

(BC, B2B....).:.

- Hệ thống liên minh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đông Á và của Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn sẽ kết nối trực tiếp với trung tâm này của NHNN để xử lý các giao dịch thẻ (thanh toán bù trừ). Các giao dịch chuyển mạch giữa các thành viên trong từng hệ thống sẽ được xử lý bù trừ tại từng đơn vị chủ trì của hệ thống đó, trung tâm chuyển mạch quốc gia của NHNN sẽ xử lý bù trừ cho các giao

dich chuyén mach lién hé thống. Việc quyết toán các giao dịch sẽ thực hiện

tại NHNN.

- Để thực hiện quyết toán, mỗi hệ thống phải chỉ định một ngân hàng quyết toán riêng, và các thành viên sẽ mở tài khoản và duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng quyết toán. Việc quyết toán cho các thành viên cho các giao dịch chuyển mạch trong nội bộ hệ thống sẽ thực hiện tại ngân hàng chỉ định quyết toán của toàn hệ thống. Các giao dịch chuyển mạch liên hệ thống thông qua trung tâm chuyển mạch tập trung sẽ được quyết toán tại hệ thống thanh toán liên ngân hàng của NHNN thông qua tài khoản tiền gửi

tại Sở giao dịch.

Giải pháp này mang những wu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

- Trung tâm chuyển mạch trong mô hình này là trung lập và không cạnh tranh với các tố chức chuyển mach của NHTM.

- NHNN chủ trì hệ thống, vừa đóng vai trò là người sở hữu, vận hành và quản lý giám sát hệ thống. Vì trực tiếp sở hữu và vận hành hệ thống nên NHNN có thể chủ động quyết định các chuẩn mực kỹ thuật của hệ thống, định ra các yêu cầu về quản lý rủi ro và an toàn hệ thống và tự chịu trách nhiệm về các chuẩn mực đó.

Nhược diém

- Phương án này sẽ kéo dài về mặt thời gian, do phải tiến hành các bước chuẩn bị cho việc thành lập một pháp nhân hoàn toàn mới như: hoàn thành các thủ tục thành lập pháp nhân, củng cố cơ cấu tổ chức, sắp xếp nhân sự, hoàn thiện các quy chế tổ chức hoạt động, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, xây dựng tiêu chuẩn tham gia hệ thống... và nhiều khâu chuẩn bị khác nữa, và tiếp theo là hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, tổ chức đấu thầu mua sắm máy

móc thiết bị, đào tạo cán bộ... Kinh nghiệm trong việc thành lập Banknetvn trước đây đã cho thấy quá trình này có thể mắt đến 2 năm.

- Doi hỏi nguồn lực lớn và tốn kém của Nhà nước. Nhà nước sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vốn đầu tư ban đầu cho trung tâm này, bao gồm chỉ phí đầu tư ban đầu và chỉ phí vận hành thường xuyên. Bên cạnh đó phải có nguồn

nhân lực đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để quản lý và vận hành hệ

thống. Yêu cầu nguồn nhân lực thực sự sẽ là một thách thức lớn đối với NHNN trong thời điểm hiện tại. Nguồn tuyến dụng cán bộ mới phải mất thời gian dài để đào tạo. Vì vậy, để có bộ máy sẵn sàng cho việc quản lý và vận hành hệ thống thì sẽ cần khoảng thời gian khá dài, đến 2009-2010 trung tâm chuyển mạch tập trung mới có thể bắt đầu đi vào hoạt động. Điều này sẽ chậm trễ so với lộ trình yêu cầu mà Chính phủ đặt ra đối với việc hình thành trung tâm chuyến mach thẻ thống nhất.

- Với sự tồn tại nhiều cấp chuyển mạch trên thực tế sẽ khiến cho quá trình xử lý bù trừ và quyết toán trở nên phức tạp và giao dịch chuyển mạch có thể bị kéo dài. Từng liên minh sẽ xử lý bù trừ cho các thành viên trong liên

minh của mình, sau đó sẽ là quá trình xử lý giao dịch liên-liên minh giữa các liên minh với nhau, thông qua trung tâm chuyển mạch quốc gia. Điều này

đồng thời cũng ảnh hưởng tới van dé phí dịch vụ. Khách hàng sẽ phải chịu nhiều mức phí chuyển mạch, do vậy, các giao dịch qua các trung tâm chuyển

mạch sẽ chịu mức phí cao hơn, gây ảnh hưởng tới nhu cầu giao dịch thẻ nói chung của khách hàng sử dụng dịch vụ.

- Dé xử lý quyết toán trong nội bộ từng hệ thống, sẽ xảy ra trường hợp

là các ngân hàng mở tài khoản quyết toán tại nhiều ngân hàng chỉ định quyết toán khác nhau và duy trì một mức vốn khả dụng nhất định tại đó để quyết toán cho từng hệ thống mà mình tham gia. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu

quả quản lý vôn khả dụng của NHNN và đi ngược với mục tiêu của việc đổi

mới điều hành chính sách tiền tệ và hiện đại hoá hệ thống thanh toán, và vì vậy mà ảnh hưởng đến khả năng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

3.4.2 Sir dung dịch vụ kết nối của một tô chức chuyên môn bên thứ ba

Trong mô hình này, Ngân hàng Nhà nước có thể lựa chọn một nhà cung

cấp dịch vụ xử lý chuyển mạch thẻ bên thứ ba đã có sẵn mạng lưới tại Việt

nam như mạng lưới Visanet làm giải pháp giao thời. Tất cả các hệ thống

chuyển mạch hiện có sẽ được kết nối với mạng Visanet. Visa sẽ thực hiện

dịch vụ thanh toán bù trừ và chỉ định một ngân hàng quyết toán.

Qua một số buổi làm việc trực tiếp tại NHNN, đại diện của Visa

International tại Việt Nam cho biết Visa có thể kết nối tất cả các hệ thống

chuyên mạch hiện có trong thời gian dự kiến từ 3 đến 4 tháng. Giải pháp này có thể thực hiện tạm thời từ nay cho đến khi Trung tâm chuyển mạch của Ngân hàng Nhà nước chính thức đi vào hoạt động hoặc lựa chọn một phương án nào khác dé thống nhất các trung tâm chuyền mạch hiện hành.

Giải pháp này có những wu và nhược điểm như sau:

Uu điểm

- NHNN có thể giải quyết vấn đề Trung tâm chuyển mạch thẻ tập trung trong thời gian ngắn, tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có. Tốc độ tiếp cận thị trường nhanh do tận dụng sự kết nối sẵn có với 17 ngân hàng thành viên của Visa - ước tính 6 tháng.

- Sử dụng quy trình quản lý, quy trình nghiệp vu, giải quyết tranh chấp

và đối chiếu sẵn có của Visa. Chất lượng dịch vụ chuyển mạch được đảm bảo

ở mức độ khá cao do dịch vụ được một nhà cung cấp nước ngoài giàu kinh nghiệm, có năng lực về kỹ thuật cung cấp.

- Mức phí đầu tư ban đầu thấp do đã có sẵn hệ thống của Visa.

Nhược điểm

- Van dé lớn nhất là sự lệ thuộc của toàn bộ hệ thống thanh toán thẻ nội địa vào hệ thống mạng của nước ngoài. NHNN sẽ không kiểm soát được các luồng giao dịch thực hiện qua hệ thống trong thời gian sử dụng hệ thống đó.

- Người sử dụng dịch vụ và các ngân hàng thành viên sẽ phải chịu mức phí cao, do chi phi vận hành thường xuyên cao và các khoản chi phí này sẽ

phải trả cho tổ chức thẻ nước ngoài vận hành hệ thống. Nếu khoảng thời gian

sử dụng dịch vụ này kéo dài một vài năm, thì theo sự ước tính của một số chuyên gia, chi phí phải trả cho nước ngoài có thể đủ để đầu tư một hệ thống mới.

- Ngoài ra, NHNN vẫn phải đầu tư một hệ thống hoàn toàn mới theo phương án thứ nhất. Vì vật, nếu xét về chỉ phí, thì chi phí cho việc thực hiện

phương án này thậm chí cao hon cả chi phí dé thực hiện phương án thứ nhất.

- Ngoài khả năng giải quyết được nhược điểm về thời gian của phương án thứ nhất, thì các nhược điểm khác của phương án đó vẫn sẽ lặp lại Ở

phương án này.

3.4.3 Lựa chọn một trong số các đơn vị đang làm dịch vụ chuyền mach và thanh toán dich vụ bù trừ thé dé phát triển thành trung tâm chuyển

mach thé tập trung

Theo phương án này, Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn một trong số

các đơn vị chuyển mạch thẻ hiện có, trên cơ sở các tiêu thức: tính chắc chắn về mặt pháp lý của hoạt động dịch vụ chuyển mạch và thanh toán bù trừ, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm khả năng kết nối các hệ thống thẻ hiện hành trước hết để cung cấp các dịch vụ cơ bản nhất cho chủ thẻ, cụ thể là dịch vụ chuyển mạch thẻ giữa các ATM, POS của các tổ chức phát hành thẻ khác

nhau, vân tin tài khoản, vân tin sô dư, ...; đảm bảo dung lượng đê thực hiện

khối lượng giao dịch hiện tại và dự tính cho 5 năm sau; có khả năng hợp tác

với các đơn vị chuyển mạch khác.

Đối với tổ chức chuyển mạch được lựa chọn, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung phát triển tổ chức đó, dưới hình thức tham gia đại diện về vốn sở hữu nhà nước, cử đại diện của NHNN tham gia vào bộ máy quản trị và điều hành, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng cao kết nối về mặt kỹ thuật,

tạo tiền đề để phát triển một mạng lưới thanh toán giá trị thấp, thanh toán điện

tử phục vụ cho thương mại điện tử. Đồng thời, tổ chức này sẽ trở thành thành

viên trực tiếp của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN để thực hiện việc quyết toán các giao dịch được tổ chức đó chuyển mach và xử lý bù trừ.

Những ưu điểm và nhược điểm của giải pháp:

Uu điểm

- Vé mặt thời gian, có thể nhanh chóng có được một trung tâm chuyền

mạch thẻ tập trung, có thể bảo đảm được thời gian và lộ trình mà Chính phủ đặt ra, do không cần xây dựng lại một cơ cấu tổ chức từ đầu, mà sử dụng nguồn lực sẵn có, bao gồm nền tảng kỹ thuật công nghệ, nguồn

nhân lực với kinh nghiệm và kiến thức có được sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực chuyển mạch thẻ của chính tổ chức này. Ngoài ra,

tất cả các hệ thống thẻ hiện hành đều được trang bị theo chuẩn quốc tế, vì vậy, việc kết nối sẽ có thể thực hiện được nhanh chóng và dễ dàng.

- Về mặt tài chính, đây là giải pháp tiết kiệm được nguồn tài chính của

nhà nước, do nhà nước không phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xây

dựng hệ thống chuyển mạch mới và có thể tận dụng được nguôn tài

chính của khu vực tư nhân, dưới hình thức góp vốn cé phan.

- Vé vai trò chỉ đạo và định hướng phát triển của NHNN, với phương án này, NHNN có thể thiết lập được sự chỉ đạo và định hướng trực tiếp

của mình trong lĩnh vực chuyên mach thẻ, trên co sở cử người tham gia vào bộ máy quản trị và điều hành của Công ty, đồng thời bảo đảm được tính trung lập trong hoạt động chuyển mạch thẻ, do Công ty không cạnh tranh với các thành viên trong việc cung cấp các dịch vụ cho chủ thẻ, mà chỉ tạo nền tảng về hạ tầng máy móc thiết bị, ATM/POS và mạng viễn thông để các ngân hàng thành viên phát triển dịch vụ gia tăng của bản thân mình.

- Các ngân hàng đang tham gia làm dịch vu chuyển mạch thẻ hiện hành

vẫn có thể thực hiện các dịch vụ hỗ trợ thẻ khác cho các thành viên của

mình trên cơ sở giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của mình với các ngân hàng khác.

- NHNN có thể kiểm soát được rủi ro hệ thong va các luồng thanh toán thẻ nội địa. Việc xử lý thanh toán bù trừ và quyết toán quản lý vốn khả dụng tập trung do việc quyết toán của các thành viên trong hệ thống thực hiện tại hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN, qua tài khoản tiền gửi của các thành viên mở tại NHNN.

Nhược điểm

Việc lựa chọn bất cứ một trong các đơn vị đang làm dịch vụ chuyển mạch thẻ hiện hành dé phát triển thành trung tâm chuyền mạch thẻ tập trung

đều có thể dẫn đến sự phản ứng của các đơn vị khác. Sau một quá trình tự do

cạnh tranh với nhau, đơn vị nào cũng sẽ có xu hướng tự đánh giá mình ưu việt

hơn các đối thủ. Quá trình hợp tác tự nguyện cũng sẽ là quá trình khó khăn và nhiều thách thức.

Với những phân tích như trên, việc thực hiện theo giải pháp thứ 3 là khả thi và hiệu quả nhất xét về mặt chỉ phí xã hội, do đó là phương án duy

nhất không những có khả năng đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về lộ trình và

thời gian thực hiện mà còn với chi phí thấp do tận dụng được nguồn lực của

khu vực tư nhân, đồng thời NHNN vẫn xác lập được vai trò định hướng và chỉ đạo của mình một cách hữu hiệu nhằm thúc đây thị trường dịch vụ thẻ phát triển nhanh và bên vững, góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặtnói chung trong xã hội. Nhược điểm của phương án này hoàn toàn có khả

năng khắc phục được, thông qua các buổi thảo luận cụ thể giữa NHNN với các bên liên quan để làm sáng tỏ lợi ích của phương án xét trên giác độ toàn

xã hôi và của toàn ngành ngân hàng, trên cở sở đó sẽ đạt được sự đồng thuận

chung để thực hiện mục tiêu đặt ra.

3.5 Một số kiến nghị với các cơ quan hữu trách: NHNN, Hiệp hội thẻ Việt

Nam...

- Phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng thành viên để cùng phát triển,

Năm 2008 là một năm nên kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ phát triển mạnh nhưng cũng báo trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng xu thế suy thoái

của nên kinh tế Mỹ và thế giới. Ngoài ra, các ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt với những thách thức do việc gia nhập WTO đem lại, nhiều ngân

hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn do bị hạn chế về khả năng tài chính và kỹ thuật công nghệ. Vì vậy, việc liên kết giữa các Ngân hàng là điều hết sức cần thiết để mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ thẻ; đồng thời để các ngân hàng hỗ trợ nhau và tiết giảm chỉ phí. Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội thẻ sẽ tiếp tục phát huy vai trò liên kết các ngân hàng thành viên, đẩy nhanh tiến độ kết nối hệ thống thanh toán thẻ và là đầu mối thúc đẩy liên kết phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới và phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.

- Hỗ trợ về mặt đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Ngân hàng

thành viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 99 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)