HE THONG CHUYEN MACH THẺ 1.1 Những vấn đề chung về thẻ thanh toán
1.1.4. Cac chủ thé tham gia hoạt động kinh doanh thẻ
1.1.6.3. Tiềm năng về nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho
việc thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có các sản phẩm và dịch vụ
thé
Trong thập ky qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực với tỷ lệ trung bình khoảng 8%/năm và được dự đoán sẽ tiếp tục ôn định ở mức 7-8%/nam trong
vòng 5 năm tới. Cùng với mức tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng khá qua các năm, đạt
mức khoảng 800USD/người vào năm 2007 và dự đoán sẽ tăng đến
1000USD/người vào năm 2010.
Mặt khác, Việt Nam hiện đang có hơn 85 triệu dân trong đó gồm khoảng 10 triệu học sinh pho thông và sinh viên đại học, gan 40 triệu cán bộ và công nhân viên trong đó khoảng 90% hiện đang được trả lương bằng tiền
mặt. Thêm nữa, số liệu thống kê cho thấy hiện tại ở Việt Nam có khoảng
500,000 điểm kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với mức chỉ tiêu cho mua sắm
của người dân Việt Nam là khoảng 45 tỷ USD/năm. Trong khi đó, tính đến
cuối 2007, tổng số lượng thẻ phát hành của các ngân hàng mới chỉ khoảng 5 triệu thẻ và số DVCNT đã khai thác được là khoảng gần 15,000.
Những con số trên cho thấy tiềm năng về sức cầu của thị trường phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam là rất lớn.
1.1.6.4. Ap lực cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường kinh doanh dịch vụ thé Thực tế cho thấy, các ngân hàng liên tục gia nhập thị trường thẻ có một phần nguyên nhân từ tiềm năng to lớn của thị trường thẻ đem lại một nguồn thu dich vụ đáng kể, đồng thời hoạt động thẻ tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn, mở rộng thị trường tín dụng cũng như góp phần giảm thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng thông thường. Hoạt động thẻ cũng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn va góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cho các
ngân hàng.
Theo tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của nền tài chính và ngân
hàng Việt Nam thì sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực
kinh doanh hoạt động thẻ là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng cho thấy áp lực cạnh tranh của thị trường thẻ trong những năm gan đây là rất lớn
và đang đặt ra những thách thức cho các ngân hàng trong nước hiện đang kinh
doanh thẻ phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhăm chiếm lĩnh và giữ vững được thị phần của mình trong thị trường thẻ Việt Nam.
1.1.6.5. Su phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy việc áp dụng công nghệ tiến tiến trong hoạt động kinh doanh thẻ là yếu tố sống còn đối với các ngân hàng. Nhìn chung, hiện nay các ngân hàng Việt Nam đã có đầu tư rất lớn về công nghệ đặc biệt là đầu tư cho hệ thống core-banking trong đó có thẻ. Tuy nhiên cũng còn một số ngân hàng vẫn duy trì hệ thống công nghệ thẻ phân tán, do đó đã và đang ảnh hưởng đến
kha năng va toc độ nghiên cứu va phát triển các sản phâm và dich vu thẻ mới
cũng như an chứa những rủi ro về hệ thống. Các ngân hàng hiện nay đang tập trung vào triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống máy ATM và POS như thanh toán hoá đơn tiền bảo hiểm, điện thoại... Đồng thời cũng phát triển cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán vé máy bay trực tuyến cho các hãng hàng không các công ty du lịch, các đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông và các đối tác cung cấp dịch vụ
điện nước.
Việt Nam là nước di sau, do vậy có điều kiện thuận lợi dé tiếp thu ngay các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới dé phát triển nghiệp vụ thẻ thanh toán. Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng đã có những bước phát triển nhất định, các ngân hàng đã chú trọng vào việc hoạch định chiến lược và phân bổ ngân sách liên quan đến đầu tư công nghệ, dao tạo nguồn nhân lực cũng như cải tiến quy trình, tổ chức điều hành phù hợp với những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để thực hiện thành công chủ trương: “ Đi tắt đón đầu”, tránh tụt hậu về công nghệ.
1.1.6.6. Su phát triển nhanh của nên kinh té
Có thé khang định rang, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế Châu Á có nhịp độ tăng trưởng cao nhất, với tỷ lệ trung bình đạt 7,5 % và được dự đoán sẽ tiếp tục ôn định ở mức trên 7% trong ít nhất là 5 năm tới. Quy mô GDP đến năm 2010 dự kiến đạt khoảng 1.690-1.760 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành), tương đương 94-98 ty USD.
Thu nhập GDP bình quân đầu người tương ứng 600 USD trong năm 2005 và được dự báo sẽ lên đến khoảng 1.050-1.100 USD vào năm 2010. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có nhịp độ tăng không ngừng, với 367 dự án mới và các dự án tăng vốn đạt 3,415 tỷ USD. Dự báo
dén cuôi năm, khi những dự án lớn được cấp phép hết, sẽ đưa tong vốn dau tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam lên 6,5 tỷ USD.
Từ sự phát triển nhanh cả về chất và lượng của vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của nền kinh tế.
Do đó thu nhập của người dân đang ngày càng được cải thiện. Đây sẽ là
những nhân tố tích cực cho việc tiêu dùng bằng thẻ tăng nhanh.
1.2. Những vấn đề về kết nối hệ thống thẻ 1.2.1. Các kiểu mô hình kết nối
- Mô hình kết nỗi “front-end switch”
Các Ngân hàng thành viên kết nối theo mô hình này đều không có hệ thống switch riêng. ATM/POS của các Ngân hàng này kết nối thắng vào hệ thống chuyển mạch tài chính của công ty. Do vậy, với mô hình kết nối này, tat cả các giao dịch kế cả những giao dịch được thực hiện trên ATM/POS của chính Ngân hàng phát hành đều sử dụng hệ thống chuyển mạch chung và sẽ
bị tính phí.
- Mô hình kết nỗi “back-end switch”
Với mô hình này, các Ngân hàng thành viên đã sẵn có hệ thống switch riêng. ATM/POS của Ngân hàng thành viên sẽ được kết nối vào hệ thống switch riêng của Ngân hàng đó trước khi kết nối vào hệ thống chuyển mạch
chung. Do vậy, các giao dịch thẻ thực hiện trên ATM/POS của chính Ngân hàng phát hành sẽ không bị thu phí. Các giao dịch thực hiện trên ATM/POS
của Ngân hàng khác sẽ được “chuyên mạch” tới Ngân hàng phát hành và sẽ bị
tính phí.
- Mô hình kết nỗi kết hop
Mô hình kết nối này là sự kết hợp giữa 2 mô hình kết nối “front-end”
và “back-end”. Mô hình này cũng bao gồm các máy ATM/POS do chính công ty thực hiện chuyển mạch đầu tư và sở hữu. Công ty cũng sẽ tiến hành thu phí đối với những giao dịch được thực hiện qua mạng lưới ATM/POS của công
ty.
1.2.2. Sự cần thiết của việc kết nối hệ thống thẻ đối với sự phát triển
của thị trường dịch vụ thẻ
1.2.2.1 Đối với khách hàng
Có thể nói, người sở hữu thẻ tại Việt Nam vẫn chưa thể có được những dịch vụ tốt nhất mà hình thức thanh toán thẻ có thể mang lại và hệ quả là phạm vi sử dụng thẻ chỉ giới hạn trên một phạm vi rất hẹp, đó là rút tiền mặt từ ATM để phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người dân chưa sử dụng thẻ trên diện rộng là Việt Nam chưa có một hệ thống chấp nhận thẻ (rút tiền tại ATM và thanh toán qua POS) đủ lớn.
Hiện trạng này một phần là do từ trước đến nay các ngân hàng vẫn chưa có được những bước tiễn nào đáng kể trong việc thống nhất tìm ra giải pháp kết nối hệ thống chấp nhận thẻ, cho phép chủ thẻ nội địa sử dụng dịch vụ tại ATM và POS của mọi ngân hàng trên toàn quốc.
- Hệ thống thẻ kết nối thống nhất sẽ giúp khách hàng được cung ứng những dịch vụ giá trị gia tăng, những dịch vụ, sản phẩm thẻ mới hơn trong
thời gian nhanh hơn và theo đúng các quy trình, chuẩn mực của quốc gia và thế giới.
- Khách hàng thể có được những dịch vụ tốt nhất mà hình thức thanh toán thẻ có thé mang lại
- Việc xây dựng những công ty dịch vụ thẻ có đầy đủ chức năng, có khả năng cung ứng những dịch vụ liên quan đến hoạt động của hệ thống thẻ thanh toán sẽ đảm bảo sự an toàn và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu ngày một
cao hơn của người sử dụng thẻ trên toàn quôc.
1.2.2.2 Đối với các ngân hàng thành viên
- Khi hệ thống thẻ được kết nối thống nhất bởi một công ty sẽ làm giảm
nhẹ gánh nặng trong việc vận hành của các trung tâm thẻ của các Ngân hàng
thành viên. Nhờ đó, các ngân hàng này có thé tập trung dau tư dé phát triển sản phẩm dịch vụ về thẻ theo cả chiều rộng và chiều sâu. Trong bối cảnh chung của tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, áp lực về hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ đang ngày càng trở nên cấp bách, trong đó nghiệp vụ thẻ đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng cả nên tảng
công nghệ và trình độ nghiệp vụ ở mức cao, hiện đại.
- Mặt khác, khi các ngân hàng chú trọng tới việc kết nối kỹ thuật giữa các hệ thống thẻ của các ngân hàng với nhau thì họ lại đang bỏ ngỏ việc phát triển thương hiệu chung, cung cấp các tính năng hiện đại, giá trị gia tăng của thẻ thanh toán. Các ngân hàng hiện cũng chưa chú trọng tới việc tối ưu hóa các hoạt động của trung tâm thẻ, dẫn tới việc đầu tư hệ thống thiết bị không đồng bộ, gây lãng phí; hoạt động chưa quy củ dẫn tới nhiều nguy cơ tiềm tàng trong nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế vốn rất rủi ro.
- Hơn nữa, với mạng lưới ATM và POS rộng lớn, công ty đảm nhận
chức năng kết nối hệ thống thẻ sẽ là đơn vị có kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai hệ thống thanh toán thẻ cả ở khía cạnh kỹ thuật và kinh doanh. Do đó, công ty có lợi thế và tự tin trong việc thành lập cơ cấu bộ
máy và nhanh chóng đưa công ty vào hoạt động. Thêm vào đó, với tình hình
phát triển của thị trường thẻ hiện tại và sự hậu thuẫn của khách hàng, dự toán tài chính của công ty này dù được thiết lập một cách khá thận trọng nhưng cũng cho thấy lợi ích về tài chính rất rõ ràng cho các bên có liên
quan.
- Một trong những yếu tố hết sức quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng thanh toán thẻ tại tất cả các nước xuất phát từ kỹ thuật thanh toán qua mạng. Việc kết nối các hệ thống thanh toán thẻ, các ATM/POS cho phép các to chức phát hành thé chia sẻ chi phí co sở hạ tang ban dau phục vu cho thanh toán thẻ và tao cho họ một nên tảng dé phat triển các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và các dịch vụ mới. Điều này đã khăng định cho xu thế tất yếu của việc liên doanh, liên kết giữa các tổ chức phát hành thẻ.
- Nhìn chung, qua kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia trong khu vực (Trung quốc, Singapore, Malaysia, Thailand,....), việc hình thành những liên minh ngân hàng như trên là một dấu hiệu tích cực và là hướng đi tất yếu của thị trường thanh toán thẻ. Trong một tương lai gần, nó sẽ là điều kiện tiền đề để hình thành một hệ thống thanh toán thẻ lớn mạnh có khả năng kết nối trên toàn quốc, giữa tất cả các ngân hàng phát hành thẻ.
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế xã hội
- Ở tâm quy mô rộng hơn, việc thống nhất hệ thống thẻ còn có tác động gián tiếp tới việc thúc day các giao dịch thanh toán điện tử; góp phan thúc day
sự phat triển của hoạt động kinh tế thương mại, cải thiện khả năng kiểm soát nên kinh tế của nhà nước, giúp tiết kiệm những nguồn lực về tài chính, nguồn vốn và nhân lực trong công đoạn thanh toán của các giao dịch kinh tế.
-Thực tiễn tại các quốc gia phát triển đã cho thấy thanh toán điện tử giup giam thiéu chi phi giao dịch, thúc day tiêu dùng, cải thiện chỉ số GDP, góp phan nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước, thúc day sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính và cải thiện tính minh bạch về tài chính cho
nên kinh tê quôc dân.
- Phương châm phát triển theo định hướng “Đa dạng hóa ban đầu theo hệ thống chuẩn mực quốc tế để tập trung hóa thành công sau này” là hoàn toàn hợp lý do Việt Nam vẫn chưa đủ điều kiện và cũng chưa can thiết phải thực hiện việc chuyên giao và áp dụng một hệ thống thanh toán điện tử có phạm vi toàn quốc với mức giá thành rất cao ngay lập tức. Việt Nam hoàn toàn có thể được hưởng một phan những lợi ích mà thanh toán thẻ mang lại thông qua các công ty chuyến mạch tài chính và các công ty chuyên về dịch vụ thẻ. Mỗi hệ thống chịu trách nhiệm kết nối một vài mảng thị trường theo đúng chuẩn quốc tế như thị trường các hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng cố phần, ngân hàng nước ngoài, hệ thống bán lẻ và đơn vị chấp nhận thẻ thanh
toán nội địa.
- Khi hệ thống thanh toán điện tử được áp dụng một cách rộng rãi, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với chính phủ Việt Nam trong việc quản lý luéng lưu chuyển vốn trong nên kinh tế, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tiền tệ quốc gia và cơ sở thu thuế trực thu cũng như thuế gián thu. Hệ thống này cũng giúp cải thiện vị thế của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi gần đây Luật chống rửa tiền đã được chính phủ Việt
Nam đưa vào khung pháp lý. Nó sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để Luật này phát huy toàn bộ tác dụng.
Việc liên kết các mạng lưới phát hành thẻ đã thúc đẩy sự ra đời của các tiêu chuẩn vận hành chung giữa các mạng lưới thẻ khác nhau, mở rộng mạng lưới của từng tổ chức phát hành thẻ, thu hút thêm sự tham gia của các tổ chức
phát hành thẻ, những người bán và các nhà cung cấp dịch vụ. Sự phát triển
các tiêu chuẩn vận hành chung bắt đầu thực hiện từ những năm 1980, xuất phát từ xu hướng hình thành cơ cấu liên minh và sáp nhập các hệ thống riêng
rẽ từ những năm 70.
Các liên minh kết nối các mạng lưới phát hành thẻ có thể hình thành dưới hình thức tự phát, do các ngân hàng tự liên kết với nhau, hoặc cũng có thể do chính sách nhà nước ở mỗi quốc gia. Một số nước, chính phủ nhắn mạnh vào vấn đề bảo vệ khách hàng, van dé tinh phi và sự độc nhất vô nhị của mạng lưới kết nối thống nhất, đồng thời phát triển nên các chuẩn mực quốc gia phục vụ cho yêu cầu này. Một số nước khác, điều này phụ thuộc vào
những thoả thuận, thoả ước của ngành mà thông thường Hiệp hội ngân hàng
sẽ chịu trách nhiệm phát triển các hệ thống liên kết thẻ.
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 ngân hàng kinh doanh dịch
vụ thẻ. Các ngân hàng này chủ yếu đều tập trung trong 4 liên minh chính.
- Liên minh thứ nhất là các ngân hàng thuộc liên minh thẻ của Vietcombank bao gồm 21 ngân hàng thành viên là các ngân hàng thương mại cô phần Việt nam, hoạt động trên cơ sở hệ thống và nền tảng công nghệ của
Vietcombank.
- Liên minh thứ hai là các ngân hàng thuộc liên minh Banknetvn- một liên minh được thành lập bởi 3 ngân hàng quốc doanh lớn là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số ngân hàng cô phan khác.
- Liên minh thứ 3 là hệ thống VNBC là liên minh của ngân hàng Đông Á với một số ngân hàng cổ phân.
- Liên minh thứ 4 là liên minh giữa một một ngân hàng Việt Nam và một ngân hàng nước ngoài, đó là Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (STB) và ngân hang ANZ.
Như vậy, việc các ngân hang kinh doanh thẻ hoạt động theo hình thức
liên minh cho thấy sự phát triển thị trường thẻ của Việt Nam đã đạt đến một
mức độ cao hơn. Các ngân hàng không những chỉ cạnh tranh nhau trong thị trường mà còn tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chia sẻ công nghệ,
hệ thống, mạng lưới máy ATM/POS và kinh nghiệm làm dịch vụ thẻ bằng
cách gia nhập các liên minh nhằm tạo thuận lợi cho chủ thẻ và nâng cao tiện
ích của thẻ cho khách hàng. Các liên minh không chỉ giới hạn trong các ngân
hàng trong nước mà đã xuất hiện yếu tố nước ngoài mà liên minh thẻ giữa
Sacombank và ANZ là một ví dụ. Điều này cho thấy mức độ hấp dẫn của mảng dịch vụ thẻ đã không chỉ thu hút các ngân hàng trong nước mà các ngân
hàng nước ngoài cũng đã bắt đầu khuyếch trương dịch vụ thẻ điển hình là Ngân hàng ANZ và HSBC đã trở thành 2 ngân hàng nước ngoài đầu tiên phát hành thẻ tại thị trường Việt Nam điều mà hai năm trước đây họ còn bỏ ngỏ và chỉ tập trung vào mảng thanh toán thẻ. Chính vì có sự nhập cuộc của các ngân hàng nước ngoài và sự lớn mạnh của các Ngân hàng cỗ phan trong nước về lĩnh vực thẻ đã khiến cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ngày càng gay gắt trên thị trường.