T ÿ lệ giao dịch được xử lý tại 4 liên minh thé hàng ngày

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 85 - 96)

07 SMARTLINK BANKNET VNBC STB-ANZ

Biéu 1.27: T ÿ lệ giao dịch được xử lý tại 4 liên minh thé hàng ngày

Trong bốn đơn vị đang làm dịch vụ chuyển mach và thanh toán bù trừ

thẻ, Banknetvn có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, là pháp nhân duy nhất được

Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động nghiệp vụ thanh toán, trong đó bao gồm nội dung: thực hiện kết nối các hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch thẻ giữa các ngân hàng... bên cạnh

việc hỗ trợ các dịch vụ thẻ khác.

Liên minh SmartLink là liên minh của NHNTVN. Đây là một liên

minh tự phát, việc thực hiện dịch vụ chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán dựa trên thỏa thuận giữa các bên liên quan và chưa được sự chấp thuận

chính thức của ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, SmartLink không được đảm nhận dịch vụ chuyển mạch và thanh toán bù trừ giao dịch thẻ về mặt pháp lý.

Với liên minh VNBC, dịch vụ chuyên mạch cũng được hình thành tự phát và

cũng không được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện nay, các liên minh đang tích cực chủ động xây dựng quan hệ hợp tác giữa các liên minh với nhau để kết nối liên thông mạng, cụ thể là Banknetvn và SmartLink đã bắt tay với nhau và hai mạng sẽ chính thức liên thông vào tháng 5 này. Banknetvn cũng đang tích cực hợp tác với VNBC thông qua việc các ngân hàng thành viên của VNBC đã kết nối với Banknetvn.

Như vậy, vấn đề đặt ra là nên chăng bốn liên minh sẽ hợp nhất với nhau để tạo thành một đơn vị chuyển mạch duy nhất của quốc gia hay chỉ là sự kết

nôi liên thông giữa các liên minh.

2.4 Bài học kinh nghiệm của Vietcombank trong việc tạo lâp liên minh thé

2.4.1 Lợi dung mạng lưới va thế mạnh công nghệ để liên kết các ngân hàng tao lap liên minh

La một ngân hàng có bê dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ, đặc biệt

luôn tiên phong trong việc ứng dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước (dự án thẻ thông minh năm 1993, dự án ATM 1995), Ngân hàng Ngoại thương (NHNTVN) luôn nhận thức cao và quán triệt chủ trương của NHNN trong việc chia sẻ cả về

kinh nghiệm triển khai cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ dé thúc đây thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam phát triển. NHNT VN đang duy trì được

các thế mạnh sau;

Thương hiệu Vietcombank vẫn là thương hiệu hàng đầu về các sản

phẩm và dịch vụ thẻ. Điều này đã được chứng minh thông qua các giải

thưởng thẻ Vietcombank đạt được như: Sao Vàng Đất Việt, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam... Thực tế cho thấy thương hiệu thẻ Vietcombank được

xây dựng với hệ thống sản phẩm da dạng, phong phú với nhiều tính năng phù hợp với nhu cau của thị trường. Do vậy, NHNT VN hiện vẫn đang được đánh giá là ngân hàng có lợi thế trong việc phát triển các sản phẩm thẻ mới bắt kịp với xu thế thị trường.

Số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ không ngừng gia

tăng qua các năm (mức độ gia tăng bình quân tương ứng là 60% đối với thẻ

nội địa; 35% với thẻ quốc tế và 20% đối với doanh số thanh toán).

Là ngân hàng có mạng lưới DVCNT và máy ATM lớn nhất và rộng

khắp nhất tại thị trường Việt Nam (chiếm 36% thị phần về mạng lưới ĐVCNT và 24% thị phan về mạng lưới máy ATM tại thời điểm cuối năm

2007). Mặt khác, NHNT VN cũng là ngân hàng khai thác được nhiều

DVCNT lớn, có tiềm năng và có uy tín trong việc cung cấp hàng hoá và dịch

vụ cho khách hàng.

Hiện nay ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang là ngân hàng duy

nhất ký hợp đồng là đại lý thanh toán thẻ với 5 Tổ chức thẻ quốc tế

(VisaCard, MasterCard, American Express, JCB và Diners Club) đồng thời cũng là ngân hàng thanh toán cho Liên minh thẻ lớn nhất tại Việt Nam gồm 21 ngân hàng thành viên.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng có đội ngũ cán bộ

chuyên môn về thẻ có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt huyết với việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.

Với thế mạnh về công nghệ và đầu tư, NHNT VN đã có một cơ sở tương đối vững chắc cho việc phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ trong đó có thẻ cùng với cam kết “ luôn đem đến dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng NHNT VN cùng một số ngân hàng tham gia họt động kinh doanh thẻ trên thị trường lúc bấy giờ đã gặp nhau bàn bạc để cho các ngân hàng

khác cùng kết nối vào hệ thống thanh toán thẻ của mình. Sau một thời gian hoạt động đã cho thấy việc các ngân hàng tham gia chung vào hệ thống

chuyển mạch của NHNT VN không những chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng

của ngân hàng NT và khách hàng của các ngân hàng tham gia mà còn giúp các ngân hàng tham gia giảm đáng ké những chi phí lớn trong việc đầu tư

máy móc thiết bị và hệ thống mà trên thực tế đầu tư cho phát triển mạng lưới

ATM/POS là một trong những nguồn đầu tư chính của dịch vụ kinh doanh thẻ. Liên minh ban đầu của NHNT là tiền đề cho sự ra đời của liên minh thẻ Smartlink.

2.4.2 Liên minh của VCB và phát huy thế mạnh của liên minh

Việc công ty SmartLink ra đời vào tháng 10/2007 trên cơ sở của liên

minh thẻ NHNTVN được coi là một mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng

thành và phát triển của các ngân hàng Việt Nam trong việc ứng dụng và phát triển các sản phẩm thẻ cùng với các tiện ích dựa trên nguyên tắc chia sẻ cơ sở hạ tầng cũng như kinh nghiệm của mỗi thành viên. Đánh giá một cách khách quan, hệ thông liên minh thẻ của NHNTVN có những đặc điểm nổi bật sau:

- SỐ lượng ngân hàng thành viên lớn và da dạng:

Tính đến nay đã có 21 thành viên tham gia, trong đó 17 ngân hàng bao gồm cả một số các ngân hàng liên doanh với nước ngoài đã kết nối thành công vào hệ thống và hoạt động ổn định.

- Hệ thong có tính mở, tính mềm dẻo cao:

Hệ thống xử lý giao dịch hỗ trợ kết nối với nhiều chuẩn kỹ thuật khác

nhau không phụ thuộc vào hệ thống công nghệ nên tảng (Core Banking, Core Switch) của mỗi ngân hàng thành viên. Đặc biệt là khả năng hỗ trợ cho các ngân hàng có thể phát triển và chia sẻ dịch vụ thẻ với các ngân hàng đã kết

nối theo từng bước cho đến khi có đủ điều kiện va khả năng dé trở thành một

thành viên hoạt động độc lập có tính chuyên nghiệp cao. Đây là một trong

những lợi thế quan trọng nhất mà SmartLink có được trên cơ sở kế thừa từ cổ đông lớn nhất là NHNTVN.

- Nhiều loại hình dịch vụ cung cấp:

Với lợi thế chọn NHNTVN là ngân hàng thanh toán, đồng thời là ngân hàng quyết toán, thanh toán bù trừ, các ngân hàng thành viên có thể được cung cấp nhiều loại hình dịch vụ: Phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế (Visa, MasterCard) theo cơ chế thành viên phụ, triển khai hệ thống chấp nhận thẻ nội địa và quốc tế (Visa, MasterCard, Amex, Diners Club) qua ATM va POS.

Đặc biệt trong thời gian ngắn tới đây, khi kết nối kỹ thuật trên cơ sở thoả thuận đã ký giữa SmartLink và China UnionPay (CUP) được hoàn thành, các loại hình dịch vụ sẽ ngày càng đa dạng hơn.

- Tính chuyên nghiệp với vai trò là trung tâm ch uyén mach thé cho các ngân hang thành viên:

Được thừa hưởng từ NHNTVN với vai trò là ngân hàng chuyển mach

thanh toán kê từ khi liên minh thẻ được thành lập, đồng thời là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam vừa là ngân hàng thanh toán của 5 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất (Visa, MasterCard, Amex, JCB, Diners Club), thành viên của 3 tổ chức

phát hành thẻ Visa, MasterCard và Amex, SmartLink có đầy đủ các trải

nghiệm thực tế với vai trò là trung tâm chuyển mạch giữa các ngân hàng thành viên bao gồm cả về mặt quy trình thực hiện, các tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ cũng như các tình huống xử lý nhằm đảm bảo duy trì chất lượng và uy tín cho tất cả các thành viên đã tham gia kết nối.

- Kinh nghiệm của Vietcombank với vai trò của một ngân hàng

thanh quyết toán cho các ngân hàng thành viên:

NHNTVN từ hàng chục năm nay đóng vai trò là ngân hàng bù trừ về ngoja tệ cho các ngân hàng và các định chế tài chính khác (các đơn vị này đều mởi tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ). Theo đó, cùng với việc cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ và tiện ích thanh toán, đối chiếu cho các ngân hàng sử dụng, vai trò của một ngân hàng thanh quyết toán cho các ngân hàng thành viên của SmartLink và trước đó là liên minh thẻ NHNTVN luôn được đảm bảo. |

- Dat các chuẩn quốc tế:

Hệ thống của SmartLink đã kết nối thành công và được các tổ chức thẻ quốc

tế lớn thừa nhận về các tiêu chuẩn bảo mật, độ ổn định và chất lượng xử lý giao dịch, cho phép các ngân hàng thành viên chấp nhận thanh toán và phát hành các lạo thẻ Visa, MasterCard, Amex, JCB, Diners Club.

- Tính quy mô và khả năng sẵn sàng cao của hệ thống:

Hệ thốngcông nghệ SmartLink nhận chuyển giao từ NHNTVN đã triển khai kết nối và hoạt động ổn định với 1.300 ATM, 10.000 POS và gần

3.000.000 thẻ phát hành của 18 ngân hàng thành viên trong liên minh. Hệ

thống có công suất xử lý hàng chục triệu giao dịch/ngày, hàng trăm giao dịch/giây và số lượng ATM kết nối có thể lên đến 150.000 ATM (theo chuẩn Benchmark của hệ thống IST/SWITCH của eFund) (tại thời điểm hiện nay trung bình là 500.000 giao dịch/ngày), đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về bảo mật, sẵn sàng cho viẹc triển khai chuẩn EMV và của các tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài ra, với nền tảng công nghệ được kế thừa và tương đồng với NHNTVN, các kế hoạch dự phòng luôn được đáp ứng nhằm đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống theo nguyên tắc xử lý 24x7.

- Thương mai điện tử và các dịch vu gia tang:

Trên nên tảng hệ thống công nghệ đã thiết lập, hiện nay, SmartLink cùng ©

các ngân hàng thành viên cũng đã bước đầu xây dựng hệ thống Cổng giao dịch điện tử cho tất cả các kênh Internet, điện thoại di động, Atm, EFTPOS...

SmartLink cũng đã đạt được những thoả thuận hợp tác cung ứng giải pháp va dịch vụ với những nhà cung ứng dịch vụ lớn trên thị trường như Công ty thông tin di động VMS, Công ty viễn thông Viettel, Tổng công ty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines, Công ty hàng không Pacific Airlines, Công ty Internet VinaGames... cho phép khách hàng được hưởng các dịch vụ giá trị gia tăng thông qua kết nối giữa SmartLink, các đối tác, các ngân hàng thành viên bằng việc sử dụng thẻ của các ngân hàng thành viên tại các kênh

giao dịch điện tử.

2.43 Kinh nghiệm trong việc thành lập và tham gia các liên minh

chuyền mach thé của Vietcombank

Chỉ với 30 ngân hàng tham gia hoạt động kinh doanh thẻ nhưng lại tham

gia vào 4 liên minh chuyển mạch khác nhau cho thay có sự bat cập trong việc quản lý và điều hành cụ thể là: Các ngân hàng vẫn phải trả phí cho các công ty chuyển mạch mà mình tham gia nhưng các giao dịch của chủ thẻ thực hiện vẫn chỉ hạn chế trong nội mạng của mình mà không thể giao dịch ở các mạng khác. Một số ngân hàng khi muốn mở rộng phạm vi sử dụng thẻ cho chủ thẻ

đã phải tham gia hai hoặc ba mạng và do đó phải chịu nhiều khoản phí. Nếu 4 liên minh không bắt tay cùng nhau sẽ vẫn gây lãng phí đầu tư của các ngân hàng trong liên minh trong việc trang bị máy móc thiết bị để mở rộng mạng lưới mà không tận dụng được mạng lưới to lớn của cả 4 mạng . Điều này đã

đặt ra vấn đề là nên chăng phải thông nhất bốn mạng này vào một tổ chức

chung thông qua hai hình thức có thé là: kết nối liên thông 4 mạng hoặc sát nhập 4 mạng này vào làm một mạng duy nhất.

Tuy nhiên, với thực trạng thị trường thẻ hiện nay việc sát nhập 4 mạng thành

một mạng duy nhất đang gặp nhiều khó khăn cụ thé là:

Ảnh hưởng đến các dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng trong nước và quốc tế do dịch vụ cung cấp giữa các mạng chưa được đồng đều.

Hiện tai, ngoài Smartlink, các mạng chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ chuyển mạch cho các giao dich rút tiền mat, vấn tin tài khoản cho thẻ nôi địa trong khi đó đối với mạng Smartlink, ngoài các giao dịch nội địa cơ bản, hệ thống SmartLink còn cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác như phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, các dịch vụ giá trị gia tăng như thương mại điện tử, thanh toán hoá đơn điện tử. Nếu các ngân hàng thành viên của SmartLink phải sáp nhập vào mạng lưới chuyển mạch quốc gia duy nhất với mục đích thực hiện các giao dịch ATM (rút tiền mặt, in sao kê giao dịch, tra vấn số dư, chuyển

khoản trong nội bộ một ngân hàng) và POS nội địa, các ngân hàng phải ngừng việc cung cấp các dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dịch vụ cung cấp cho khách hàng và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện tại.

- Tao sự độc quyên trên thị trường, ảnh hưởng tới sự phát triển năng động, lâu dài và bền vững của thị (trường:

Với thực tế hiện tại thì chỉ có Banknetvn và SmartLink là có khả năng đứng ra thâu tóm hoạt động chuyển mạch trén thị trường về một mối duy nhất. Tuy nhiên, NHNTVN hiểu rằng Banknetvn và SmartLink là hai tổ chức chuyển mạch lớn nhất tại thị trường Việt Nam, có vai trò đối trọng nhau và là

những pháp nhân kinh doanh độc lập, được hình thành trên cơ sở góp vốn của

các ngân hàng quốc doanh lớn với mục đích đầu tư kinh doanh. Vì sự tổn tại

và phát triển của mình, mỗi công ty đều phải có những chiến lược kinh doanh khác nhau chứ không thể đơn thuần dựa vào kinh doanh dịch vụ chuyển mạch giữa các định chế tài chính vì doanh thu thu được từ dịch vụ này rất nhỏ, không thể đảm bảo cho sự tổn tại và phát triển của mỗi công ty. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh lành mạnh là động lực của sự phát triển của mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Bat cứ sự can thiệp mang tính chất

hành chính nào của nhà nước nào vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo cho doanh nghiệp có một thế độc quyền trên thị trường sẽ bóp nghẹt động lực cạnh tranh, suy giảm chất lượng dịch vụ cũng như không đảm bảo khả năng phát triển các dịch vụ gia tăng mới đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

- Ảnh hướng tới những cam kết đã có với các Tổ chức thé Quốc tế:

Công ty SmartLink đã và đang tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các Tổ chức thẻ Quốc tế nhằm hỗ trợ các ngân hàng thành viên và các Tổ chức thẻ Quốc tế phát triển thị trường, đưa các sản phẩm mới vào thị trường Việt Nam.

SmartLink sé là nơi trung chuyền các giao dich thẻ quốc tế cho các ngân hàng thành viên, các Tổ chức thẻ Quốc tế tại Việt Nam. Nếu thực hiện theo thống nhất hệ thống chuyển mạch thẻ làm một, NHNTVN cho rằng các kế hoạch hợp tác với các Tổ chức thẻ Quốc tế sẽ không được tiếp tục thực hiện, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của các ngân hàng cũng như sự hợp tác với khu vực và quốc tế.

Việc nghiên cứu các mô hình chia sẻ mạng lưới chấp nhận thanh toán

thẻ trên thế giới và trong khu vực cho thấy: Mô hình một mạng chuyển mach duy nhất của quốc gia hay một số mạng chuyển mạch trong một quốc gia đều ton tại ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Song nếu tổn tại nhiều mạng thì sẽ có sự bắt tay của các mạng nhằm mở rộng phạm vi thanh toán cho chủ thẻ. Thực tế cho tháy tại hầu hết các nước tồn tại nhiều mạng lưới liên kết các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)