Theo Vương Tấn Đạt: “Khái niệm là hình thức của tư duy, trong đó phán ánh dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất.
Trong khái niệm, thứ nhất bản chất của sự vật được phản ánh, thứ hai, sự vật hay lớp sự vật nồi bật trên cơ sở của các dấu hiệu cơ bản khác biệt [8, tr.24], hay “Khái niệm là những tri thức khái quát về những dấu hiệu bản chất và thuộc tính chung
nhất của từng nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại; về những mối liên hệ và tương quan tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng khách quan” [2, tr.108]
1.2.1.2. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm:
Bất kỳ một khái niệm nào đều có nội hàm và ngoại diên. Nội hàm của khái
niệm là tập hợp những dấu hiệu cơ bản khác biệt (dấu hiệu bản chất) của các đối
tượng phản ánh trong khái niệm. Ví dụ, nội hàm của khái niệm “sinh sản” là “sự tạo ra cơ thể mới”, “sự tăng cá thể của loài”; nội hàm của khái niệm “đột biến nhiễm sắc thể” là “sự biến đổi về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể”
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả các đối tượng có chứa những dấu
hiệu bản chất được phản ánh trong khái niệm. Ví dụ, ngoại diên của khái niệm “sinh sản” bao gồm cả hình thức vô tính và hữu tính. Ngoại diên của khái niệm “thực vật”
là tất cả các loài thực vật có khả năng tự dưỡng (quang hợp) đã sống, đang sống trên trái đất, chúng có thể thuộc các chi, các họ, các bộ, các ngành với hình thái giải phẫu, đặc điểm sinh lí, cấu trúc di truyền và mức độ tiến hóa rất khác nhau.
1.2.1.3. Đặc tính của khái niệm
- Khái niệm có tính chung: vi rằng khái niệm là kết quả của quá trình nhận thức đi từ cái đơn nhất đến phô biến, từ riêng đến chung bằng con đường khái quát hóa. Đơn nhất là những dấu hiệu thuộc tính chỉ có ở sự vật hay hiện tượng nhất
định. Phổ biến là những dấu hiệu thuộc tính có cùng ở nhiều sự vật, hiện tượng. Sự tổng hòa các dấu hiệu hoặc thuộc tính chung và bản chất hợp thành nội dung khái
niệm. Như vậy, nội dung khái niệm là sự tổng hòa chứ không phải là tông cộng các
dấu hiệu [14, tr.6,7].
Ví dụ: các cây mọc từ những hạt được hình thành trong một quả thì mỗi cây đều
có một đặc điểm riêng, đó là cái đơn nhất nhưng từ những đơn nhất ấy lại có cái chung, đó là sự biến đổi cá thẻ.
- Khái niệm có tính bản chat: trong các dấu hiệu và thuộc tính chung, người ta
phân biệt một số thuộc tính và dấu hiệu bản chất, nhờ có tính bản chất mà phân biệt
được một cách cơ bản loại sự vật, hiện tượng này với loại sự vật hiện tượng khác.
Cái bản chất và cái chung có mối quan hệ với nhau, cái bản chất bao giờ cũng là cái chung, nhưng cái chung chưa hắn là cái bản chất. Trong dạy học người ta phải đi từ những dấu hiệu chung rồi tách ra cái bản chất bằng sự trừu tượng hóa.
- Khái niệm có tinh phát triển: khái niệm không chỉ là điểm xuất phát cho sự vận động của sự nhận thức, nó không chỉ là công cụ của tư duy mà còn là tổng kết quá trình vận động của nhận thức, nó không chỉ là công cụ của tư duy mà còn là kết quả của tư duy. Do vậy nhận thức khoa học càng phát triển thì khái niệm khoa học càng có những nội dung mới và nội dung mới được bổ sung đến mức nào đó có thé đổi tên hắn khái niệm nào đó [2, tr.48,49], [15, tr.6,7], [16, tr.26,27].
1.2.2. Khái niệm sinh học
1.2.2.1. Thế nào là khái niệm sinh học ?
Khái niệm sinh học là tri thức khái quát về những dấu hiệu và thuộc tính bản
chất của các cấu trúc vật chất sống, của các hiện tượng trong quá trình của sự sống, phản ánh những mối liên hệ tương quan giữa chúng với nhau [2, tr.109]
1.2.2.2. Các loại khái niệm sinh học
- Dựa vào phạm vi phản ánh rộng hay hẹp có thể chia khái niệm sinh học thành khái niệm đại cương và khái niệm chuyên khoa.
+ Khái niệm sinh học đại cương: là loại khái niệm phản ánh bản chất của các tổ chức, cho toàn bộ sinh giới: những cấu trúc, hiện tượng, quá trình sinh học, các mối quan hệ cơ bản của sự sống. Khái niệm đại cương bao giờ cũng phản ánh những tinh chat, thuộc tính nhất cho mọi tổ chức sống mà không bó hẹp trong một đối tượng cụ thể nào. Ví dụ, khái niệm về cấu trúc tế bào, gen, NST, quần thể, quần xã, tiến hóa, chọn lọc tự nhiên, các khái niệm prôtê¡n, vật chất di truyền, gen, nhiễm sắc thê, sinh sản, cảm ứng, trao đôi chât, chuyên hóa năng lượng và enzim....
+ Khái niệm sinh học chuyên khoa: là loại khái niệm phan ánh từng cấu trúc, hiện tượng, quá trình của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nhất định, hoặc phản ánh từng dạng quan hệ riêng biệt giữa các đối tượng, hiện tượng đó. Khái niệm chuyên khoa bao giờ cũng phản ánh một cấu trúc sống, một hiện tượng sống, một quá trình sống và gắn với một đối tượng sinh vật cụ thể, đi sâu vào chi tiết với những nét riêng biệt của đối tượng. Ví dụ: khái niệm đai caspari, hạt phán, thu tinh kép, túi phôi, capsit, capsome, vùng nhân (nuclêotit), plasmit, bao tử, tiếp hợp, biến nap, tai nap. . .
- Căn cứ vào khá năng nhận biết bằng trực quan hay bằng phân tích của tư duy có thể chia khái niệm sinh học làm 2 loại: khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng.
+ Khái niệm cụ thể là những khái niệm sinh học mà ta có thể dựa vào những
hình ảnh gần gũi mà khái niệm phản ánh đề nhận biết được các dấu hiệu của khái
niệm.
+ Khái niệm trừu tượng là khái niệm sinh học mà ta không thể nhận biết được bằng những hình ảnh tương tự mà phải phân tích nó bằng các thao tác tư duy qua đó
nhận biết các đấu hiệu khái niệm phản ánh.
- Căn cứ vào đối tượng phản ánh, người ta chia khái niệm thành 4 loại + Khái niệm sự vật. Ví dụ: khái niệm “tế bào”
+ Khái niệm hiện tượng. Ví dụ: khái niệm “sinh sản”, “di truyền”.
+ Khái niệm quá trình. Ví dụ: khái niệm “sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”
+ Khái niệm quan hệ. Ví dụ: Khái niệm “các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật”.
1.2.3. Phương pháp định nghĩa khái niệm
Phương pháp đơn giản nhất là liệt kê toàn bộ các dấu hiệu của đối tượng được định nghĩa. Nhưng trong thực tế phương pháp này không thực hiện được vì mỗi sự vật hiện tượng đều có vô số các dấu hiệu khó mà kẻ hết. Mặt khác mỗi khái niệm
nằm trong những mối liên hệ, những mối tương quan nhất định với các khái niệm khác. Do đó, khi định nghĩa một khái niệm cần đặt nó vào một khái niệm chung hơn, và không cần nêu lại những dấu hiệu nào là những dấu hiệu chung nữa mà chỉ cần vạch thêm dấu hiệu nào là riêng của nó.
Trong trường hợp không thể đưa khái niệm định nghĩa vào khái niệm rộng hơn
được thì mới phải đưa vào định nghĩa một số dấu hiệu của khái niệm [14].
Khi đưa ra một câu định nghĩa phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Hai về của định nghĩa phải tương đương, nghĩa là có thể hoán đổi vị trí cho nhau.
- Định nghĩa phải nêu được dấu hiệu bản chất của đối tượng, hiện tượng sống được định nghĩa.
- Khi định nghĩa khái niệm không được vượt cấp, nghĩa là khái niệm dùng để
định nghĩa phải là khái niệm giống gần nhất.
- Khi định nghĩa không dùng câu phủ định
- Câu định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng, tránh nói vòng vo.
1.2.4. Dạy học khái niệm
Dạy học khái niệm gồm hai quá trình hình thành và phát triển khái niệm
1.2.4.1. Quá trình hình thành khái niệm:
Quá trình hình thành khái niệm là một quá trình nhận thức tích cực của HS, quá trình đó diễn ra theo đúng con đường nhận thức khách quan: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Đây là một quá trình lâu đài, qua nhiều chặn đường tìm tòi, phản ánh những hiểu biết ngày càng
mới mẽ, chính xác và đầy đủ hơn.
Trong dạy học, sự hình thành khái niệm là một quá trình được tiến hành dưới sự chỉ đạo của GV nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức có sẵn một cách tích cực . Quá
trình hình thành khái niệm gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức:
Bước này GV tạo cho HS ý thức sẵn sàng tiếp thu khái niệm một cách tự giác và hào hứng bằng cách GV nêu sơ bộ ý nghĩa thực tiễn hay lý luận của kiến thức
sắp học. GV cũng có thể dẫn dắt HS tới khái niệm mới bằng cách tạo tình huống có
vấn đề, hoặc giải bài tập nhận thức, trong đó có chứa dựng mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều cần tìm. Vấn đề đưa ra càng gần thực tế đời sống, thực tiễn sản xuất càng có sức thu hút, kích thích suy nghĩ của HS.
Bước 2: Quan sát vật thật, vật tượng hình
Nhận thức bắt đầu từ cảm giác và tri giác nên khái niệm được coi là kết luận
trực tiếp rút ra từ sự đối chiếu các tài liệu cảm tính, và mức độ lĩnh hội khái niệm
liên quan trực tiếp với mức độ đa dạng phong phú của các tài liệu trực quan
Tùy mức độ cụ thể hay trừu tượng, đơn giản hay phức tạp, cũ hay mới của khái niệm, mà điểm tựa cảm tính của quá trình lĩnh hội khái niệm sẽ là vật thật, vật tượng hình
Với những khái niệm cụ thể, HS có thể nhận biết một số dấu hiệu của khái
niệm thông qua việc quan sát tài liệu trực quan (mẫu vật, tiêu bản, mô hình, tranh ảnh, thí nghiệm. .. ) dưới sự hướng dẫn của GV, hướng HS vào những dấu hiệu chủ
yếu của khái niệm. Với những khái niệm trừu tượng, HS có thể phải thông qua sự
gợi ý của GV để giúp HS nhận biết được dấu hiệu của khái niệm. Trong một số trường hợp, GV có thể dựa vào một vài biểu tượng liên quan đã có ở HS đề hình thành biểu tượng mới hoặc dựa vào một hiện tượng khác tuy không đáp ứng trực tiếp với nội dung của khái niệm nhưng gần gũi hơn với vốn kinh nghiệm cảm tính
của HS đề dẫn tới khái niệm mới. GV có thé dựa vào một số khái niệm khác đơn
giản, cụ thể hơn đề làm điểm tựa trực quan cho khái niệm trừu tượng.
Bước 3: Phân tích dấu hiệu chung và dấu hiệu bản chất của khái niệm
Phát hiện ra dấu hiệu chung và bản chất của khái niệm là bước quyết định chất lượng lĩnh hội khái niệm.
Giáo viên hướng dẫn HS bằng các câu hỏi hoặc những điều gợi ý. HS phải sử
dụng các thao tác tư duy: phân tích nhằm liệt kê các dâu hiệu của khái niệm, tiếp đó là đối chiếu, so sánh, suy lí quy nạp đến tìm dấu hiệu chung của nhóm đối tượng
nghiên cứu rồi trừu tượng hóa, khái quát hóa tìm ra dấu hiệu chung và bản chất của
khái niệm là tìm ra dấu hiệu mà đối tượng thiếu nó thì không còn thuộc đối tượng
nghiên cứu nữa.
Tùy mức độ cụ thể hay trừu tượng, đơn giản hay phức tạp của khái niệm mà ở bước này có sự khái quát hóa cảm tính hay khái quát hóa khoa học, trừu tượng hóa kinh nghiệm hay trừu trượng hóa lý thuyết. Kết quả của bước này là định nghĩa khái
niệm. Sau khi chỉ ra bản chất của khái niệm, GV nên gợi ý để HS thử diễn đạt định
nghĩa khái niệm rồi bổ sung, giúp các em đưa định nghĩa ngắn gọn và chính xác, nội dung của nó không những chỉ ra được dấu hiệu bản chất, đủ để phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác mà còn phải chỉ ra được có bao nhiêu sự vật, hiện tượng cùng loại với nó.
Với các khái niệm cụ thể, HS có thê sử dụng lối suy lý quy nạp: tìm ra được dấu hiệu chung của nhóm đối tượng quan sát, khái quát hóa và trừu tượng hóa nó
thành dấu hiệu chủ yếu của khái niệm rồi rút ra định nghĩa. Sự khái quát hóa dựa
vào tài liệu trực quan thì được gọi là khái quát hóa cảm tính. Sự trừu tượng hóa đựa trên vốn kinh nghiệm cảm tính được gọi là trừu tượng hóa kinh nghiệm.
Đề nắm được bản chất của khái niệm trừu tượng phải dùng các thao tác khái quát khoa học, trừu tượng lý thuyết. Ở đây không phải là sự quan sát, so sánh những dấu hiệu bề ngoài mà phải là sự phân tích các mối liên hệ bản chất bên trong, dựa
vào những khái niệm liên quan đã biết. Kiến thức mới lĩnh hội được bắt đầu không
phải bằng tri giác, quan sát trực tiếp hay hoạt động thực nghiệm mà là từ lời nói có nội dung tương đối trừu tượng bằng con đường suy diễn xuất phát từ luận điểm lý thuyết, những tiêu đề, những khái niệm đã lĩnh hội được trong các giai đoạn học tập trước.
Trong một số trường hợp cụ thể, sau khi HS đã nắm được bản chất khái niệm bằng sự trình bày lý thuyết, GV có thể cụ thể hóa bằng loại trực quan tượng trưng
(Sơ đồ, đồ thị, hình vẽ. . .) giúp các em dễ hiều hơn và biết sử dụng khái niệm vào
các trường hợp tương tự (suy lý diễn dịch).
Bước 4: Đưa khái niệm mới học vào khái niệm đã có
Bản thân các sự kiện, hiện tượng trong thực tế không cô lập mà nằm trong mối quan hệ tương hỗ nên các khái niệm phản ánh chúng cũng có mối quan hệ với nhau, được hình thành trong mối quan hệ với những khái niệm khác, tạo thành hệ thống.
Chỉ khi lĩnh hội các khái niệm thành hệ thống mới làm chủ được chúng.
Việc đưa khái niệm vào hệ thống có thẻ tiến hành ngay khi dẫn tới khái niệm
mới bằng một trật trự trình bày hợp lí, hoặc ngay sau khi nắm được khái niệm mới bằng cách so sánh với các khái niệm có quan hệ lệ thuộc, ngang hàng hoặc trái ngược nhau. Đối với một nhóm nhiều khái niệm có liên quan với nhau hoặc hệ thống có thể tiến hành vào cuối chương dưới dạng bài tập về nhà hoặc trong giờ ôn tập trong lớp [2, tr.I 14].
Bước 5: Luyện tập, vận dụng khái niệm trong những điều kiện khác nhau
Như ta đã biết, nắm vững khái niệm có nghĩa là hiểu, nhớ vận dụng được những khái niệm và sử dụng nó đề lĩnh hội những khái niệm mới. Một khi đã nắm
vững khái niệm thì mới giải quyết những bài tập có tính chất lý thuyết và bài tập
mang tính chất thực hành, hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống sản xuất. Trong quá trình luyện tập và vận dụng khái niệm, GV nên tô chức cho HS tiến hành từ khái niệm đơn giản, quen thuộc đến những dạng đặc biệt, trừu tượng của khái niệm.
Các bước trong quá trình hình thành khái niệm nói trên phản ánh quy luật vận động nhận thức, “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
Ấn?”
tượng đến thực tiên”. Trong việc hình thành khái niệm có sự vận động từ cái cụ thể
(tài liệu trực quan) đến trừu tượng (khái niệm) rồi từ trừu tượng (khái niệm) đến cụ
thể, nhưng là cái cụ thể đã được nhận thức sâu sắc hơn.
Như vậy, về mặt lý thuyết , để dạy một khái niệm, cần phải thực hiện các bước
trên. Tuy nhiên, tùy từng khái niệm, một vài bước có thể giảm bớt. Mặc dù vậy bước 2 và 3 là bước cơ bản nhất, bước 3 có tính quyết định hiệu quả của việc lĩnh hội khái niệm.
Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều tác giả chú ý đến con đường suy diễn lý thuyết, dựa vào một số khái niệm xuất phát mà xây dựng những khái niệm mới. Vì
thé, chúng ta cũng có thê trình bày các con đường hình thành khái niệm như trong
hình 1.1.
1.Xác định nhiệm vụ nhận thức