Quan sát vật thật, vật Dựa vào biểu tượng có

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để hình thành và phát triển các khái niệm phần sinh học vi sinh bậc trung học phổ thông (Trang 28 - 31)

tượng hình (Phương tiện trực liên quan hoặc khái niệm đã | Trừu

quan). biết, dẫn tới khái niệm mới: tượng

phân tích dấu hiệu bản chất i

định nghĩa khái niệm (khái ị quát hóa khoa học, trừu ị

tượng hóa lý thuyết). ị

3.Phân tích dấu hiệu bản 3.Cụ thê hóa khái niệm ị chất, định nghĩa khái niệm. trực quan tượng trưng, ị (Khái quát hóa cảm tính, trực quan gián tiêp. ị

trừu tượng hóa kinh i

nghiém). ^

Quy nạp Diễn dịch Cụ thê

4. Đưa khái niệm mới học vào hệ thông khái niệm đã biệt.

5. Luyện tập, vận dụng khái niệm

Hình 1.1. Quy trình thảo luận nhóm để hình thành khái niệm theo theo con đường quy nạp và diễn dịch

1.2.4.2. Phát triển khái niệm

s* Ý nghĩa của phát triển khái niệm trong dạy học

Trong dạy học, bắc cứ một khái niệm nào, nhất là khái niệm phức tạp, đều không thể hình thành đầy đủ ngay một lúc, mà khái niệm có quá trình hình thành và phát triển của nó. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của nội hàm khái niệm. Đó là quá trình đi từ nghèo nàn đến phong phú, từ nông đến sâu, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ hơn, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Sự phát triển các khái niệm trong dạy học được thực hiện qua con đường đào sâu liên tục những hiểu biết về bản chất sự vật, hiện tượng.

Một nhiệm vụ của quá trình dạy học là phải hình thành và phát triển khái niệm có kế hoạch. Sự phát triển của phần lớn các khái niệm trong dạy học được quy định bởi nội dung chương trình, bởi tính logic trong kết cấu của các chuyên mục. Các

khái niệm khoa học phải được hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có

kế hoạch. Đặc biệt, là các khái niệm đại cương phức tạp, không thể hình thành đầy đủ ngay một lúc mà tuần tự, từ bài này sang bài khác, từ chương này qua chương khác, thậm chí từ phần này sang phần khác và từ lớp này sang lớp khác của một cấp học. Nội dung của khái niệm được phát triển theo hướng ngày càng được bổ sung đầy đủ, cụ thể, khối lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng đổi mới. Giáo viên phải biết chủ động phát hiện ra tính logic ấy, phân tích yêu cầu cụ thể của việc nắm vững khái niệm đó qua từng chương, từng bài, phải đặt khái niệm đó trong mối liên hệ với khái niệm khác, có khi không phải trong phạm vi chương trình môn học mà cả ở những môn liên quan.

Mặt khác, sự phát triển của khái niệm trong quá trình dạy học quy định bởi bản chất của quá trình nhận thức của HS. Các khái niệm trong chương trình mà HS phải lĩnh hội có rất nhiều, ngày càng phức tạp, trừu tượng mà năng lực của HS ở từng lớp lại có hạn. Do vậy, các khái niệm phải được hình thành dần dan, phù hợp với quá trình nhận thức của HS. Nghĩa là, sự phát triển khái niệm phải đi đôi với vốn tri thức, năng lực và sự phát triển thế giới quan khoa học của HS.

Như vậy, sự phát triển khái niệm trong dạy học là một quy luật, giúp HS ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn hiện thực khách quan.

% Các hướng phát triển khái niệm - Cu thể hóa nội dung khái niệm:

Nội dung sự vật hiện tượng phản ánh trong khái niệm được khảo sát dần dưới nhiều khía cạnh mới. Nội dung của một khái niệm được phân tích thành nhiều yếu

tố, nhờ đó mà HS nắm khái niệm một cách đầy đủ, chính xác. Quá trình cụ thể hóa phải thông qua nhiều bài, nhiều chương thậm chí có khi từ đầu đến cuối chương trình mới cụ thể một khái niệm nào đó.

- Hoàn thiện nội dung khái niệm:

Trong một số trường hợp, học sinh chưa đủ kiến thức cơ sở đề nắm khái niệm ở mức đầy đủ, giáo viên phải hình thành khái niệm ở dạng chưa hoàn toàn đầy đủ (không được sai). Sau đó, khi đã đủ điều kiện sẽ được xem xét và chỉnh lí cho chính

xác và đầy đủ hơn.

- Sự hình thành khái niệm mới:

Trong khoa học, sự hình thành những lĩnh vực nghiên cứu mới thường đi kèm với sự xuất hiện khái niệm mới. Trong giảng dạy và học tập, mỗi lần chuyển sang

một bài mới, chương mới, phần mới, phân môn mới, học sinh lại được tiếp xúc

những khái niệm mới. Các khái niệm mới này không phủ nhận khái niệm cũ, mà trái lại nó làm sáng tỏ thêm những khái niệm cũ bằng cách chỉnh lý lại giới hạn khái niệm cũ.

Trong dạy học, mỗi khi tiếp xúc với một hiện tượng mới mà vốn khái niệm đã

có chưa đủ đề phản ánh thì phải hình thành khái niệm mới.

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tổ chức hình thành và phát triển các khái niệm sinh học ớ bậc THPT

Qua phiếu thăm dò, chúng tôi tiến hành khảo sát ở 5 trường THPT với 35 GV tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (THPT Bình khánh, THPT An Nghĩa, THPT

Phước Kiến, THPT Ngô Quyền, THPT Long Thới) và 320 học sinh thuộc 2 trường THPT Bình Khánh (trường ngoại thành) và THPT Ngô Quyền (quận 7). Trong đó, chúng tôi tiến hành dự giờ một số tiết học và trao đổi với một só GV giảng dạy lâu năm và hiện đang làm công tác tô trưởng chuyên môn trong năm học 2011 — 2012,

nhằm thu thập dữ liệu làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. Kết quả thu được

như sau:

2.1.1. Thue trang về phương pháp dạy của giáo viên

Bảng 1.1. Tình hình sử dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để hình thành và phát triển các khái niệm phần sinh học vi sinh bậc trung học phổ thông (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)