CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Ảnh hưởng của VHDN tới sự phát triển của doanh nghiệp
Nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1.3.1.1. VHDN tạo nên phong thái của doanh nghiệp
VHDN chứa đựng trong nó rất nhiều bộ phận và yếu tố nhƣ kiến trúc, sản phẩm, tập tục, nghi lễ, thói quen, cách họp hành, chiến lƣợc kinh doanh, logo, ấn phẩm điển hình, giai thoại về người sáng lập doanh nghiệp… Và chính những yếu tố đó đã làm nên một phong thái, một nét riêng, đặc trƣng của doanh nghiệp đó mà không doanh nghiệp nào khác có thể bị lẫn vào. Những yếu tố này có ảnh hưởng cực lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
VHDN giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác bởi những nét văn hoá đặc trƣng của doanh nghiệp đó. Và nó cũng gây ấn tƣợng mạnh cho người ngoài, là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.
Để nhận ra phong thái của một doanh nghiệp không phải là quá khó khăn.
Đặc biệt là một doanh nghiệp thành công, bởi ấn tƣợng của doanh nghiệp đó với công chúng là hết sức mạnh và nó trở thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.
1.3.1.2. VHDN tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có nền văn hoá tốt ắt sẽ thu hút đƣợc nhân tài và củng cố lòng tin của công chúng, lòng trung thành của các thành viên trong doanh nghiệp.
Đây là điều hết sức quan trọng mà không dễ đánh đổi bằng các giá trị vật chất bình thường. Mà có được một VHDN đi vào lòng công chúng là cả một quá trình với sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đó.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Các nhu cầu giờ đây không đơn giản chỉ là ăn no, mặc ấm mà còn là ăn ngon, mặc đẹp. Người lao động làm việc không chỉ vì tiền mà còn những nhu cầu khác nữa. Theo Maslow, hệ thống nhu cầu của con người gồm năm loại nhu cầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý; Nhu cầu an ninh; Nhu cầu xã hội – giao tiếp; Nhu cầu đƣợc
20
kính trọng và Nhu cầu tự khẳng định để tiến bộ. Các nhu cầu trên là những cung bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân.
Vì vậy, doanh nghiệp mà nắm bắt được các nhu cầu khác nhau của người lao động thì sẽ có được nhân tài cho doanh nghiệp mình. Bởi con người luôn là trung tâm của mọi việc, là yếu tố quan trọng làm nên thành công của doanh nghiệp. Và mỗi một cá nhân trong doanh nghiệp mang trong mình nét văn hoá riêng góp phần tạo nên nét văn hoá chung cho toàn doanh nghiệp đó. Trong một nền VHDN chất lƣợng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.
1.3.1.3. VHDN khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế
Ở những doanh nghiệp mà có môi trường văn hoá ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên đƣợc khuyến khích để tách biệt ra, hoạt động độc lập và đƣa ra sáng kiến, kể các nhân viên cấp cơ sở. Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động, khởi nguồn cho những sáng tạo của các thành viên, nhiều khi là những sáng tạo mang tính đột phá, đem lại những lợi ích không những trước mắt mà cả về lâu dài cho công ty. Từ đó tạo cơ sở cho quá trình xây dựng và phát triển của công ty. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ với công ty lâu dài và tích cực hơn. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn cho chiến lƣợc nhân sự, là gốc của sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.3.1.4. Tạo môi trường làm việc
Thân thiện, hiệu quả, tạo sự gắn kết, thống nhất ý chí, kiểm soát, định hướng thái độ và hành vi của các thành viên, làm tăng sự ổn định của doanh nghiệp.
1.3.1.5. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
VHDN mạnh sẽ tạo bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế, thu hút nhân tài và nâng cao lòng trung thành của nhân viên, nâng cao đạo đức kinh doanh, làm phong phú thêm các dịch vụ cho khách hàng và mang lại hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
21 1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Ở những tổ chức không có sự phân biệt rõ ràng điều gì là quan trọng, điều gì không, VHDN được coi là yếu. Ở đó không có định hướng rõ ràng cho công ty, luôn tỏ ra cứng nhắc, chuyên quyền, độc đoán, đặc biệt là trong đội ngũ quản lý của doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng không tốt cho hình ảnh của doanh nghiệp bởi những người lãnh đạo không những đại diện cho cả doanh nghiệp trong quan hệ bên ngoài mà họ còn là tấm gương cho các nhân viên trong toàn doanh nghiệp noi theo.
Một khi người lãnh đạo không thể giành được sự tôn trọng từ nhân viên thì sự phát triển của doanh nghiệp cũng ít nhiều bị đe dọa. Khi đó các nhân viên sẽ thờ ơ, không nhiệt tình với công việc, thậm chí còn có thái độ chống đối, bất hợp tác đối với lãnh đạo. Không khí làm việc sẽ thụ động, và có sự sợ hãi của các nhân viên trong công ty.
Cũng có những doanh nghiệp không có ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa các nhân viên trong doanh nghiệp mình ngoài quan hệ công việc. Điều đó thật tồi tệ cho một sự tồn tại lâu dài của công ty. Nơi đó không khí căng thẳng sẽ luôn bao trùm. Đối với các thành viên trong công ty mà nói thì nơi làm việc này chỉ là nơi trú chân tạm thời vì đó chỉ là tập hợp toàn những con người xa lạ, không có chút niềm tin, sự chia sẻ giữa các thành viên. Do vậy, VHDN yếu dẫn tới tình trạng mơ hồ, quyết tâm và nhiệt tình của nhân viên giảm sút, mâu thuẫn, hỗn độn, mất phương hướng và không có mối quan hệ thân thiện với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này có thể sử dụng những đòn chơi xấu đối với đối với đối thủ cạnh tranh và không thực hiện các trách nhiệm xã hội... từ đó có thể gây kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Công việc đi theo mỗi người phần lớn cuộc đời vì vậy môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người lao động, đến sự hứng thú trong công việc và cả sức khoẻ của người lao động. Như vậy có thể thấy rằng môi trường văn hoá của doanh nghiệp mà không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý người làm việc của các nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của
22
toàn công ty bởi nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp là trung tâm của cả doanh nghiệp, đó là gốc của sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.