Quan điểm, nguyên tắc xây dựng VHDN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI

4.1. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng VHDN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

Qua 20 năm thành lập và phát triển, đặc biệt là khoảng 4 năm gần đây. VHDN đã đƣợc Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng hết sức quan tâm chỉ đạo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng đã có kế hoạch cho việc xây dựng và thực hiện VHDN trong thời gian tới phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Ngân hàng.

4.1.1. Quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Xây dựng VHDN trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh.

- Xây dựng VHDN trở thành giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của VPbank trong nước và quốc tế.

- Xây dựng VHDN trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của cán bộ nhân viên toàn hệ thống quán triệt và thực hiện “Tất cả vì khách hàng” để trở thành truyền thống của VPBank nhằm củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng dịch vụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đúng pháp luật Việt Nam và công ƣớc quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với các nền VHDN tiên tiến trong khu vực và quốc tế theo đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Nhà nước,

- Có tính thống nhất, tính khoa học, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính phát triển, phù hợp với nhịp độ phát triển của VPbank. Có các chương trình, phương án cụ thể triển khai thực hiện VHDN xác định rõ mục đích, yêu cầu, kế hoạch, giải pháp thực hiện đảm bảo thiết thực, chất lƣợng, tiết kiệm, hiệu quả.

- Thường xuyên tổ chức thi, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng, thực hiện VHDN.

76

4.1.2. Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bên cạnh các chuẩn mực, quy trình đã có sẵn trong suốt quá trình hoạt động từ năm 1993 của Ngân hàng nhƣ: Chuẩn mực về chế độ họp hành, chuẩn mực về chế độ báo cáo, chuẩn mực trong hoạt động đối nội - đối ngoại, chuẩn mực hoạt động tuyển dụng, chuẩn mực về các nghi lễ truyền thống trong năm, chuẩn mực về hoạt động của Ngân Hàng đối với các sự kiện quan trọng trong đời sống cá nhân cán bộ nhân viên, chuẩn mực tuân thủ nội quy, quy chế, pháp luật và các thỏa thuận khác, chuẩn mực về giao tiếp và truyền đạt thông tin, chuẩn mực về giáo dục, đào tạo cán bộ nhân viên cũ và tân tuyển, sổ tay nhận diện thương hiệu, sổ tay khung năng lực cốt lõi…Trên cơ sở nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp:

 Đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo cho mỗi cán bộ nhân viên (CBNV) thói quen làm việc tốt, dần hình thành nên nhân cách của mỗi cá nhân

 Các nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ có đƣợc những khách hàng tốt, có niềm tin của đồng nghiệp và Ngân hàng

 Đạo đức nghề nghiệp đƣợc các nhân viên ý thức và thực hiện đúng sẽ ngày càng nâng cao hình ảnh và uy tín của VPBank trên thị trường kinh doanh

 Duy trì chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh doanh của VPBank

 Đạo đức nghề nghiệp tạo ra môi trường tốt để CBNV tận tâm cống hiến và xây dựng VPBank ngày một vững mạnh

Ngày 20/11/2013 Hội đồng quản trị đã ban hành bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của VPBank tới toàn thể cán bộ nhân viên để thực hiện nhằm cung cấp những chỉ dẫn hữu ích để cán bộ nhân viên sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và đƣa ra quyết định, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, các nguyên lý đạo đức cơ bản và giá trị cốt lõi của VPBank. Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp này đƣợc xây dựng dựa trên 6 giá trị cốt lõi của VPBank:

a. Khách hàng là trọng tâm

77

 Luôn trân trọng khách hàng. 

 Hiểu nhu cầu khách hàng để tƣ vấn các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng. 

 Tập trung mọi nguồn lực để phục vụ khách hàng, thể hiện trong cả hành động cụ thể và khi xây dựng chính sách. 

b. Tham vọng

 Không hài lòng với hiện tại, luôn đặt ra các mục tiêu thách thức. 

 Mọi mục tiêu không thể đều có thể đạt đƣợc với một lộ trình thực hiện cụ thể. 

 Chủ động áp dụng các sáng kiến để xây dựng nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai. 

c. Hiệu quả

 Coi trọng cả kết quả lẫn cách thức hành vi tạo ra kết quả. 

 Liên tục cải thiện quy trình, tối ƣu hóa nguồn lực và giảm thiếu lãng phí. 

 Tôn vinh mọi sáng tạo nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ ƣu việt với chất lƣợng vƣợt trội và chi phí thấp hơn. 

d. Phát triển con người.

 Phát triển con người vì sự thịnh vượng lâu dài của VPBank. 

 VPBank là điểm đến của những nhân tài tiềm năng và điểm dừng chân của những nhân tài có tham vọng. 

 Xây dựng lộ trình phát triển và thăng tiến sự nghiệp phù hợp cho mỗi cá nhân để đạt đƣợc đỉnh cao tiềm năng và sự nghiệp mơ ƣớc là trách nhiệm của các cấp quản lý. 

e. Tin cậy

 Tạo dựng sự tin cậy với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác.

 Xây dựng sự tin cậy dựa trên nguyên tắc các bên đều có lợi.

 Trung thực và khách quan trong mọi hoạt động.

f. Tạo sự khác biệt

78

 Là doanh nghiệp kiểu mẫu vì một Việt Nam thịnh vƣợng. 

 Là đối tác đƣợc tin dùng, là nhà tuyển mộ đƣợc coi trọng. 

 Chia sẻ thành công với mọi thành viên trong tổ chức và cộng đồng. 

Qua đó thiết lập các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhằm giúp cán bộ nhân viên luôn ứng xử phù hợp với các giá trị cốt lõi của VPBank, Gồm 3 chương, 8 điều và 14 Quy tắc chia theo 5 đối tƣợng và làm rõ trách nhiệm của mỗi CBNV đối với VPBank, đồng nghiệp, khách hàng/đối tác/nhà cung cấp và các bên liên quan khác, cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật, cộng đồng:

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)