Chương 3 QUAN ĐIỂM, MỤC TIấU VÀ GIẢI PHÁP HèNH THÀNH THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN GIAO SAU Ở VIỆT
3.1. Bối cảnh, quan điểm, mục tiêu hình thành và phát triển thị trường hàng hoá
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu hình thành và phát triển thị trường hàng hoá nông sản giao
3.1.2.1. Quan điểm
(1). Việc hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau phải bảo đảm tính đa dạng và đồng bộ về các loại hình thị trường, góp phần hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta và thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế.
Các hình thức giao dịch nông sản hết sức đa dạng và phong phú. Sự hình thành và phát triển thị trường HHNSGS phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của các hình thức giao dịch nông sản khác. Các chủ thể kinh doanh sẽ quyết định tham gia hình thức giao dịch nông sản này hoặc hình thức giao dịch nông sản khác, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích riêng của họ, việc tạo thêm các hình thức giao dịch mới là tạo ra cơ hội thuận lợi, để cho người sản xuất và kinh doanh nông sản lựa chọn.
(2). Việc phát triển thị trường hàng hoá nông sản giao sau là yếu tố nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra một khối lượng hàng hoá có quy mô lớn, chất lượng bảo đảm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Thực trạng sản xuất nông sản ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là nền sản xuất nhỏ, đất đai manh mún, phân tán, phương thức sản xuất còn lạc hậu. Điều này dẫn đến mức độ không đồng đều và chất lượng nông sản chưa cao. Loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trang trại gia đình với quy mô sản xuất nhỏ, lẻ. Phần lớn người nông dân sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ còn hạn chế; kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức về thị trường chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển…Việc hình thành thị trường HHNSGS, với các quy định về số lượng và chất lượng nông sản, sẽ có vai trò nâng cao nhận thức cho nông dân, nhằm định hướng cho nông dân tiến hành tập trung ruộng đất, áp dụng kỷ thuật sản xuất mới, nhằm nâng cao quy mô và chất lượng nông sản.
(3). Việc hình thành thị trường hàng hóa nông sản giao sau là yếu tố quan trọng góp phần phát triển thị trường hàng hóa nông sản giao ngay
Sự hình thành TTHHNSGS đóng vai trò quan trọng để kích thích sự phát triển các chủ thể tham gia trên thị trường nông sản giao ngay. Sự hình thành thị trường cũng là yếu tố để các kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phát triển. Sản phẩm hàng hóa tham gia tại các sở giao dịch đòi hỏi phải đảm bảo quy mô và chất lượng, nên thị trường HHNSGS khắc phục được tính tự phát, phân tán, nhỏ lẽ truyền thống trên thị trường giao ngay. Đồng thời, thị trường tạo điều kiện thuận lợi để phát triển xuất khẩu, gắn thị trường trong nước với thị trường xuất khẩu.
(4). Việc phát triển thị trường hàng hoá nông sản giao sau phải theo phương châm từ nhỏ đến lớn từ đơn giản đến phức tạp.
Bên cạnh học hỏi các kinh nghiệm của thế giới cần phải tính đến các yếu tố thực tế trong nước để hình thành mô hình thị trường một cách phù hợp, đảm bảo việc tiêu thụ nông sản hiện nay cũng như tạo cơ sở để phát triển thị trường trong tương lai.
Phát triển các hình thức giao dịch nông sản mới phải phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất. Các hình thức giao dịch nông sản đã phát triển trong nền kinh tế thị trường trên 100 năm, nhưng nhiều hình thức giao dịch nông sản ở Việt Nam chưa hình thành hoặc chỉ mới xuất hiện, chưa hoàn thiện, vì vậy sự hình thành thị trường phải chú ý đến trình độ của nông dân, của doanh nghiệp và của cộng đồng. Nếu hình thức giao dịch sẽ không phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh doanh hiện tại thì không thể phát huy hiệu quả dẫn đến sự thất bại khi thị trường được thiết lập và đi vào hoạt động.
(5). Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau phải đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, đồng thời nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng, tính năng động tự chủ của các doanh nghiệp.
Khuyến khích, các thành phần kinh tế tham gia khai thác các lợi ích của thị trường tạo điều kiện để thị trường hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, cần kịp thời phát hiện và có biện pháp thích hợp để ngăn chăn các tác động tiêu cực của thị trường.
Thị trường chỉ có thể phát triển khi có sự tham gia của các chủ thể kinh doanh, vì vậy phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể tham gia. Nhà nước cần phải đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh có đầy đủ quyền sở hữu đối với tài sản của họ và quyền tự do kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự, kỷ cương. Sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư trên thị trường trong một môi trường minh bạch là điều kiện thuân lợi nhất để họ trau dồi kiến thức, kỹ năng tham gia giao dịch trên thương trường để ngày càng không ngừng phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
3.1.2.2. Mục tiêu
(1). Tạo ra một loại hình thị trường mới nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản hàng hoá, qua đó thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay.
Để tham gia thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về số lượng và chất lượng. Việc đáp ứng các quy định của sở giao dịch hàng hoá nông sản giao sau là một yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình tích thụ ruộng đất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật và sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp sẽ tăng lên về cả quy mô lẫn chất lượng.
(2). Tạo ra một công cụ thị trường để nông dân tự bảo hiểm về giá, một công cụ phản ánh rõ nét mối quan hệ cung cầu không chỉ trên phạm vi trong nước và quốc tế, nhằm định hướng cho nông dân, các chủ trang trại nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với vai trò góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản, giảm thiểu rủi ro về giá thông qua việc san sẻ rủi ro từ những người có khả năng chịu đựng rủi ro thấp sang những người có khả năng chịu đựng rủi ro cao hơn. Việc tham gia thị trường sẽ giúp cho nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường về cung cầu giá cả đồng thời có khả năng vay vốn từ các định chế tài chính
như ngân hàng tín dụng để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
(3). Tạo ra một kênh lưu thông mới với khối lượng lớn, chất lượng đảm bảo, giá cả hoàn toàn theo quan hệ cung cầu nhằm hạn chế việc mua bán tản mạn ép cấp, ép giá góp phần gắn sản xuất với thị trường và gắn thị trường trong nước với thị trường xuất khẩu nông sản.
Thực trạng nước ta cho thấy, ở nước ta quan hệ giữa sản xuất và thì trường chưa được gắn kết, một mặt do hạn chế về nhận thức, mặt khác còn thiếu các hình thức tiêu thụ hiện đại. Tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối, Trung tâm tiêu thụ nông sản và theo Hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân chưa đạt kết quả mong muốn.
Vì vậy, việc hình thành thị trường hàng hoá giao sau nông sản sẽ góp phần gắn sản xuất với thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường xuất khẩu.
(4). Việc hình thành và phát triển thị trường hàng hoá giao sau là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, dịch vụ tư vấn thông tin về thị trường giá cả nông sản.
Sự hình thành thị trường hàng hoá giao sau không thể thiếu các điều kiện như hệ thống kho chứa, bảo quản, phương tiện vận tải, hệ thống cung cấp thông tin, sự phát triển của thương mại điện tử...Vì vậy, sau khi hình thành, thị trường có vai trò lôi kéo các dịch vụ thương mại phát triển, góp phần phát triển thị trường nông sản hàng hoá giao ngay theo hướng tập trung, hiện đại
(5). Phát triển thể chế giao dịch giao sau theo hướng tập trung xây dựng 1-2 sở giao dịch hàng hóa nông sản, phát triển các công cụ phái sinh, hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở giao dịch hàng hóa, đưa một số sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa như gạo, cà phê, chè, cao su, hạt điều.