Phát triển sản xuất tạo ra nguồn hàng nông sản quy mô lớn và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch hàng hoá nông sản

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hóa giao sau cho một số nông sản ở việt nam (Trang 180 - 184)

Chương 3 QUAN ĐIỂM, MỤC TIấU VÀ GIẢI PHÁP HèNH THÀNH THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN GIAO SAU Ở VIỆT

3.3. Các giải pháp nhằm hình thành và phát triển thị trường hàng hóa nông sản

3.3.2. Phát triển sản xuất tạo ra nguồn hàng nông sản quy mô lớn và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch hàng hoá nông sản

3.3.2.1. Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất

Để thị trường nông sản giao sau hình thành và phát triển cần phải tạo ra một khối lượng nông sản đủ lớn và chất lượng đảm bảo. Đối với nước ta hiện nay, điều đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở của quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất.

Nhà nước cần xóa bỏ hạn điền đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai năm 2003 và Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21/6/2007. Mặc dù, Nhà nước có quy định hạn điền, nhưng trong thực tế hiện tượng “xé rào” diễn ra khắp nơi. Thực tiễn cũng chứng minh rằng những người tích tụ ruộng đất “chui” làm ăn rất hiệu quả và quá trình tích tụ này không dẫn đến “bần cùng hóa nông dân” [118]. Do đó, Nhà nước cần chỉnh sửa, bổ sung pháp luật về đất đai để nông dân, nhà đầu tư an tâm phát triển trang trại sản xuất nông sản hàng hóa lớn.

Cùng với hạn điền cần xóa bỏ quy định về “đất sử dụng có thời hạn” của Luật đất đai năm 2003. Theo điều 67 của Luật đất đai, thời hạn giao đất, thuê đất đối với các hộ nông dân, cá nhân từ 20-50 năm tùy theo đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đất rừng. Trong khi đó thời hạn giao đất, thuê đất đối với tổ chức kinh tế là 50-70 năm tùy dự án. Ngoài ra, việc giao đất và thuê đất đối với trồng cây hàng năm 20 năm hoặc thấp hơn là quá ngắn, nông dân không thể mạnh dạn tích tụ ruộng đất và đầu tư cho sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật dân sự năm 2005 và Luật đất đai năm 2003 về “thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp”. Nhà nước cần hạn chế việc chia nhỏ đất đai cho tất cả thành viên có quyền thừa kế. Trang trại phải được giao cho 1 người thừa kế có khả năng quản lý và những người thừa kế khác chỉ là thành viên góp vốn, đồng sở hữu chủ trang trại, không có quyền quản lý, tạo ra trang trại hợp danh. Quyền quyết

định ai là người thừa kế có quyền quản lý có thể do người chủ quyết định bằng di chúc, nếu không, do các đồng sở hữu chủ quyết định và pháp luật thừa nhận [17].

Khuyến khích nông dân tiến hành việc “dồn điền đổi thữa” có chính sách miễn trừ mọi loại phí khi các hộ gia đình chuyển đổi ruộng đất cho nhau để hợp thành những thửa đất lớn.

Quán triệt phương châm "quy hoạch mềm" trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp lâu dài. Quy hoạch mềm thể hiện ở các phương án bố trí cây trồng cho từng loại đất theo lợi thế của từng vùng, tiểu vùng và có thể linh hoạt thay đổi theo tín hiệu thị trường. Sở dĩ như vậy là vì thị trường thế giới thường xuyên biến động, quy hoạch mềm sẽ dễ dàng điều chỉnh hơn. Điều đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá nông sản, nhất là nâng cao doanh thu và tiết kiệm chi phí không hợp lý.

Bãi bỏ các quy định khống chế việc cho thuê lại đất nông nghiệp và quy định người nhận chuyển nhượng buộc phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, mà chỉ cần người nhận chuyển nhượng có phương án sử dụng tốt, có tính khả thi và có chế tài để xử lý khi không thực hiện phương án đó, mua để đầu cơ, để hoang hoá… Điều này cho phép những người có vốn liếng, có điều kiện đầu tư vào sản xuất các nông sản xuất khẩu với quy mô lớn hơn, do đó sẽ có điều kiện để nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh doanh hơn.

Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại. Phát triển việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận để các chủ trang trại yên tâm sản xuất; ưu tiên cho thuê đất đối với đất chưa giao, chưa cho thuê ở địa phương để phát triển trang trại, khuyến khích khai hoang, phục hóa để phát triển mở rộng trang trại. Ngoài các ưu đãi về đất đai, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến. Tạo điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại đều được vay vốn đầu tư từ Ngân hàng, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển.

Nghiên cứu tìm hiểu và tiến hành tổ chức các hợp tác xã kiểu mới theo mô hình của các nước tiên tiến. Các hợp tác xã là liên minh của các nông trại gia đình, không cần phải tích tụ ruộng đất, chỉ cần tích tụ hoạt động kinh doanh, chế biến và tiêu thụ đầu ra.

Tiến hành thí điểm việc thành lập các tập đoàn, nông trường hay hợp tác xã, trong đó mỗi nông dân là một cổ đông và bộ máy lãnh đạo cũng do nông dân quyết định. Mô hình này là một tổ liên kết sản xuất, hoạt động theo khuôn khổ luật định. Ai có đất thì hùn vào, lợi nhuận chia theo tỷ lệ, đất người dân hùn vào vẫn còn nguyên.

Ai trực tiếp làm công sẽ được trả công lao động. Khi lợi ích được phân định rạch ròi bằng sự điều chỉnh của pháp luật và sự quản lý chặt của nhà nước thì chắc chắn nông dân sẽ đồng tình. Người mất đất sẽ trở thành người làm công có lương ổn định trong các tập đoàn. Có vậy thì nền nông nghiệp mới lớn được và quyền lợi của nông dân mới được đảm bảo. Mỗi tập đoàn sản xuất phải được nhà nước ấn định sản xuất cây gì, con gì và được bảo hộ bằng pháp luật. Ngoài ra, có thể tích tụ theo một mô hình có tổ chức cao hơn được gọi là “công ty nông nghiệp” hay mô hình liên hợp sản xuất cho phép sản xuất lớn và hàng hóa chất lượng cao, gắn kết được lợi ích của nông dân với doanh nghiệp chế biến. Đó là những mô hình mà chúng ta cần lưu ý tìm hiểu thêm trong quá trình thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, phát triển nền nông nghiệp hiện đại.

3.3.2.2. Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp Chính sách khoa học công nghệ, cần tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khai thác các lợi thế của từng vùng sinh thái, vừa bảo đảm phát triển bền vững, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Với từng vùng, từng loại cây trồng cần chú ý đổi mới công nghệ đồng bộ ở các khâu trước, trong và sau sản xuất theo hướng hiện đại. Đẩy mạnh việc phát triển công nghệ sinh học, thay thế các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu thị trường bằng các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm được những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế phù hợp với yêu cầu thị trường và đảm bảo ổn định môi trường sinh thái.

Bồi dưỡng nhân lực, để người sử dụng có thể làm chủ các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ được chuyển giao. Mặt khác, không chỉ chú ý những nội dung về kỹ thuật công nghệ, mà còn cần chú ý đến những nội dung về kinh tế và tổ chức, như

tổ chức sản xuất, liên kết kinh tế, thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức khuyến nông; tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Coi trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sau thu hoạch. (Tỉ lệ thất thoát hiện nay ở khâu thu hoạch và sau thu hoạch của lương thực là 8- 10%, rau quả 7- 8%). Ngoài việc hiện đại hoá kỹ thuật phơi sấy, cần chú trọng các phương pháp bảo quản, bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Về tín dụng, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần huy động nhiều hơn các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để phục cho cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở từng vùng sản xuất. Có chính sách hợp lý để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Mở rộng hệ thống các bàn tiết kiệm đến từng địa phương, tạo thuận lợi cho việc thu huy động vốn và cho vay. Có chính sách và giải pháp linh hoạt để động viên, khuyến khích các tổ chức ngân hàng, tín dung chủ động giành một tỷ lệ vốn cho việc thâm nhập vào hoạt động kinh tế của các địa phương, các doanh nghiệp với tư cách là những cổ đông, vừa là người cho vay, vừa là người trực tiếp tham gai vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Về chính sách lãi suất cần phải được tự do hoá theo sự điều tiết khách quan của quan hệ cung cầu về vốn, từng bước phát triển thị trường vốn thị trường tín dụng nông thôn (giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp, với người sản xuất kinh doanh trong nông thôn). Định hướng cơ bản của chính sách lãi suất tín dụng là trên cơ sở tự thoả thuận dựa trên mức sinh lời của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, của từng dự án đầu tư sản xuất kinh doanh; không nên quy định cứng nhắc, ấn định mức trần như hiện nay. Cần giảm dần việc cho vay ưu đãi quá rộng cho sản xuất kinh doanh những mặt hàng nông sản xuất khẩu như hiện nay. Cần chuyển dần những hỗ trợ thông qua lãi suất bằng hỗ trợ về các nguồn lực như đất đai, hạ tầng, công nghệ…

3.3.2.3. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Tăng cường đầu tư phát triển với công nghệ chế biến hiện đại; xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu; đa dạng hóa sản phẩm; đầu tư phát triển các công trình phụ trợ, bao gồm hệ thống kho bảo quản, vận chuyển, kiểm tra chất lượng sản phẩm...

Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, từ đó tập

trung đầu tư thâm canh và ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng tốt yêu cầu chế biến.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật canh tác, đầu tư thâm canh, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ giới hoá để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phục vụ cơ sở chế biến. Các cơ sở chế biến phải có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có chính sách, giải pháp cụ thể hỗ trợ người sản xuất nguyên liệu phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất.

Xây dựng những chính sách ưu đãi kích thích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch với quy mô nhỏ, tại chỗ để làm vệ tinh cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho các nhà máy công nghiệp. Nâng cao hiệu quả các nhà máy chế biến công nghiệp thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với mùa vụ và vùng sinh thái để kéo dài thời gian hoạt động của dây chuyền thiết bị trong năm, giảm khấu hao tối đa của dây chuyền chế biến. Đối với các nhà máy đang hoạt động, cần đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị công nghệ, tận dụng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực...

nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hóa giao sau cho một số nông sản ở việt nam (Trang 180 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(251 trang)