Chương 3 QUAN ĐIỂM, MỤC TIấU VÀ GIẢI PHÁP HèNH THÀNH THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN GIAO SAU Ở VIỆT
3.3. Các giải pháp nhằm hình thành và phát triển thị trường hàng hóa nông sản
3.3.3. Phát triển thị trường hàng hoá nông sản giao ngay
Thị trường hàng hoá nông sản giao sau chỉ được hình thành trên cơ sở một thị trường hàng hoá giao ngay phát triển, vì vậy phát triển thị trường giao ngay là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển thị trường giao sau.
3.3.3.1. Liên kết các thành phần tham gia thị trường thành chuỗi tiêu thụ nông sản
Các thành phần cơ bản tham gia thị trường hàng hóa nông sản giao ngay bao gồm;
Một là doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương mại, đây là chủ thể kinh doanh quan trọng nhất trên thị trường. Các doanh nghiệp chế biến mua hàng trực tiếp từ nông dân hoặc mua qua người trung gian để chế biến phục vụ cho tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. Doanh nghiệp thương mại là những doanh nghiệp bán lẻ như
siêu thị, trung tâm thương mại hoặc các công ty xuất nhập khẩu.
Hai là người trung gian, họ có thể là những người mua gom hoặc các HTX.
Người trung gian mua hàng của nông dân và giao đến các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thương mại.
Ba là nông dân – người trực tiếp làm ra nông sản.
Để liên kết các chủ thể tham gia thị trường thành chuỗi cung ứng nông sản một cách hiệu quả cần thực hiện các biện pháp như sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến giao dịch giao ngay nông sản. Cụ thể là:
Xây dựng lại Quy chế đại lý mua bán thay thế Nghị định của Chính phủ số 25/CP ngày 25/4/1996 về Quy chế đại lý mua bán hàng hóa và Thông tư của Bộ Thương Mại số 10/TM/PC ngày 13/6/1996 về hướng dẫn việc thực hiện đại lý mua bán hàng hóa. Một số điểm cần lưu ý như doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý với cá nhân không bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh; hoặc hợp đồng không nhất thiết bằng văn bản; một số điều khoản khác chỉnh sửa lại cho phù hợp với Bộ Luật dân sự ngày 14/6/2005 và Luật Thương mại ngày 14/6/2005 [100].
Sửa đổi, bổ sung một số điểm quan trọng trong Bộ Luật dân sự ngày 14/6/2005 như;“Điều 142. Đại diện theo ủy quyền” cần bổ sung nội dung: “Người đứng đầu pháp nhân (người đại diện theo pháp luật theo điều 141) có thể giao việc cho người khác thực hiện thường xuyên dưới hình thức ủy quyền thì không cần lập văn bản và việc ủy quyền này được thực hiện theo quy chế tổ chức hoạt động của pháp nhân”.
Ngoài 13 loại hợp đồng dân sự, Bộ Luật dân sự ngày 14/6/2005 cần bổ sung thêm
“hợp đồng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp” và “hợp đồng mua, bán thông qua Sở giao dịch hàng hóa”. Trong Bộ Luật dân sự chỉ cần quy định khái niệm và những nguyên tắc chung của loại hợp đồng này. Chi tiết quyền và nghĩa vụ sẽ được quy định cụ thể trong luật chuyên ngành.
Sửa đổi, bổ sung một số điểm quan trọng trong Luật Thương mại ngày 14/6/2005 như: “Điều 6. Thương nhân” thành “Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại”. Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại sẽ rộng hơn bao gồm cả thể
nhân và pháp nhân hoạt động thương mại.
Bổ sung thêm hoạt động “Mua bán hàng hóa thông qua chợ đầu mối, trung tâm giao dịch và tổng kho bán buôn nông sản”. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện loại hình dịch vụ thương mại này nhưng chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh.
Sửa đổi và bổ sung Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004. Trên cơ sở Nghị định và Quyết định này xây dựng một nghị định chung điều chỉnh toàn bộ hoạt động dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ bao gồm:
chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch, chợ đầu mối. Ngoài ra, nghị định này cần quy định: “Chợ là một tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005 hoặc theo Luật Hợp tác xã ngày 10/12/2003”, không phải là đơn vị sự nghiệp có thu [3].
Thứ hai, nâng cao năng lực kinh doanh thương mại cho chủ thể tham gia vào hoạt động giao dịch giao ngay nông sản.
Xây dựng chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý chợ, nghiệp vụ bán buôn và bán lẻ cho cán bộ, nhân viên quản lý chợ, siêu thị, trung tâm nông sản.
Xây dựng phổ biến kiến thức kinh doanh cho nông dân, người mua gom, các chủ buôn, chủ vựa hàng nông sản.
Xây dựng chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho cán bộ quản lý thương mại các cấp.
Hình thức tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cần linh hoạt dài ngày, ngắn ngày ở tại địa phương hoặc tại các trung tâm đào tạo và bồi dưỡng.
Việc nâng cao năng lực kinh doanh thương mại cho các chủ thể kinh doanh sẽ góp phần hoàn thiện thể chế giao dịch nông sản, làm cho thị trường nông sản phát triển ổn định và bền vững.
Thứ ba, quản lý hoạt động kinh doanh của người mua gom trong tiêu thụ nông sản
Để giao dịch giao ngay phát triển, cần phải quản lý hoạt động kinh doanh của người mua gom theo hướng sau:
Thực hiện đăng ký kinh doanh cho người mua gom trên địa bàn mình dưới hình thức hộ kinh doanh theo Nghị định của Chính phủ số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về Đăng ký kinh doanh.
Nhà nước cần vận động người mua gom thành lập hiệp hội các nhà buôn hoặc HTX thương mại nông sản
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, người mua gom là thành phần không thể thiếu trong hệ thống giao dịch nông sản. Vì vậy, việc quản lý hoạt động kinh doanh của người mua gom sẽ góp phần cho thị trường nông sản phát triển bền vững và ổn định.
Thứ tư, điều tiết cung cầu nông sản và tổ chức lưu thông hàng hóa
Việc kinh doanh nông sản ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn phát triển tự do, thiếu vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này làm cho thị trường nông sản đã thường xuyên bất ổn lại ngày càng bất ổn hơn. Để đảm bảo thị trường nông sản phát triển ổn định, nhà nước cần phải phát huy vai trò của mình:
Kiểm tra và ngăn chặn những hành vi cản trở lưu thông hàng hóa để đảm bảo cho thị trường nông sản vận hành thông suốt; xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng “ngăn sông cấm chợ”; các hành vi bảo vệ lợi ích cục bộ địa phương làm mất cân đối cục bộ cung cầu hàng nông sản.
Xây dựng cơ chế mở rộng quyền tự do kinh doanh hàng nông sản, trên cơ sở thu hẹp dần lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước chiếm độc quyền xuất khẩu như cao su, lúa gạo, cà phê chè, hạt điều... Cần phải có quy chế kiểm tra chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng vị thế của doanh nghiệp khống chế thị trường.
Kiểm tra giám sát việc thực hiện Luật cạnh tranh, đảm bảo cơ chế cạnh tranh một cách có hiệu quả, hạn chế tình trạng độc quyền. Thực hiện tốt Luật Cạnh tranh sẽ là biện pháp mang tính đột phá trong việc cải thiện môi trường cạnh tranh ở Việt Nam. Cùng việc thực hiện Luật cạnh tranh, cần tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước nhằm xử lý vấn đề liên quan đến cấu trúc thị trường, tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhà kinh doanh và tính nghiêm minh của pháp luật.
3.3.3.2. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ hoạt động thương mại
Thương mại hàng nông sản cần đến những dịch vụ hỗ trợ như quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm, hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, dịch vụ kho bãi, vận chuyển, bảo quản, bao bì đóng gói, kiểm dịch, tín dụng thương mại... để các dịch vụ hỗ trợ này phát triển, trước hết cần nhanh chóng chuyển các chính sách bảo hộ sang chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ.
Thiết lập và kết nối các kênh thông tin về thị trường quốc tế và thị trường nội địa của các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, các tổng công ty. Tạo lập mạng thông tin rộng nhưng có sự tập trung đủ mạnh, hình thành nên trung tâm có khả năng phân tích, xử lý và cung cấp thông tin thị trường đến các doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin điện tử. Xây dựng và thực hiện tốt chế độ thông tin hai chiều, trong đó chú trọng thông tin phản ánh diễn biến thị trường - giá cả từ các địa phương, các hiệp hội... về trung tâm. Từng bước kết nối kênh thông tin này đến tận các chợ đầu mối bán buôn, các
sàn giao dịch hàng hóa, đồng thời tổ chức nhiều phương thức truyền tin để vừa thu thập được thông tin sát thực từ cơ sở và vừa cung cấp được thông tin về thị trường - giá cả trong và ngoài nước cho người sản xuất kinh doanh, nhất là nông dân.
Phát triển công nghệ thông tin, để sau khi thị trường HHGS hình thành đảm bảo mối liên hệ thông suốt giữa sàn giao dịch trung tâm và các đại lý nhận lệnh. Mặt khác đảm bảo sự thông suốt giữa thị trường giao sau của Việt nam với các sở giao dịch nông sản khác của khu vực và thế giới.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa, tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu nhu cầu, tổ chức hội chợ triển lãm, tiến hành các hình thức quảng bá và giới thiệu hàng hóa, áp dụng các phương thức bán hàng, phục vụ và thanh toán tiện lợi đối với khách hàng. Theo sát thị trường để có biện pháp kịp thời ổn định giá cả đối với những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
3.3.3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại
(1). Phát triển các hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
Ngoài việc xây dựng kiên cố hóa các chợ bán lẻ ở nông thôn cần quan tâm xây dựng chợ bán buôn, các chợ đầu mối về nông sản. Cần điều tra khảo sát, tập hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, để lựa chọn địa điểm lập chợ xác đáng, tạo chính sách huy động vốn xã hội, xây dựng chợ và xây dựng qui chế quản lý chợ phù hợp.
Hình thành các trung tâm thương mại nông thôn, phát triển các hình thức thương mại hiện đại, kết hợp với các hình thức thương mại truyền thống. Khuyến khích các thương nhân đầu tư cải tạo nâng cấp mạng lưới mua bán cố định, cùng với việc tổ chức rộng rãi mạng lưới mua bán lưu động, phù hợp với đặc điểm mua bán nhỏ lẻ, phân tán trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Cùng với việc phát triển hệ thống chợ là siêu thị, hình thức siêu thị rất phù hợp với xã hội công nghiệp, lại là hình thức kinh doanh hiệu quả, nên cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển siêu thị.
(2). Thiết lập các sàn đấu giá, đấu thầu
Đấu giá, đấu thầu là loại sàn giao dịch hiện đại, mua bán lớn, cạnh tranh lành mạnh, công khai rất phù hợp với cơ chế thị trường. Chúng ta đã triển khai đấu thầu
xây dựng, mua sắm thiết bị, đấu giá đất đai, tài sản lớn. Tuy nhiên chưa có sàn đấu giá, đấu thầu hàng hoá nông sản. Chúng ta có thể thiết lập các sàn giao dịch nông sản như cà phê, gạo... trong đó kết hợp nhiều hình thức giao dịch: đấu giá, đấu thầu, hợp đồng mua buôn, bán buôn...
3.3.3.4. Phát triển hình thức tiêu thụ theo hợp đồng
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực nông nghiệp
Sửa đổi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” và Nghị định Nghị định của Chính phủ số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005
“Về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh”. Việc sửa đổi, bổ sung theo hướng thay thế Quyết định 80/2002/QĐ-TTg và Nghị định 135/2005/NĐ-CP bằng một Nghị định của Chính phủ về “Hợp đồng sản xuất – tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” với một số nội dung chính như sau:
Các loại hợp đồng được điều chỉnh bởi Nghị định về “Hợp đồng sản xuất – tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” bao gồm: hợp đồng gia công sản phẩm nông nghiệp, hợp đồng khoán đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, hợp đồng đa chủ thể trong nghiên cứu khoa học, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; và hợp đồng trung gian sản xuất - tiêu thụ nông sản.
Nguyên tắc xác định giá trong hợp đồng sản xuất - tiêu thụ nông sản trên cơ sở phân bổ lợi ích, rủi ro và quyền quyết định.
Nội dung về “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công sản phẩm nông nghiệp” sử dụng các điều khoản “Hợp đồng gia công thương mại” của Luật Thương mại ngày 14/6/2005” có bổ sung những nội dung đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp. ví dụ như “Bên đặt gia công có nghĩa vụ xây dựng quy trình sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bên nhận gia công”, “Bên đặt gia công có quyền giám sát quá trình sản xuất của bên nhận gia công”, “Bên nhận gia công có nghĩa vụ thực hiện đúng quy trình và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất do bên đặt gia công đưa ra”…
Nội dung về “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khoán đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản” sử dụng các nội dung trong nghị định 135/2005/NĐ-CP.
Nội dung về “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đa chủ thể trong nghiên cứu khoa học, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản” cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ đối với từng chủ thể tham gia trong hợp đồng này.
Nội dung về “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trung gian sản xuất - tiêu thụ nông sản” sử dụng các điều khoản trong “chương V. Hoạt động trung gian thương mại” của Luật Thương mại ngày 14/6/2005, có chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với sản phẩm nông nghiệp. Về lâu dài chúng ta nên xây dựng Luật Nông nghiệp trong đó có một chương liên quan đến hợp đồng sản xuất - tiêu thụ nông sản.
- Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ hợp tác và hợp tác xã
HTX hoặc tổ hợp tác chính là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ muốn ký hợp đồng với HTX, chứ không muốn ký hợp đồng trực tiếp với nông dân vì đơn giản là chi phí giao dịch giảm xuống đáng kể khi ký với HTX. Tuy nhiên, để thì việc thành lập HTX và tổ hợp tác phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tránh chạy theo thành tích. Phương thức vận động thành lập HTX và tổ hợp tác phải phù hợp với môi trường văn hóa xã hội của từng vùng và từng địa phương khác nhau.
Để phát triển HTX và tổ hợp tác theo hướng bền vững, Cục HTX và PTNT cần phối hợp với các Viện, Trường và các Chi Cục ở địa phương nghiên cứu xác định rõ những nhân tố văn hóa – xã hội đã dẫn đến sự hợp tác của nông dân. [40]. Vận động người mua gom tham gia vào HTX. Người mua gom có kinh nghiệm thương mại và có quan hệ gần gũi với nông dân. Vì thế, tập họp họ vào trong một tổ chức và trở thành nhân vật trung gian trong sản xuất theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân là điều cần thiết.
Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, các HTX, tổ hợp tác xây dựng và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ nông sản; giải quyết các vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện
các cam kết trong hợp đồng tiêu thụ nông sản đã ký kết giữa nông dân với doanh nghiệp và các bên liên quan.
3.3.3.5. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
Xây dựng một cơ chế điều hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ổn định, lâu dài có hiệu lực thi hành và bổ sung sửa đổi khi cần thiết. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà, thực hiện công khai, minh bạch, ổn định môi trường pháp lý, phù hợp với luật pháp Việt Nam, phù hợp với các cam kết quốc tế.
Khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý có chọn lọc hàng sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Tổ chức thực hiện các Pháp lệnh về tự vệ, Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa vào Việt Nam, Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc; sử dụng hữu hiệu các công cụ điều hành nhập khẩu như hạn ngạch thuế quan, hàng rào kỹ thuật theo các định chế của WTO về hàng rào kỹ thuật, chống trợ cấp, chống phá giá, tự vệ. Có các chính sách hỗ trợ phù hợp với quy định của WTO về trợ cấp nông nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp trong khâu nghiên cứu khoa học, công nghệ mới, giống mới, tăng năng xuất nông nghiệp và bảo quản sau thu hoạch.
Hệ thống hoá và tuyên truyền nâng cao nhận thức, về các loại rào cản của các nước nhập khẩu cho các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nông, lâm sản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
Tập trung vào chính sách phát triển nguồn hàng; từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng và thực hiện chiến lược phát triển hàng nông sản Việt Nam có nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng đi vào thị trường thế giới.
Nhà nước cần ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân địa phương, nhập khẩu các máy móc chế biến nông sản quy mô nhỏ cho từng vùng nguyên liệu. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp nông thôn nhập khẩu máy móc thiết bị chế biến, phù hợp với quy mô sản xuất và tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế và nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ chế