Chương 3 QUAN ĐIỂM, MỤC TIấU VÀ GIẢI PHÁP HèNH THÀNH THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN GIAO SAU Ở VIỆT
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược liên doanh, liên kết tạo vùng nguyên liệu để phục vụ cho chế biến và tiêu thụ. Việc liên doanh, liên kết với người sản xuất nguyên liệu có
thể thực hiện thông qua việc thành lập công ty cổ phần và người sản xuất trở thành cổ đông của công ty.
- Doanh nghiệp thương mại bán buôn, nhất là các doanh nghiệp đang quản lý kinh doanh chợ đầu mối cần nâng cao năng lực quản lý, tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ, chủ yếu là hệ thống siêu thị và người sản xuất để trở thành trung tâm phân phối sản phẩm.
- Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực có hiểu biết sâu về thị trường giao sau để sử dụng các công cụ trên thị trường này quản lý rủi ro.
- Các doanh nghiệp chế biến cần phải thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP và phải kiểm soát được chất lượng từ khâu sản xuất nông nghiệp.
- Các Hiệp hội hoặc các Tổng công ty ngành hàng, các địa phương... không nên nóng vội thành lập các sở giao dịch riêng rẽ như lúa gạo, cà phê, chè hạt điều... vì như vậy sẽ rất kém hiệu quả và dễ dẫn tới thất bại. Trước mắt, ở nước ta chỉ nên thành lập một sở giao dịch hàng hoá nông sản giao sau tập trung với khoảng 3-4 mặt hàng nông sản thì khả năng thành công sẽ lớn hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ những phân tích đánh giá thực trạng các điều kiện cơ bản của việc hình thành thị trường ở nước ta ở chương 2; trong chương này luận án đã nêu lên những quan điểm, mục tiêu, dự kiến mô hình hình thành thị trường và hệ thống các giải pháp nhằm hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở nước ta.
Về quan điểm, việc hình thành thị trường hàng hoá giao sau là yếu tố để góp phần hình thành đồng bộ các loại hình thị trường, hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường và thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hình thành thị trường còn là là yếu tố góp phần phát triển thị trường hàng hóa nông sản giao ngay và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đồng thời việc hình thành thị trường phải quán triệt nguyên tắc từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
Mục tiêu hình thành thị trường là tạo ra một loại hình thị trường mới nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản hàng hoá, trước hết đối với một số mặt hàng như gạo, cà phê, chè cao su và hạt điều. Tạo ra một công cụ thị trường để người sản xuất bảo hiểm về giá, qua đó giúp cho họ lập kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dựa vào bản chất chức năng của thị trường, những bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và thực trạng các điều kiện hình thành thị trường, luận án cũng đã đề xuất mô hình hình thành thị trường ở nước ta. Sự hình thành Sở giao dịch hàng hoá nông sản giao sau ở nước ta cần phải trải qua hai giai đoạn là: (1).
Thành lập Trung tâm giao dịch hợp đồng triển hạn về nông sản và giai đoạn tiếp theo là nâng cấp Trung tâm giao dịch nông sản tập trung triển hạn thành Sở giao dịch nông sản hàng hóa kỳ hạn. Hình thức sở hữu các SGDHHNS thời gian đầu nên là của Nhà nước và mục tiêu hoạt động là phi lợi nhuận, sau một khoảng thời gian nếu hoạt động hiệu quả thì có thể chuyển hình thức sở hữu và mục tiêu hoạt động. Mặt hàng đưa vào giao dịch là gạo, cà phê, chè, hạt điều nhân và cao su. Địa điểm để đặt Sở giao dịch hàng hóa là Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình cũng đề cập đến một số nội dung khác như : tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động, hình thức mua bán, phương thức thực hiện hợp đồng và quản lý nhà nước đối với sở giao dịch hàng hoá nông sản giao sau.
Trong chương này, luận án cũng đã đề ra 6 nhóm giải pháp từ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn hàng nông sản, phát triển thị trường giao ngay, phát triển đội ngũ doanh nghiệp... và các giải pháp trực tiếp liên quan đến việc hình thành thị trường như hoàn thiện cơ sở pháp lý về thị trường giao sau, hình thành cơ sở vật chật chất, nâng cao nhận thức và nghiệp vụ chuyên môn cho các thành phần tham gia thị trường.
Việc triển khai thực hiện các giải pháp trên đây, không chỉ có tác động trực tiếp đến việc hình thành thị trường trong giai đoạn trước mắt mà còn tạo điều kiện để thị trường phát triển trong tương lai. Ngoải ra, việc thức hiện các giải pháp này sẽ góp phần phát triển cơ chế thị trường ở nước ta, tạo điều kiện để đẩy mạnh xản xuất và tiêu thụ nông sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Thị trường hàng hoá nông sản giao sau là thị trường mua bán các hợp đồng giao sau về hàng hoá nông sản. Các hợp đồng đó có thể được mua bán tập trung tại một địa điểm có tổ chức chặt chẽ gọi là sở giao dịch hàng hoá hoặc cũng có thể mua bán một cách phi tập trung ngoài sở giao dịch.Việc thiết lập thị trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp cũng như nhà nước. Thông qua thị trường người nông dân có thể tiêu thụ và bảo hiểm được rủi ro về giá cả nông sản hàng hoá, doanh nghiệp có thêm phương tiện kinh doanh rủi ro và nhà nước nắm được diễn biến giá cả thị trường để có biện pháp ứng phó và điều hành thích hợp.
2. Cũng như một số loại hình thị trường khác, việc hình thành và phát triển thị trường hàng hoá nông sản giao sau cần phải thoả mãn các điều kiện cơ bản nhất định.
Các điều kiện này liên quan đến nhiều vấn đề thuộc cả tầm vĩ mô lẫn vi mô của nền kinh tế. Đó là việc hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nông sản; phát triển doanh nghiệp; hình thành các quy định pháp lý, cơ sở vật chất và trình độ nhận thức của các thành phần tham gia thị trường.
3. Thực trạng các điều kiện cơ bản của việc hình thành thị trường hàng hoá giao sau ở nước ta hiện nay là; Cơ chế kinh tế thị trường đã hình thành và đang trong qúa trình hoàn thiện; Khối lượng một số nông sản hàng hoá không ngừng tăng lên, tuy nhiên chất lượng còn thấp; tiêu thụ nông sản đã có bước phát triển tốt, song chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống, còn thiếu vắng các hình thức tiêu thụ hiện đại;
Lực lượng doanh nghiệp đã phát triển nhanh về số lượng, song năng lực còn yếu;
Khung khổ pháp lý đối với thị trường giao sau đã được hình thành song còn thiếu và chưa đồng bộ… Qua đó có thể kết luận rằng, hiện nay ở nước ta các điều kiện cần thiết đối với sự ra đời thị trường đã có đủ nhưng mức độ phát triển còn thấp so với yêu cầu của việc hình thành thị trường.
4. Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá các điều kiện cơ bản của việc hình thành thị trường, đề tài đã đề xuất quan điểm mục tiêu và mô hình hình thành thị trường, đồng thời nêu lên các giải pháp để hình thành thị trường. Về thực chất các giải pháp đã tập trung vào việc giải quyết những mặt còn hạn chế trong các điều kiện hình
thành thị trường. Tuy nhiên do phạm vị đề cập quá rộng nên mức độ có thể chưa sâu.
Cần tiếp tục nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo với một phạm vi hẹp và cụ thể hơn.
5. Sự hình thành Sở giao dịch hàng hoá nông sản giao sau ở nước ta cần phải trải qua hai giai đoạn là: (1). Thành lập Trung tâm giao dịch hợp đồng triển hạn về nông sản và giai đoạn tiếp theo là nâng cấp Trung tâm giao dịch nông sản tập trung triển hạn thành Sở giao dịch nông sản hàng hóa kỳ hạn. Hình thức sở hữu các SGDHHNS thời gian đầu nên là của Nhà nước và mục tiêu hoạt động là phi lợi nhuận, sau một khoảng thời gian nếu hoạt động hiệu quả thì có thể chuyển hình thức sở hữu và mục tiêu hoạt động. Mặt hàng đưa vào giao dịch là gạo, cà phê, chè, hạt điều nhân và cao su. Địa điểm để đặt Sở giao dịch hàng hóa là Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình cũng đề cập đến một số nội dung khác như : tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động, hình thức mua bán, phương thức thực hiện hợp đồng và quản lý nhà nước đối với sở giao dịch hàng hoá nông sản giao sau.
6. Một số kiến nghị đối với nhà nước mà luận án đề xuất là: Soạn thảo và ban hành Luật Nông nghiệp; Sửa đổi, bổ sung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 80/2002/NĐ- TTg về tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.Về lâu dài cần đưa nội dung sản xuất theo hợp đồng vào điều chỉnh trong Luật Nông nghiệp.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng nông sản từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, tiêu thụ;
phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng lại các tiêu chuẩn chất lượng nông sản theo đúng quy chuẩn quốc tế.
- Bộ Công Thương tiến hành nghiên cứu và sửa đổi một số nội dung còn chưa chính xác trong Luật Thương mại (2005) và Nghị định số 158/2006/NĐ-CP về Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và tiến tới xây dựng Luật giao dịch hàng hóa kỳ hạn (Futures Commodity Act).
Đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xây dựng Đề án về
“hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam” và trình Chính phủ phê duyệt.
7. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực có hiểu biết sâu về thị trường giao sau để sử dụng các công cụ trên thị trường này quản lý rủi ro.
Các Hiệp hội hoặc các Tổng công ty ngành hàng, các địa phương, không nên nóng vội thành lập các sở giao dịch hàng hoá giao sau đối vớilúa gạo, cà phê, chè hạt điều... một chá riêng rẽ, vì như vậy sẽ rất kém hiệu quả và dễ dẫn tới thất bại. Trước mắt, ở nước ta chỉ nên thành lập một sở giao dịch hàng hoá nông sản giao sau tập trung với khoảng 3-4 mặt hàng nông sản thì khả năng thành công sẽ lớn hơn.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
A. Bài đăng tạp chí
1). Nguyễn Lương Thanh (2009), “Thị trường hàng hoá nông sản giao sau - giải pháp cho sự phát triển mới”, Đặc san tài chính, số 175 tháng 9/2009, tr. 28-29.
2). Nguyễn Lương Thanh (2009), “Thị trường hàng hoá nông sản giao sau và vai trò của nó đối với việc tiêu thụ nông sản ở nước ta”, Tạp chí quản lý kinh tế, số 28 tháng (9+10)/ 2009, tr. 67-69.
B. Đề tài nghiên cứu khoa học
3). Nguyễn Lương Thanh (2001), Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ (Bộ Thương mại), “Một số kiến nghị về giải pháp nhằm phát triển quan hệ kinh tế thương mại nước ta với một số thị trường chủ yếu Nam Á- Trung cận đông”, Mã số:
96 - 78 - 102. Bộ Thương mại, Hà Nội. Biên bản nghiệm thu ngày 22/11/2001.
4). Nguyễn Lương Thanh (1999), Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ (Bộ Thương mại), “Xu hướng phát triển và định hướng tổ chức quản lý nhà nước các dịch vụ thương mại ở Việt Nam đến năm 2010”, Mã số: 2001- 78 - 007. Bộ Thương mại, Hà Nội. Biên bản nghiệm thu ngày 18/10/1999.