Chương 2. DI SẢN - THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Tổng quan tỉnh Quảng Ninh
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi - duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi.
Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là đỉnh các dãy núi. Địa hình được chia ra thành các vùng đồi núi, vùng trung du, đồng bằng và vùng biển đảo.
Vùng biển và hải đảo rộng hơn 6000 km2 với trên 2000 đảo lớn nhỏ, chiếm hơn 2/3 tổng số hải đảo của cả nước. Đặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với hàng nghìn đảo đá nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo ra cảnh đẹp độc đáo, kì vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát được tạo lên từ sóng biển hình thành những bãi trắng hay những bãi tắm tuyệt đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng,… Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình 20m, có nhiều lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng của các rạn san hô, nhiều loài cá, tôm,... phát triển.
2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu của miền Bắc Việt Nam, nhưng lại có những nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển, mang tính chất khí hậu vùng biển nội chí tuyến gió mùa ẩm. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam.
Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió chủ yếu là gió đông bắc, nhiệt độ không khí trung bình ổn định được xác định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Lượng mưa hằng năm lên tới 1700 - 2400mm, số ngày mưa trung bình 90 - 170 ngày.
Quảng Ninh có đến 30 con sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn với diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2. Trong đó có 4 con sông lớn nhất, là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có 11 con sông nhỏ hơn, chiều dài mỗi sông từ 15 - 35 km, diện tích lưu vực nhỏ hơn 300 km2, phân bố dọc theo bờ biển. Lưu lượng và lưu tốc của sông suối rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá, nhưng mùa hạ nước lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau hàng nghìn lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 38 http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.1.2.3. Khoáng sản
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh Tấn Mài (huyện Hải Hà), đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…
- Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng antraxít, tỷ lệ cácbon ổn định 80 - 90%, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều, mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.
- Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái.
- Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 350C, có thể dùng chữa bệnh.
2.1.2.4. Thổ nhưỡng, sinh vật
Quảng Ninh có nhiều nhóm đất khác nhau, như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất đen, đất feralit,… trong đó đất feralit chiếm diện tích lớn nhất tới 68,1%
diện tích tự nhiên của tỉnh, đứng thứ hai là đất mặn ven biển chiếm 8,8%, thứ ba là đất phù sa chiếm 6,6% diện tích tự nhiên, còn lại là các loại đất khác.
Quảng Ninh là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng nên hệ sinh thái cũng phát triển đa dạng và rất phong phú về chủng loại động, thực vật.
Hệ động vật ở Quảng Ninh khá phong phú với cả trên cạn và dưới biển. Đặc biệt, Quảng Ninh có vườn quốc gia Bái Tử Long – nơi có hệ thống động thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng diện tích vườn quốc gia không lớn, chỉ trên 15.000ha, nhưng có đủ 3 hệ sinh thái cơ bản: Rừng trên cạn, đất ngập nước và biển, với diện tích đủ lớn cho các khu, hệ động, thực vật rừng – biển sinh sôi, phát triển. Tổng số loài quý hiếm của Vườn quốc gia Bái Tử Long lên đến 102 loài, trong đó có 72 loài động vật và 30 loài thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Điển hình là một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 39 http://www.lrc.tnu.edu.vn loài như: Lát hoa, gội nếp, trai lý, lá khôi, bồ câu nâu, khỉ vàng, báo lửa, nai, rái cá, rùa hộp ba vạch, tắc kè, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn hổ mang, rắn hổ mang chúa… Động vật biển có cá heo trắng Trung Hoa, cá Ông Chuông, tu hài, trai ngọc, bào ngư, sá sùng và đặc biệt là 2 loài rùa biển
Trên toàn địa bàn tỉnh, động vật trên cạn khá đa dạng như các đàn gia súc có trâu, bò, lợn, dê,...; gia cầm có gà, ngan, ngỗng, vịt... Đáng chú ý là Quảng Ninh có một số giống động vật đặc trưng, đó là lợn Móng cái và cà sáy. Quảng Ninh cũng là nơi nhập nhiều giống vật nuôi ngoại: trâu Mu-ra Ấn Độ, bò Sin Ấn Độ, bò sữa Hà Lan, ngựa, cừu, dê Mông Cổ. Động vật hoang dã trước đây cũng rất phong phú, bao gồm cả voi, tê giác, hổ, báo, gấu, chim công, chim yến, bồ nông...
Nay đáng chú ý chỉ còn có khỉ vàng, nai, hoẵng, chim trĩ, đại bàng, lợn rừng, một số loài chim di cư.
Động vật thuỷ sinh ở Quảng Ninh vô cùng phong phú. Ở vùng nước ngọt, ngoài các loài cá, tôm, cua, ốc, vùng Đông Triều còn có con rươi, con ruốc nổi theo mùa. Nhưng đáng chú ý nhất ở Quảng Ninh là các loài hải sản. Ở đây có nhiều đàn cá lớn và có nhiều giống cá quý như: song, ngừ, chim, thu, nhụ... Ngoài biển còn có nhiều loại đặc sản như: trai ngọc, bào ngư, đồi mồi, tôm hùm..., ven bờ có sò huyết, ngao, ngán, hàu, rau câu, sá sùng,... Ven bờ biển và trên vịnh đang phát triển mạnh nghề nuôi trồng các loại hải đặc sản. Đây là một lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh.
Ở Quảng Ninh có thế mạnh về thực vật ở rừng và đất rừng. Đất canh tác có diện tích nhỏ nên sản lượng lúa, ngô, khoai thấp, song bù lại là tiềm năng trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loài cây công nghiệp. Thực vật ở rừng nổi tiếng với các loại lim, táu, thông, bạch đàn. Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát triển những giống cây đặc sản như quế, hồi, trẩu, sở và nhiều giống cây dược liệu. Trong đó ở Quảng Ninh có cây ba kích nổi tiếng. Với 3/4 diện tích tự nhiên là rừng và ít rừng, nếu được sự quan tâm tiếp tục bảo vệ và trồng thêm, rừng Quảng Ninh sẽ phát huy thế mạnh và là một nguồn lợi lớn của Quảng Ninh.