Liên kết không gian du lịch của tỉnh Quảng Ninh, kết nối di sản với những điểm du lịch khác

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 87)

Chương 2. DI SẢN - THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH

2.5. Liên kết không gian du lịch của tỉnh Quảng Ninh, kết nối di sản với những điểm du lịch khác

Liên kết không gian du lịch, kết nối các điểm du lịch lại với nhau tạo ra những tuyến du lịch đang dạng, độc đáo thu hút du khách tham gia theo những loại hình du lịch khác nhau. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã nêu rõ những hướng liên kết không gian du lịch Quảng Ninh với các tỉnh thành khác cũng như với một số nước phụ cận theo từng loại hình du lịch thông qua các tuyến đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

* Trong nước

- Kết nối du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái: Tuyến du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng.

Việc kết nối các tuyến điểm du lịch lại với nhau là một trong những vấn đề quan trọng, nếu thực hiện tốt thì sẽ đem lại hiệu quả du lịch rất lớn. Quảng Ninh - một tỉnh có đường biên giới giáp biển khá dài với nhiều đảo có tiềm năng du lịch lớn có nhiều điều kiện để kết nối du lịch với các điểm du lịch ở các tỉnh khác như Hạ Long - Cát Bà, Hạ Long - Sầm Sơn,...

- Kết nối các tuyến, điểm du lịch văn hóa, tâm linh: Tuyến du lịch Quảng Ninh - Hà Nội - Ninh Bình - Nam Định.

Quảng Ninh có DTQGĐC Yên Tử - đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam.

Hàng năm có hàng nghìn lượt khách đến đây hành hương, lễ chùa. Đồng thời, Yên Tử lại cách Hạ Long không xa (khoảng 40 km), nên có thể kết hợp du lịch văn hóa tâm linh với du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng.

Quảng Ninh - Ninh Bình là hai điểm đến của 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận, đó là Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới và Tràng An - di sản hỗn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 73 http://www.lrc.tnu.edu.vn hợp thế giới (di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam). Với tuyến du lịch này, du khách có thể vừa đắm chìm trong vẻ đẹp huyền bí, kì ảo của Vịnh Hạ Long; đồng thời du khách lại vừa được sống trong một thế giới tự nhiên sống động, đầy quyến rũ và thú

vị với vẻ đẹp .

- Kết nối các tuyến, điểm du lịch biên giới, thương mại cửa khẩu, và du lịch tổng hợp, kết nối bốn địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh.

* Quốc tế

- Kết nối Quảng Ninh - Trung Quốc qua 3 cửa khẩu quốc tế: xây dựng 3 tuyến du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái trên cơ sở 3 cửa khẩu quốc tế sau:

+ Tuyến du lịch Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh + Tuyến du lịch Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh + Tuyến du lịch Móng Cái (Quảng Ninh) - Hải Phòng - Hà Nội

- Kết nối Quảng Ninh với thị trường Đông - Bắc Á: tăng cường khai thác các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc là một hướng ưu tiên đối với du lịch Quảng Ninh.

- Tuyến du lịch Quảng Ninh, Việt Nam - Đảo Jeju - Tỉnh Gangwon Hàn Quốc (thành viên EATOF).

- Tuyến du lịch Quảng Ninh, Việt Nam - Tỉnh Tottori, Nhật Bản (thành viên EATOF).

- Kết nối Quảng Ninh với thị trường Đông - Nam Á, đặc biệt là Singapore, Malaysia, Thailand và Indonesia. Với Lào và Campuchia: Quảng Ninh quan tâm khai thác các phân khúc thị trường đến với các di sản thế giới (đền Ăng - co và cố đô Luangprabang)

- Kết nối Quảng Ninh với thị trường Nga.

- Kết nối Quảng Ninh với thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ.

- Hình thành 5 tuyến du lịch hàng không đến Cảng hàng không Vân Đồn gồm:

+ Tuyến du lịch hàng không nội địa: kết nối sân bay Vân Đồn với Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh,...

+ Tuyến du lịch hàng không Vân Đồn với các cảng hàng không của Châu Âu như Nga, Pháp, Anh, Tây Ban Nha,...

+ Tuyến du lịch hàng không Vân Đồn với các quốc gia Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao,...

+ Tuyến du lịch hàng không Vân Đồn với các nước ở khu vực ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Philippines,...

+ Tuyến du lịch hàng không Vân Đồn với các tỉnh trong nội địa Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 74 2.5 (Nguồn: Tác giả biên vẽ)

74

Tỉ lệ: 1: 830.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 75 http://www.lrc.tnu.edu.vn Những năm gần đây, hình ảnh của Quảng Ninh được quảng bá mạnh mẽ thông qua việc đầu tư lớn cho việc xây dựng và công bố các quy hoạch chiến lược cùng với việc tổ chức rất nhiều sự kiện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, có nhiều sự kiện hội thảo, hội nghị lớn mang tầm quốc gia và quốc tế được Quảng Ninh đăng cai tổ chức đã mang lại hiệu ứng xã hội tích cực. Thương hiệu du lịch Quảng Ninh dần được tạo dựng trên thị trường trong nước và quốc tế, là điểm đến thân thiện, hấp dẫn với mọi du khách.

Bảng 2.7. Lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2009-2013 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Khách du lịch

(Nghìn lượt) 2.675 2.458 3.110 3.600 4.514 4.800 5.417 6.459 7.005 7.518 - Khách quốc tế

(Nghìn lượt)

1.04 6

1.00 5

1.15

0 1468 2.30

7 2.009 2.122 2.296 2.491 2.607 - Khách nội địa

(Nghìn lượt) 1.629 1.452 1.960 2.132 2.206 2.791 3.295 4.163 4.514 4.911 Tốc độ tăng(%) 100 92 126 116 125 106 113 119 108 107

(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao, du lịch tỉnh Quảng Ninh)

0 20 40 60 80 100 120 140 160

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nghìn lượt %

Năm Tổng khách du lịch Tốc độ tăng

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tổng khách và tốc độ tăng khách du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 76 http://www.lrc.tnu.edu.vn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2004 - 2013

Trong vòng 10 năm từ năm 2004 đến năm 2013, số lượng khách du lịch trong toàn tỉnh Quảng Ninh tăng nhanh, tăng khoảng 5,1 triệu khách du lịch. Đây là một con số không nhỏ đối với ngành du lịch của tỉnh.

Tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức được một số chương trình xúc tiến du lịch dưới các hình thức như: lồng ghép các chương trình họp báo tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội trong chương trình tuyên truyền Lễ hội Du lịch Hạ Long, tham gia diễn đàn du lịch Đông Á (EATOF) tại Mông Cổ, xúc tiến du lịch tại Thượng Hải Trung Quốc và các cuộc Hội chợ trong và ngoài nước (Hội chơ du lịch Ninh Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc - ASEAN, Lễ hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc,…).

Gần đây nhất là vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2014, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tham gia hội chợ Du lịch quốc tế WTM tại London, Vương quốc Anh. Tại đây bản ghi nhớ về hợp tác quảng bá du lịch và thu hút đầu tư giữa UBND tỉnh Quảng Ninh và Đại sứ quán Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen đã được ký kết. Theo biên bản ghi nhớ này, hai bên sẽ thường xuyên trao đổi thông tin về chính sách đầu tư, sự kiện, hoạt động tại Vương quốc Anh phù hợp với chủ trương, quảng bá du lịch và thu hút đầu tư vào Quảng Ninh, mở ra nhiều cơ hội cho du lịch Quảng Ninh mở rộng sang thị trường Châu Âu, đặc biệt là thị trường Vương quốc Anh. Trong thời gian tham gia hội chợ Du lịch Quốc tế WTM, Quảng Ninh đã giới thiệu và trưng bày hàng trăm ấn phẩm quảng bá, hình ảnh, tư liệu giới thiệu về những “đặc sản” du lịch của tỉnh, trong đó có Vịnh Hạ Long và nhiều thắng cảnh nổi bật của các trung tâm du lịch, các dự án đầu tư hấp dẫn…

Tiểu kết chương 2

Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó đóng vai trò quan trọng nhất để tạo nên thế mạnh này chính là các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Thực tế đã chứng minh, những năm vừa qua, du lịch Quảng Ninh có bước tăng trưởng vượt bậc chính là do tỉnh đã biết khai thác tốt thế mạnh này. Tuy nhiên, hiện nay quy mô và chất lượng các loại hình du lịch của Quảng Ninh chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương. Do vậy, trong thời gian tới, các cơ quan quản lí của Nhà nước cũng như trên địa bàn tỉnh cần có những chính sách, chương trình đổi mới nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành trọng điểm của tỉnh và đưa Quảng Ninh trở thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 77 http://www.lrc.tnu.edu.vn một trung tâm du lịch quan trọng hàng đầu cả nước.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)