Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị di sản của tỉnh Quảng Ninh
3.3.3. Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng
3.3.3.1. Phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch
Nâng cao và phát triển loại hình du lịch văn hóa, là loại hình du lịch đưa vào các giá trị văn hóa cộng đồng nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch lịch sử và văn hóa tâm linh thành thế mạnh của di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng.
Tổ chức các ngày lễ hội truyền thống trên địa bàn, phục hồi lễ hội mang đậm nét dân gian có ý nghĩa thiết thực trong đời sống văn hóa như lễ hội Tiến Công, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Xuống Đồng, tạo điều kiện phục hồi và phát triển một số loại hình văn hóa, thể thao dân gian của địa phương để phục vụ lễ hội và thu hút khách tham quan vào các loại hình nghệ thuật: Hát đúm, bơi chải, chọi gà, vật, phát triển một số loại hình dịch vụ để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Cần tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia khảo sát và đánh giá đúng tiềm năng về ẩm thực, mức độ thu hút khách từ mọi miền.
Tổ chức lễ hội phải kết hợp với các cuộc thi, các trò chơi dân gian. Ngoài ra ở các di tích bên lưu vực sông Bạch Đằng có thể tổ chức thêm các lễ hội hiện đại như lễ hội ẩm thực vì ở đây có rất nhiều hải sản và các loại đặc sản quý, các món ăn của cả dân làng biển cũng có nhiều nét riêng khác với các vùng khác. Vì vậy cần nâng cao chất lượng ẩm thực ở đây để trở thành sản phẩm văn hóa độc đáo và hấp dẫn du khách.
Cần phải vận dụng các chính sách trong sản phẩm marketing để tạo ra các sản phẩm mang tính đặc thù để thu hút khách du lịch các chính sách đó là chính sách đa dạng hóa sản phẩm của địa phương.
3.3.3.2. Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tại chỗ
Hiện nay tại các điểm di tích chiến thắng Bạch Đằng hầu như chưa có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phục vụ cho du lịch, nhân viên ở đây đa số là người địa phương, chất lượng của đội ngũ nhân viên này cũng chưa cao. , các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn cần tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho du khách, tránh tình trạng một nhân viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 98 http://www.lrc.tnu.edu.vn phải đảm nhiệm nhiều công việc. Cần duy trì một đội ngũ nhân viên chính thức, làm việc ổn định quanh năm, để có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ cho họ. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn mời các chuyên gia đến giảng dạy để nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Thực hiện chế độ ưu đãi khen thưởng đối với những nhân viên và cán bộ nhiệt tình, hoàn thành tốt công việc.
Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ quản lý du lịch, đồng thời trang bị nghiệp vụ chuyên ngành và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch, tăng cường đào tạo nghiệp vụ du lịch, vệ sinh môi trường du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường và phong cách phục vụ cho cộng đồng dân cư nơi có thể phát triển du lịch.
Nhu cầu đi du lịch của họ ngày càng tăng yêu cầu đòi hỏi về chất lượng phục vụ cũng tăng theo. Một trong những đặc trưng của sản phẩm du lịch là chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào chất lượng phục vụ. Từ việc phân tích thực trạng về chất lượng lao động du lịch trên địa bàn di tích, trong thời gian tới cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, Đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. Hết năm 2015 phải có ít nhất 50% số lao động phục vụ trực tiếp được đào tạo về chuyên ngành du lịch, khách sạn có trình độ từ trung cấp trở lên. Giảm dần việc sử dụng lao động phổ thông không qua đào tạo. Đến 2015 phải đào tạo được ít nhất 90% số lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thành thạo, 50% (đến năm 2015) số lao động trực tiếp sử dụng ít nhất một ngoại ngữ và máy tính văn phòng.
Thứ hai, đào tạo về khả năng giao tiếp trình độ hiểu biết về xã hội. Một đặc
điểm khác của du lịch là quá trì ng sản phẩm thường
diễn ra đồng thời, do vậy đối với nhân viên phục vụ trực tiếp với khách du lịch, đòi hỏi họ phải có khả năng giao tiếp tốt, kiến thức xã hội sâu rộng. Chính vì vậy trong thời gian tới trong công tác đào tạo không thể thiếu lĩnh vực này.
3.3.3.3. Kết hợp bảo tồn gắn kết với quảng bá di sản để phát triển du lịch bền vững Hoạt động tuyên truyền quảng bá giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên hoạt động này ở Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng chưa thực sự đề cao, chưa đem lại hiệu quả cao cho du lịch. Các di tích thờ Trần Hưng Đạo, các bãi cọc, đình, đền,... thuộc di tích chỉ mới được giới thiệu sơ sài, chưa cuốn hút được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 99 http://www.lrc.tnu.edu.vn khách du lịch. Hoạt động quảng bá thông qua báo chí và sách hướng dẫn du lịch cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao bởi vì thông tin hết sức ngắn gọn, chưa thể hấp dẫn được du khách. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao các ban ngành, các cấp cần tiến hành quảng bá rộng rãi trên các phương tiện đại chúng cũng như có những chương trình, kế hoạch thực tế đến các địa phương, người dân, các trường học để giáo dục cho toàn dân và thế hệ mai sau về truyền thống bất khuất của dân tộc, về vị anh hùng vĩ đại, từ đó góp phần quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài nước về truyền thống của dân tộc, các di tích thờ Trần Hưng Đạo.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá trên báo chí cũng đem lại hiệu quả rất cao với những bài viết giới thiệu về di tích lễ hội thờ Trần Hưng Đạo giàu văn hóa trong lòng người đọc và thôi thúc sự tìm hiểu khám phá văn hóa. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng những chiến lược quảng cáo với những khẩu hiệu lô gô độc đáo ấn tượng gây sự chú ý của khách du lịch. Năm 2013, đã phối hợp tốt với Đài truyền hình Việt Nam làm các phim tư liệu để tuyên truyền về giá trị và tài nguyên du lịch của khu di tích Bạch Đằng như bộ phim: Vang mãi khúc tráng ca Bạch Đằng phát trên VTV1, VTV4. Làm 4 số chuyên đề S Việt Nam phát trên đài VTV3 và 02 chuyên đề du lịch khám phá phát trên VTV2 để tuyên truyền. Xây dựng phim Làng Việt phát trên VTV1 để tuyên truyền những giá trị văn hóa, tiềm năng du lịch của thị xã Quảng Yên. Đã in ấn 10.000 nghìn tờ gấp giới thiệu giá trị 10 điểm di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng làm công tác tuyên truyền du lịch.[12] Tiến hành xây đựng và phát hành rộng rãi về phim ảnh các công trình kiến trúc, lịch sử liên quan đến Trần Hưng Đạo, để đưa ra giới thiệu với các nhà đầu tư. Biện pháp quảng bá rộng rãi dưới nhiều hình thức sẽ góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển du lịch.
3.3.3.4. Tổ chức và phát huy những lễ hội truyền thống
Lễ hội như là cuộc đời thứ hai của con người bởi nó không chỉ mang yếu tố tâm linh mà còn là sinh hoạt của cuộc sống cộng đồng với ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tuy nhiên việc tham gia, tổ chức như thế nào để vừa bảo tồn và vừa phát huy những giá trị ý nghĩa tích cực của lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống bởi vì các lễ hội chính là bộ phận quan trọng của di sản văn hoá.
Trong Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, cần phải duy trì các lễ hội truyền thống hàng năm tiêu biểu đó là Lễ hội Bạch Đằng, một trong những lễ hội lớn nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 100 http://www.lrc.tnu.edu.vn của thị xã Quảng Yên được tổ chức hàng năm. Ngoài ra, các lễ hội lân cận khu di tích như Lễ hội Tiên Ông, Lễ hội Cầu Mưa, Lễ hội Xuống Đồng Phường Phong Cốc, Hội Làng và tín ngưỡng ở các nơi thờ tự,… cũng cần được tổ chức nhằm giữ gìn đúng bản sắc của lễ hội truyền thống đồng thời góp phần tạo thêm các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Tổ chức lễ hội phải nêu được mục đích, yêu cầu, nội dung, diễn trình của lễ hội, các nghi thức truyền thống nếu có kết hợp với các cuộc thi, các trò chơi được tổ chức một cách hợp lý để cho du khách có thể tham gia. Sưu tầm và nghiên cứu nét độc đáo của các lễ hội khác để vừa tạo nên tính mới mẻ mà vẫn giữ được tính truyền thống của lễ hội để thu hút du khách. Tuy nhiên trong việc duy trì lễ hội phục vụ du lịch, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các ngành, các nhà nghiên cứu, tránh tình trạng xô bồ, pha tạp hỗn loạn để có thể định hướng và kiểm soát được.
Việc bảo vệ các tài nguyên nhân văn phi vật thể như lễ hội và các sinh hoạt văn hoá cần được chọn lọc, tránh ngộ nhận những gì sai trái cũng cho là bản sắc dân tộc, cần loại bỏ những hoạt động đồng bóng, mê tín dị đoan, bói toán, yểm bùa. Bảo tồn và gìn giữ những sinh hoạt văn hoá, những trò chơi trong phần hội vì đó chính là linh hồn của các lễ hội truyền thống mà nếu mất đi chúng thì lễ hội sẽ trở nên đơn điệu và tẻ nhạt, kém sức hấp dẫn. Các phòng văn hoá quận, huyện cần có sự phối kết hợp với các ban ngành có liên quan của địa phương, thành phố và trung ương trong việc khôi phục hội tại các điểm di tích trên.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên những vấn đề lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam vào ngh
i thác
cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng địa phương. Các giải pháp đưa ra nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế đối với
phát triển bảo tồn là các giải pháp về
quy hoạch, vốn đầu tư, tổ chức quản lý, liên kết hợp tác. Các giải pháp này cần được quan tâm và tổ chức một cách đồng bộ, có sự phối hợp của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 101 http://www.lrc.tnu.edu.vn cũng như các nhà hoạch định nhằm mang đến một mới
trong phát triển một cách .