Chương 2. DI SẢN - THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Tổng quan tỉnh Quảng Ninh
2.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm dân cư
Dân số của Quảng Ninh năm 2014 là 1.225.000 người, chiếm 1,3% dân số của cả nước, mật độ dân số năm 2014 là 201 người/km2. Quảng Ninh có kết cấu dân số trẻ, tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Tỉ lệ người dân trên độ tuổi lao động là 7,1%. Về tỉ lệ giới, nam đông hơn nữ (nam chiếm 50,9%, nữ chiếm 49,1%), đặc biệt ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ tỉ lệ này còn cao hơn. Điều này trái ngược với tỉ lệ của cả nước.
Quảng Ninh là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước trên 50% (cả nước đạt 32%). Là tỉnh duy nhất có 4 thành phố và 1 thị xã, 10 trung tâm huyện đạt đô thị loại V-IV.
Về thành phần dân tộc: Quảng Ninh có 22 dân tộc anh em, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (chiếm 89% dân số của tỉnh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa. Hai dân tộc có đơn vị hàng trăm người là dân tộc Nùng và Mường. Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người. Trong số các dân tộc thiểu số có nguồn gốc lâu đời, người Dao thường cư trú ở vùng núi cao. Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục tập quán truyền thống. Người Tày, người Sán Dìu, Sán Chay ở vùng núi thấp, sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa nước. Một số người Hoa sang buôn bán làm nghề thủ công ở các thị trấn miền Đông, một số khác sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, làm nghề rừng.
Cũng như những địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, thờ cúng tổ tiên và các tín ngưỡng của dân gian khác.
2.1.3.2. Đặc điểm kinh tế
Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp và đổi mới, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải đường bộ và đường thủy. Trong tỉnh có nhiều tuyến đường quan trọng như tuyến đường quốc lộ 18, 4b, 10, các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, giao thông liên xã phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cùng với đó là hệ thống các cảng biển quan trọng như cảng Cái Lân, Hòn Nét - Hạ Long, Hòn Gai,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 41 http://www.lrc.tnu.edu.vn Cửa Ông, Nam Cầu Trắng,… trong đó quan trọng nhất là cảng nước sâu Cái Lân. Tỉnh Quảng Ninh có biên giới giáp Trung Quốc với của khẩu quốc tế Hữu Nghị thuộc thành phố Móng Cái, đây là cơ sở hình thành các khu kinh tế cửa khẩu góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và dịch vụ phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hóa vùng biên giới.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng thứ 7 (64,41)ở Việt Nam, đến năm 2014, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đứng hàng thứ 5 (62,16). Quảng Ninh nằm trong nhóm các địa phương có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tốt (gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh năm 2014 (GDP, giá so sánh 1994) ước tăng 8,8% (kế hoạch 8 - 9%), cao nhất trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cao hơn mặt bằng chung của cả nước (năm 2014 khoảng 5,8%). Quy mô GDP của tỉnh giá hiện hành đến năm 2015 ước đạt 102.692 tỷ đồng.
GDP bình quân đầu người đạt 3.500 USD (năm 2014). Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 5,8%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 50%, Dịch vụ chiếm 44,2%. Có thể thấy, các khu vực kinh tế của tỉnh đều có bước phát triển phù hợp với tình hình thực tế, các ngành kinh tế trọng điểm: công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, cảng biển có sự phát triển, quy mô được mở rộng, hiệu quả được nâng lên, từng bước khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, từ đó, Quảng Ninh lọt vào “câu lạc bộ” các địa phương có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng
Đối với hạ tầng giao thông, đây là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung, du lịch nói riêng. Chính vì thế, tỉnh Quảng Ninh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Quảng Ninh. Trong nhiều năm qua,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 42 http://www.lrc.tnu.edu.vn tỉnh luôn được Trung ương đặc biệt quan tâm hỗ trợ trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Thời gian gần đây, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đã được đầu tư, nâng cấp, xây mới, phát huy hiệu quả sau đầu tư như: Cầu Bãi Cháy, Quốc lộ 18A đoạn Mông Dương - Móng Cái, Quốc lộ 18C, nâng cấp Quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Uông Bí, các tuyến đường ra cửa khẩu biên giới. Cùng với đó là nhiều dự án xây dựng đang dần được triển khai và đi vào xây dựng: tuyến đường cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng, dự án cầu Bạch Đằng; cảng hàng không Vân Đồn, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái...
Đặc biệt, dự án đường cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng có ý nghĩa to lớn, không những về giao thông đường bộ, đường không, đường thủy mà còn có ý nghĩa liên kết kinh tế vùng động lực phía Bắc, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liên kết chuỗi đô thị phát triển năng động: Hạ Long, Quảng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội và các Khu công nghiệp quan trọng phía Bắc. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và cho phát triển ngành du lịch nói riêng. Các cảng biển chính của tỉnh: cảng Cái Lân, cảng Vạn Gia, cảng Cửa Ông, cảng Hòn Nét, cảng Mũi Chùa. Tuy các cảng biển này chủ yếu nhằm mục đích vận tải hàng hóa, chưa thực sự phục vụ cho mục đích du lịch, nhưng trong tương lai các cảng này sẽ trở thành những điểm đến và đi của tuyến đường du lịch biển nội địa và quốc tế hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin. Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ. Đến đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã có 693 trạm phát sóng di động BTS, trong đó số trạm phát triển mới trong năm 2008 là 206 trạm. Đặc biệt, Vinaphone đã lắp đặt trạm BTS (BTS là một cơ sở hạ tầng viễn thông được sử dụng nhằm tạo thông tin liên lạc không dây giữa các thiết bị thuê bao viễn thông và nhà điều hành mạng) trên đảo Ti Tốp (Vịnh Hạ Long) nên đã phủ sóng di động cơ bản trên Vịnh Hạ Long, góp phần phục vụ tốt nhu cầu du lịch trên Vịnh. Hiện nay, đảo Cô Tô đã được triển khai lắp đặt wifi phủ sóng internet miễn phí khắp trung tâm phục vụ cho người dân và khách du lịch. Mạng thông tin di động của mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng S-phone đã phủ sóng 14/14 huyện, thị xã, thành phố cùng nhiều đảo xa của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 43 http://www.lrc.tnu.edu.vn Hệ thống cung cấp điện nước của tỉnh cũng đang dần được hoàn thiện. Như đã biết, Quảng ninh là tỉnh có nhiều đảo bậc nhất cả nước (chiếm 2/3 số đảo của cả nước). Tuy không phải đảo nào cũng có người ở nhưng việc cung cấp điện cho các đảo có người sinh sống gặp khá nhiều khó khăn.Vì vậy, trong nhiều năm, Quảng Ninh cũng đã hoàn thành việc đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và 5 xã đảo: Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi và Ngọc Vừng của huyện Vân Đồn nhằm phục vụ cho đời sống của người dân. Từ khi có điện lưới, số lượng khách du lịch đến đây có chiều hướng tăng lên đáng kể. Bên cạnh hệ thống cung cấp điện thì hệ thống cung cấp nước cho các khu du lịch đã khá hoàn tất. Trên đất liền, tất cả các khu du lịch đều được cung cấp nước sạch nhằm phục vụ cho dịch vụ du lịch. Còn trên các đảo, ngoài việc sử dụng nguồn nước mưa và nước giếng đào thì hầu hết các đảo trong tỉnh vẫn chưa có nước sạch để dùng, đặc biệt là các đảo lớn, nơi hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch. Việc thiếu nước sạch sẽ là một cản trở rất lớn không những cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên đảo. Đây là một trong những vấn đề đặt ra đối với ban lãnh đạo của tỉnh cũng như cả nước cần được khắc phục trong tương lai gần.
2.2. Giá trị của các di sản đƣợc UNESCO công nhận và các di sản đặc biệt cấp quốc gia ở tỉnh Quảng Ninh