CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI QUẢNG DUNG
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quảng Dung30 1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH SX và TM Quảng
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu công ty, đại diện pháp nhân cho công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động của công ty
Điều hành chung mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty
Ký kết hợp đồng.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, kỹ thuật, cải thiện lao động cho cán bộ công nhân viên.
33
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tài chính - Kế toán
Phân xưởng
Phòng kỹ thuật
Phòng hành chính nhân sự
k
T
Kết hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty tạo điều iện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế.
rực tiếp phụ trách công tác cán bộ.
Phó giám đốc
Phó giám đốc là người hỗ trợ cho giám đốc trong việc quản lí và điều hành công ty theo sự phân công của giám đốc. Chịu trách nhiệm với giám đốc về công việc vủa mình.
Theo ủy quyền của giám đốc đi kí kết hợp đồng khi giám đốc vắng mặt.
Phòng Tài chính - Kế toán
Có nhiệm vụ hạch toán quá trình làm việc của công ty theo tháng, quý, theo năm.
Lập báo cáo tài chính theo năm để kiểm soát được hoạt động trong năm của công ty diễn ra như thế nào
Tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính kế toán nhằm sử dụng nguồn vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ để từ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty diễn ra đạt hiệu quả.
Lập và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu kế toán với cơ quan Nhà nước và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do Nhà nước quy định
Lập kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế, về giá cả trong hợp đồng, về việc mua bán nguyên vật liệu.
Phân xưởng
Nhà xưởng là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn, là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa và là nơi diễn ra quá trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Tại phân xưởng, quản đốc là người thay mặt Giám đốc điều hành, giám sát mọi công việc trong xưởng; sắp xếp, hướng dẫn công việc cho nhân viên; kiểm soát hiệu quảsản xuất về sản lượng, chất lượng; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất; theo dõi,báo cáo tình hình sản xuất cho cấp trên; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý, sử dụng lao động, máy móc.
Phòng kỹ thuật
Gồm có 2 tổ: Tổ lắp ráp và Tổ hành chính kĩ thuật.
Tham mưu giúp cho giám đốc trong các lĩnh vực: kỹ thuật của các loại ôtô vận chuyển, máy móc thi công.
34
Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng hàng hoá đảm bảo đúng chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Giám sát kỹ thuật thi công, làm việc với khách hàng, tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng kỹ thuật. Tiến hành thí nghiệm hiện trường, kiểm tra chất lượng kỹ thuật các bộ phận ẩn giấu của công trình trước khi mời tư vấn giám sát nghiệm thu chuyển bước thi công.
Phòng hành chính nhân sự
Phòng Tổ chức Hành chính có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lương, công thi đua khen thưởng, quản lý hành chính, y tế và chăm lo sức khỏe của người lao động.
Sắp xếp, tổ chức hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của công ty. Nghiên cứu các biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm lao động gián tiếp của công ty.
Nghiên cứu các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối hợp lí tiền thưởng để trình giám đốc. Đồng thời thực hiện chế độ kỷ luật với cán bộ - công nhân viên vi phạm điều lệ của công ty.
Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, tiền lương, chế độ quản lý hành chính. Nghiên cứu đề xuất giúp đỡ giám đốc công ty chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện chủ trương của giám đốc đề ra.
Nhận xét:
Mỗi phòng ban phụ trách mảng riêng biệt nhưng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Cơ cấu tổ chức của công ty phù hợp với quy mô phát triển của công ty để từ đó đảm bảo được khả năng quản lí, kiểm soát cũng như sự phối hợp chặt chẽ, ăn ý giữa các phòng ban.
2.1.4. Cơ cấu, tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán của Công ty TNHH SX và TM Quảng Dung
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung, tất cả các công việc kế toán như phân lại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi tiết, tính gia thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung.
Ưu điểm: Đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp đơn vị kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ biên chế, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các phương tiện tính toán hiện đại có hiệu quả.
35
t
Nhược điểm: Không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực huộc trong nội bộ đơn vị nếu địa bàn hoạt động rộng.
Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán
Chức năng nhiệm vụ của các kế toán:
Kế toán trưởng kiêm thủ quỹ:
(Nguồn: Phòng kế toán)
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán của đơn vị, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên của công ty về mọi hoạt động kế toán tài chính của công ty, đồng thời tổng hợp số liệu vào cuối kỳ.
Kế toán TSCĐ vốn bằng tiền, vay và thanh toán:
Mở thẻ tài sản cho tất cả các tài sản hiện có, thu thập chứng từ và hoàn thiện các thủ tục đề nghị công ty tăng giảm TSCĐ hiện thời, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng. Có trách nhiệm thanh toán, theo dõi các khoản thu, chi của công ty với khách hàng, các khoản tạm ứng và tình hình thanh toán của đơn vị, đồng thời theo dõi các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác, phải trả khác. Căn cứ phiếu thu chi tiến hành quản lý thu chi tiền mặt đề ghi vào sổ quỹ, đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với sổ cái chi tiết tiền mặt tương ứng.
Kế toán kho, tập hợp chi phí và tính giá thành:
Chịu trách nhiệm lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng; tính giá nhập xuất vật tư hàng hóa, NVL; lập phiếu nhập xuất... Kế toán căn cứ vào các chứng từ phát sinh liên quan tới việc sản xuất của công ty như hóa đơn, phiếu xuất kho, bảng lương… để ghi sổ, từ đó tập hợp CPSX cho SP và tính giá thành. Các chi phí cần tập hợp để tính giá thành gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
Thủ kho:
Là người quản lý kho, lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn; kiểm soát nhập xuất tồn kho; thường xuyên ghi chép vào thẻ kho, sổ chi tiết và kiểm tra việc sắp xếp hàng hoá vật tư trong kho. Đồng thời quản lý số lượng thành phẩm hoàn thành được nhập, và số lượng hàng được xuất.
36
Kế toán trưởng kiêm thủ quỹ
Kế toán TSCĐ, vốn bằng tiền, vay
và thanh toán
Kế toán kho, tập hợp chi phí và tính
giá thành
Thủ kho