3.2.1 Khảo sát lựa chọn dung môi để phân tích trên GC-MS
Với các dung môi trong phòng thí nghiệm, đề tài tiến hành thử nghiệm chiết lỏng-lỏng để chuyển NP, OP từ dung môi ACN chiết mẫu sang dung môi phù hợp để phân tích trên GC-MS. Quá trình thử nghiệm nhƣ sau: Lấy 10 ml ACN cho vào các phễu chiết, thêm 0,5 ml dung dịch chuẩn làm việc AP nồng độ 100 mg/l, thêm khoảng 10 ml nước cất. Tiến hành thêm 20 ml các dung môi n-hexan, cyclohexan, toluene, tert-metylbutyl ete (TMB) vào lần lƣợt các phễu. Lắc đều và thu thập lấy pha hữu cơ.
Tiến hành loại bỏ dung môi hữu cơ trên thiết bị bay hơi chân không với các điều kiện về nhiệt độ, áp suất chân không theo khuyến nghị của nhà sản xuất (xem Bảng 3.9).
Thêm 2 g Na2SO4 vào cặn để loại bỏ hơi nước, tái hòa tan cặn trong 5 ml của từng loại dung môi và tiến hành thêm 0,1 ml nội chuẩn nồng độ 50 mg/l. Lọc các dung dịch qua màng polyamit và thu lấy khoảng 1 ml và lọ vial 2 ml. Bơm các dịch lọc lên GC-MS theo các điều kiện tối ƣu theo Bảng 3.8.
Bảng 3.9: Điều kiện hoạt động máy bay hơi chân không cho các dung môi
TT Dung môi Nhiệt độ (oC) Áp suất (mmHg)
1 n-hexan 45 260
2 cyclohexan 55 190
Tính toán bằng cách so sánh tỷ lệ diện tích pic của các chất chuẩn trên nội chuẩn so với tỷ lệ diện tích pic của chuẩn nồng độ 10 mg/l với nội chuẩn nồng độ 1 mg/l pha trong lần lƣợt 4 dung môi. Kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 3.10.
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát các loại dung môi cho phân tích GC-MS
Dung môi n-hexan cyclohexan toluen TMB
Diện tích IS trong chuẩn 14688 15024 14988 14588 Diện tích NP trong chuẩn 162413 150413 152042 155124 Tỷ lệ diện tích NP/IS
trong chuẩn 11,06 10,01 10,14 10,63
Diện tích OP trong chuẩn 207945 207012 204263 204157 Tỷ lệ diện tích OP/IS
trong chuẩn 14,16 13,78 13,63 13,99
Diện tích IS trong mẫu 8296 6485 6577 9617
Diện tích NP trong mẫu 74256 44038 57599 80807
Tỷ lệ diện tích NP/IS
trong mẫu 8,95 6,79 8,76 8,40
Diện tích OP trong mẫu 96215 50375 75077 91166
Tỷ lệ diện tích OP/IS
trong mẫu 11,60 7,77 11,42 9,480
Độ thu hồi của NP (%) 80,9 67,8 86,3 79,0
Độ thu hồi của OP (%) 81,9 56,4 83,8 67,7
Nhận xét: Kết quả cho thấy, các AP chuyển sang pha n-hexan và toluen tốt hơn (trên 80 %), trong pha cyclohexan và TMB sự chuyển pha của các AP lần lƣợt là từ 56,4-67,8% và 67,7-79,0%. Điều này là do, NP, OP là các chất ít phân cực, trong khi đó n-hexan, cylohexan và toluen là các dung môi kém phân cực, TMB là dung môi có độ phân cực trung bình nên hiệu quả chuyển pha của n-hexan và toluen cao hơn so với TMB; đối với cyclohexan cũng là dung môi kém phân cực, tuy nhiên nó lại có cấu trúc xếp vòng 6 cạnh rất bền vững vì vậy sự hòa tan của các chất vào trong nó gặp khó khăn hơn nên hiệu quả chuyển pha của NP, OP với cyclohexan là kém nhất. Tuy nhiên
kết quả tốt nhất của quá trình chuyển pha với các dung môi khảo sát cũng chỉ hơn 80%
trong khi đó trong quá trình chiết lỏng-lỏng có thể sử dụng axit để tăng hiệu suất chuyển pha, vì vậy đề tài tiếp tục chon n-hexan và toluen và tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit đến quá trình chuyển pha.
Axit đƣợc sử dụng ở đây với vai trò là giảm độ phân cực của NP, OP để có thể chuyển sang pha không phân cức tốt hơn nên quy trình khảo sát lƣợng axit phù hợp đƣợc mô tả thực hiện nhƣ trên nhƣng chỉ với 2 dung môi n-hexan và toluene và tiến hành thêm vào các phễu chiết của từng loại dung môi với lƣợng axit H2SO4 1M lần lƣợt là 1 ml; 2 ml và 3 ml. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.11.
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của axit H2SO4 đến sự chuyển các AP từ ACN sang dung môi phù hợp phân tích GC-MS
Dung môi n-hexan toluen
1 ml H2SO4
Diện tích IS 3657 8386
Diện tích NP 34506 73070
Tỷ lệ diện tích NP/IS 9,44 8,71
Diện tích OP 45803 91614
Tỷ lệ diện tích OP/IS 12,52 10,92
Độ thu hồi của NP (%) 85,3 85,9
Độ thu hồi của OP (%) 88,4 80,2
2ml H2SO4
Diện tích IS 6219 6522
Diện tích NP 53149 47346
Tỷ lệ diện tích NP/IS 8,55 7,26
Diện tích OP 70670 69531
Tỷ lệ diện tích OP/IS 11,36 10,66
Độ thu hồi của NP (%) 77,3 71,6
Độ thu hồi của OP (%) 80,2 78,2
Diện tích IS 5520 4112
Diện tích NP 37567 30823
Tỷ lệ diện tích OP/IS 10,99 10,85
Độ thu hồi của NP (%) 61,5 73,9
Độ thu hồi của OP (%) 77,6 79,6
Nhận xét: Kết quả cho thấy, sử dụng lƣợng axit 1 ml cho hiệu suất thu hồi của NP, OP đều tăng so với không sử dụng axit. Khi lƣợng axit sử dụng là 2 ml và 3 ml thì hiệu suất thu hồi lại giảm hơn so với không sử dụng axit. Cũng kết quả này cho thấy.
Sử dụng dung môi n-hexan và lƣợng axit là 1 ml cho hiệu quả hơn cả. Tuy nhiên, hiệu suất thu hồi cho NP, OP chỉ đạt là 85,3 và 88,4%. Để tăng hiệu suất, chúng tôi tiến hành tăng số chu kỳ chiết lên thành 2 chu kỳ với dung môi sử dụng là n-hexan và lƣợng axit sử dụng là 1 ml. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.12.
Bảng 3.12: Kết quả chuyển pha sang n-hexan với 1 ml H2SO4 (1M)
Diện tích IS
NP OP
Diện tích Tỷ lệ so với IS
Độ thu
hồi (%) Diện tích Tỷ lệ so với IS
Độ thu hồi (%) Lần 1 6209 62745 10,11 91,4 82390 13,27 93,7 Lần 2 4597 46207 10,05 90,9 60765 13,22 93,4 Lần 3 4310 44101 10,23 92,5 57572 13,36 94,3 Lần 4 5426 56520 10,42 94,2 74598 13,75 97,1
TB 92,2 94,6
S 1,5 1,7
RSD (%) 1,6 1,8
Nhận xét: Kết quả cho thấy, khi tăng lên 2 chu kỳ chiết, hiệu suất thu hồi đã tăng từ 85,3 % lên 92,2 % cho NP với RSD là 1,6 % và tăng từ 88,4% lên 94,6 % cho OP với RSD là 1,8%. Theo AOAC với hàm lƣợng chất phân tích ở 10 ppm, độ thu hồi của quá trình phải đạt từ 80-110%, và RSD phải nhỏ hơn 7,3%. Nhƣ vậy, kết quả của quá trình chuyển dung môi với n-hexan với 2 chu kỳ chiết đạt yêu cầu.
3.2.2 Khảo sát quá trình phân tách APEO thành AP
Để có thể phân tích các APEO bằng GC-MS hoặc HPLC-PAD đề tài tiến hành thử nghiệm phân tách các APEO. Tác nhân phân tách đƣợc lựa chọn là AlCl3/KI và AlI3 với thời gian phản ứng khác nhau.
Khảo sát hiệu quả phân tách APEO bằng AlI3
Để có đƣợc AlI3 chúng tôi tiến hành phản ứng điều chế từ Al và I2 theo các tài liệu [14], [24]. Quá trình điều chế khoảng 0,01 mol AlI3 đƣợc mô tả nhƣ sau: Cân 0,4 g Al và 3,2 g I2 và bình ngưng hồi lưu, dùng đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp. Thêm một vài giọt ACN và tiếp tục trộn đều cho phản ứng bắt đầu xảy ra. Tiếp tục thêm 10 ml ACN và tiến hành hồi lưu trong bể điều nhiệt ở 90oC cho đến khi mất màu iot (khoảng hơn 2 giờ) và xuất hiện kết tủa trắng trong bình.
Chuẩn bị 8 bình hồi ngưng hồi lưu và tiến hành điều chế AlI3 theo như trên. Khi đã có đƣợc AlI3 kết tủa trắng trong bình ngƣng trong dung môi ACN, tiến hành thêm 0,1 ml dung dịch chuẩn APEO nồng độ 500 mg/l và thực hiện khảo sát thời gian phân tách. Bình số 1 và bình số 2 tiến hành hồi lưu phân tách trong 30 phút; bình số 3 và 4 tiến hành hồi lưu phân tách trong 60 phút; bình số 5 và 6 tiến hành hồi lưu phân tách trong 90 phút; bình số 7 và 8 tiến hành hồi lưu phân tách trong 120 phút. Sau phản ứng thêm từ từ từng giọt nước cho đến khi hết sôi và thêm khoảng 10 ml nước nữa và để nguội đến nhiệt độ phòng. Quá trình tiếp theo đƣợc chuyển sang dung môi n-hexan và phân tích trên GC-MS. Kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 3.13.
Bảng 3.13: Khảo sát hiệu quả tách bằng AlI3
Thời gian
NPEO OPEO
Nồng độ (mg/l)
Độ thu hồi (%)
Nồng độ (mg/l)
Độ thu hồi (%)
30 phút
Bình 1 7,95 79,5 6,23 62,3
Bình 2 7,72 77,2 5,59 55,9
Trung bình 78,4 59,1
Trung bình 83,2 84,8
90 phút
Bình 5 8,16 81,6 8,33 83,3
Bình 6 8,48 84,8 8,29 82,9
Trung bình 83,2 83,1
120 phút
Bình 7 8,62 86,2 8,64 86,4
Bình 8 8,38 83,8 8,30 83,0
Trung bình 85,0 84,7
Nhận xét: Kết quả cho thấy, hiệu suất của phản ứng tách tăng khi thời gian phản ứng tăng từ 30 phút đến 60 phút (từ 78,4 đến 83,2% với NPEO và từ 59,1 đến 84,8%
vớp OPEO). Tuy nhiên, thời gian từ 60 đến 120 phút, hiệu suất của phản ứng tách gần nhƣ không thay đổi. Theo AOAC [4], ở nồng độ 10 ppm độ thu hồi phải đạt từ 80- 110% cho thấy thời gian thực hiện phản ứng phân tách từ 60 phút là đạt yêu cầu.
Khảo sát hiệu quả phân tách bằng AlCl3/KI
Để có khoảng 0,01 mol tác nhân AlCl3/KI trong ACN chúng tôi chuẩn bị nhƣ sau: cân 1,5 g AlCl3 và 2,0 g KI vào bình ngưng hồi lưu, thêm 10 ml ACN, thêm 0,1 ml dung dịch chuẩn APEO nồng độ 500 mg/l và thực hiện khảo sát thời gian phân tách với 8 bình như sau: Bình số 1 và bình số 2 tiến hành hồi lưu phân tách trong 1 giờ;
bình số 3 và 4 tiến hành hồi lưu phân tách trong 2 giờ; bình số 5 và 6 tiến hành hồi lưu phân tách trong 3 giờ; bình số 7 và 8 tiến hành hồi lưu phân tách trong 4 giờ. Sau phản ứng thêm từ từ từng giọt nước cho đến khi hết sôi và thêm khoảng 10 ml nước nữa và để nguội đến nhiệt độ phòng. Quá trình tiếp theo đƣợc chuyển sang dung môi n-hexan và phân tích trên GC-MS. Kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 3.14.
Bảng 3.14: Khảo sát hiệu quả tách bằng AlCl3/KI
Thời gian
NPEO OPEO
Nồng độ (mg/l)
Độ thu hồi (%)
Nồng độ (mg/l)
Độ thu hồi (%)
1 giờ Bình 1 0,63 6,3 0,50 5,0
Bình 2 0,88 8,8 0,70 7,0
Trung bình 7,6 6,0
2 giờ
Bình 3 3,92 39,2 3,17 31,7
Bình 4 4,03 40,3 3,11 31,1
Trung bình 39,8 31,4
3 giờ
Bình 5 4,62 46,2 4,79 47,9
Bình 6 3,68 36,8 3,54 35,4
Trung bình 41,5 41,6
4 giờ
Bình 7 5,43 54,3 6,12 61,2
Bình 8 5,36 53,6 6,04 60,4
Trung bình 54,0 60,8
Nhận xét: Hiệu suất của phản ứng tách tăng từ 1 giờ tới 4 giờ. Tuy nhiên, hiệu suất cao nhất cũng chỉ là 54,0% với NP và 60,8 % với OP. Theo AOAC, ở nồng độ 10 ppm độ thu hồi phải đạt từ 80-110% cho thấy thời gian thực hiện phản ứng tách tới 4 giờ vẫn chƣa đạt yêu cầu.
Nhận xét chung: Hiệu quả của phản ứng phân tách với tác nhân AlI3 và AlCl3/KI: Với việc sử dụng AlI3 sẽ mất thời gian 2 giờ để điều chế AlI3 từ Al và I2, cùng với thời gian thực hiện phản ứng phân tách là 1 giờ, cho hiệu suất phân tách đạt 83,0% cho NPEO và 84,8% cho OPEO. Tổng thời gian thực hiện quá trình tách bằng AlI3 là 3 giờ. Với việc sử dụng tác nhân tách là AlCl3/KI, tổng thời gian là 4 giờ mà hiệu quả tách chỉ đạt 54,0% với NP và 60,8 % với OP. Nhƣ vậy, việc sử dụng tác nhân tách là AlI3 đƣợc điều chế từ Al và I2 cho hiệu quả hơn về thời gian và hiệu suất tách.
3.2.3 Khảo sát, tối ưu quy trình chiết mẫu
Theo các tài liệu tham khảo và môi trường phân tách các APEO thành các AP cho phân tích, đề tài đã lựa chọn ACN là dung môi và phương pháp chiết siêu âm để chiết các hợp chất AP, APEO từ mẫu vật liệu dệt. Chúng tôi tiếp tục khảo sát thời gian chiết và nhiệt độ chiết để tối ưu phương pháp.
Thời gian chiết đƣợc khảo sát ở các khoảng thời gian là 30; 45; 60; 75 phút với quy trình nhƣ sau:
Cân 2,5 g mẫu cho vào bình phản ứng và đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Các mẫu từ 1 đến 4 đƣợc dùng để đánh giá hiệu quả chiết các hợp chất AP, APEO. Mẫu số 5 đến 8 tiến hành thêm 0,5 ml hỗn hợp chuẩn AP nồng độ 500 mg/l để đánh giá hiệu suất thu hồi các AP. Mẫu số 9 đến 12 tiến hành thêm 0,5 ml hỗn hợp chuẩn APEO nồng độ 500 mg/l để đánh giá hiệu suất thu hồi các APEO.
Thêm 50 ml ACN vào tất cả các bình. Mẫu số 1, 5, 9 đƣợc tiến hành chiết siêu âm trong 30 phút; mẫu 2, 6, 10 đƣợc tiến hành chiết siêu âm trong 45 phút; mẫu 3, 7, 11 đƣợc tiến hành chiết siêu âm trong 60 phút; mẫu 4, 8, 12 đƣợc tiến hành chiết siêu âm trong 75 phút. Tất cả các mẫu đƣợc chiết ở nhiệt độ phòng. Sau khi chiết, lấy 10 ml dịch chiết các mẫu từ 1 đến 8 và tiến hành chuyển dung môi nhƣ mô tả trong mục 3.2.1 và bơm lên GC-MS.
Lấy 10 ml dịch chiết từ các mẫu 1 đến 4 và 9 đến 12 và tiến hành thực hiện phản ứng phân tách theo quy trình mô tả trong 3.2.1 và bơm lên GC-MS. Kết quả đánh giá qua lƣợng các hợp chất AP, APEO chiết đƣợc và độ thu hồi của quá trình chiết.
Bảng 3.15: Kết quả khảo sát thời gian chiết mẫu
Thời gian chiết Mẫu thử OP NP OPEO NPEO
30 phút
Mẫu thật (mg/l) Kph Kph Kph 1,46
Mẫu thêm AP (mg/l) 96,8 98,7 / /
Thu hồi AP (%) 96,8 98,7
Mẫu thêm APEO (mg/l) / / 8,18 9,87
Thu hồi APEO (%) 81,8 84,1
45 phút
Mẫu thật (mg/l) Kph Kph Kph 1,67
Mẫu thêm AP (mg/l) 95,8 97,8 / /
Thu hồi AP (%) 95,8 97,8
Mẫu thêm APEO (mg/l) / / 8,66 9,91
Thu hồi APEO (%) 86,6 82,4
60 phút Mẫu thật (mg/l) Kph Kph Kph 2,36
Mẫu thêm AP (mg/l) 93,2 95,1 / /
Thu hồi AP (%) 93,2 95,1
Mẫu thêm APEO (mg/l) / / 8,43 10,45
Thu hồi APEO (%) 84,3 80,9
75 phút
Mẫu thật (mg/l) Kph Kph Kph 2,36
Mẫu thêm AP (mg/l) 95,1 97,0 / /
Thu hồi AP (%) 95,1 97,0
Mẫu thêm APEO (mg/l) / / 8,23 10,59
Thu hồi APEO (%) 82,3 82,3
Nhận xét: Kết quả cho thấy, lƣợng NPEO thu đƣợc trên mẫu thật trong thời gian chiết tăng từ 30-60 phút. Từ 60 đến 75 phút, lƣợng NPEO chiết đƣợc trong mẫu thật không thay đổi. Với hiệu suất thu hồi trên mẫu thêm của từng chất dường như không có sự thay đổi trong thời gian chiết mẫu. Cụ thể: của NP đạt từ 95,1-97,8%; của OP đạt từ 93,2-95,8%; của NPEO đạt từ 80,9-84,1%; của OPEO đạt từ 81,8-84,3 %. Theo AOAAC ở nồng độ 10 ppm, độ thu hồi phải nằm từ 80-110 %. Với kết quả này, chúng tôi lựa chọn thời gian chiết mẫu là 60 phút cho các nghiên cứu tiếp theo.
Khảo sát nhiệt độ chiết
Nhiệt độ chiết đƣợc khảo sát ở các khoảng thời gian là nhiệt độ phòng (không kiểm soát nhiệt độ, khi chiết siêu âm nhiệt độ sẽ tăng lên, khoảng nhiệt độ theo dõi đƣợc là từ 25-35 oC), 30, 40 và 50 oC với quy trình nhƣ sau:
Cân 2,5 g mẫu cho vào bình phản ứng và đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Các mẫu từ 1 đến 4 đƣợc dung để đánh giá hiệu quả chiết các hợp chất AP, APEO. Mẫu số 5 đến 8 tiến hành thêm 0,5 ml hỗn hợp chuẩn AP nồng độ 500 mg/l để đánh giá hiệu suất thu hồi các AP. Mẫu số 9 đến 12 tiến hành thêm 0,5 mg hỗn hợp chuẩn APEO nồng độ 500 mg/l để đánh giá hiệu suất thu hồi các APEO.
Thêm 50 ml ACN vào tất cả các bình. Mẫu số 1, 5, 9 đƣợc tiến hành chiết ở nhiệt độ phòng; mẫu 2, 6, 10 đƣợc tiến hành chiết ở 30 oC; mẫu 3, 7, 11 đƣợc tiến hành chiết
phút. Sau khi chiết, lấy 10 ml dịch chiết các mẫu từ 1 đến 8 và tiến hành chuyển pha dung môi nhƣ mô tả trong mục 3.2.1 và bơm lên GC-MS.
Lấy 10 ml dịch chiết từ các mẫu 1 đến 4 và 9 đến 12 và tiến hành thực hiện phản ứng phân tách theo quy trình mô tả trong 3.2.1 và bơm lên GC-MS. Kết quả đánh giá qua lƣợng các hợp chất AP, APEO chiết đƣợc và độ thu hồi của quá trình chiết.
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát nhiệt độ chiết mẫu
Nhiệt độ chiết Mẫu thử OP NP OPEO NPEO
Nhiệt độ phòng
Mẫu thật (mg/l) Kph Kph Kph 2,67
Mẫu thêm AP (mg/l) 9,39 9,58 / /
Thu hồi AP (%) 93,9 95,8
Mẫu thêm APEO (mg/l) / / 8,20 10,96
Thu hồi APEO (%) 82,0 82,9
30 oC
Mẫu thật (mg/l) Kph Kph Kph 2,45
Mẫu thêm AP (mg/l) 9,17 9,36 / /
Thu hồi AP (%) 91,7 93,6
Mẫu thêm APEO (mg/l) / / 8,62 11,13
Thu hồi APEO (%) 86,2 86,8
40 oC
Mẫu thật (mg/l) Kph Kph Kph 2,89
Mẫu thêm AP (mg/l) 9,38 9,57 / /
Thu hồi AP (%) 93,8 95,7
Mẫu thêm APEO (mg/l) / / 8,30 11,13
Thu hồi APEO (%) 83,0 82,4
50 oC
Mẫu thật (mg/l) Kph Kph Kph 2,81
Mẫu thêm AP (mg/l) 9,09 9,28 / /
Thu hồi AP (%) 90,9 92,8
Mẫu thêm APEO (mg/l) / / 8,38 11,25
Thu hồi APEO (%) 83,8 84,4
Nhận xét: Kết quả cho thấy, lƣợng NPEO thu đƣợc trên mẫu thật tăng khi nhiệt độ chiết tăng từ 30oC đến 40oC. Từ 40oC đến 50oC lƣợng NPEO chiết đƣợc trong mẫu
thật không thay đổi, Tuy nhiên khi chiết ở nhiệt độ 30oC so với nhiệt độ phòng lƣợng NPEO giảm, điều này là do quá trình chiết siêu âm tại nhiệt độ phòng không đƣợc kiểm soát nhiệt độ mặt có thể làm tăng nhiệt độ chiết. Với hiệu suất thu hồi trên mẫu thêm của từng chất dường như không có sự thay đổi khi thay đổi nhiệt độ chiết. Cụ thể: của NP đạt từ 92,8-95,8%; của OP đạt từ 90,9-93,9%; của NPEO đạt từ 82,9- 86,8%; của OPEO đạt từ 82,0-86,2 %. Theo AOAAC ở nồng độ 10 ppm, độ thu hồi phải nằm từ 80-110 %. Với kết quả này, chúng tôi lựa chọn nhiệt độ chiết mẫu là 40 oC.
3.2.4 Tổng kết quy trình chuẩn bị mẫu
Từ các kết quả khảo sát, lựa chọn dung môi cho phân tích trên GC-MS; khảo sát, lựa chọn quy trình phân tách các APEO; khảo sát, tối ƣu quy trình chiết mẫu sau đây là các bước thực hiện chuẩn bị mẫu:
Chuẩn bị AlI3:
Cân xấp xỉ 0,4 g Al và 3,2 g I2 vào bình cất, nhỏ vài giọt ACN vào bình và dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho phản ứng bắt đầu xảy ra. Bổ sung 10 ml ACN vào bình và tiến hành hồi lưu ở 90oC cho đến khi quan sát thấy mất màu tím của I2 (khoảng 2 giờ).
Chuẩn bị mẫu:
Cân 2,5 g mẫu vào bình phản ứng
Bổ sung 50 ml CAN; chiết siêu âm trong 1 giờ ở 40oC
Cho phân tích GC-MS:
- 10 ml dịch chiết + 10 ml nước cất + 1 ml axit H2SO4 (1M) + 100 àl dung dịch nội chuẩn
- Chiết lỏng-lỏng 2 chu kỳ với 20 ml n-hexan.
- Thu lấy n-hexan và cô quay đến còn muối ẩm - 2 g Na2SO4 để loại bỏ hơi nước và tái hòa tan cặn trong 5 ml n-hexan.
- Lọc và bơm lên GC-MS, nồng độ AP là C2
Cho phân tích HPLC: lọc dịch chiết và bơm lên HPLC,
nồng độ AP là C1
- 10 ml dịch chiết vào bình cất hồi lưu có sẵn AlI3 từ quá trình chuẩn bị AlI3 và hồi lưu trong 1 giờ.
- Nhỏ vài giọt nước cho đến khi không còn sôi và - Thêm 10 ml nước và để nguội đến nhiệt độ phòng
- Chuyển vào phễu chiết, thực hiện chiết lỏng – lỏng 2 chu kỳ với 20 ml n- hexan, 1ml axit H2SO4 1M, thu thập lấy pha n-hexan.
- Bay hơi đến còn muối ẩm, thêm 2 g Na2SO4 để loại bỏ hơi nước
Cho phân tích HPLC: hòa tan cặn bằng 5 ml CAN; lọc và bơm lên
HPLC; nồng độ AP là C3
Cho phõn tớch GC-MS: thờm 100 àl dung dịch nội chuẩn (50 mg/l), + 5 ml n-hexan; lọc và bơm lên GC-MS; nồng
độ AP là C4