Cơ sở thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Ninh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.2. Cơ sở thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Ninh

1.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một số nước trên thế giới.

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nằm trong khu vực và liền kề với biên giới nước ta, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị như nước ta, nhưng họ đã

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lựa chọn được những bước đi và những giải pháp phát triển kinh tế- xã hội nông thôn phù hợp và đã thu được những kết quả vượt bậc từ 1950 đến nay. Khi mới giành độc lập Trung Quốc cũng là một nước có xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu, dân số đông nhất thế giới, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người 900 m2, thấp hơn nước ta. Quá trình tìm kiếm con đường đi lên CNH, HĐH cho nền kinh tế của Trung Quốc cũng hết sức gian truân và đã phải trả giá. Do kiên trì đường lối phát triển nên cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được những thành công ban đầu về hoạch định chính sách và đường lối phát triển kinh tế nông thôn bằng Nghị quyết hội nghị TW3 khoá XI tháng 12 năm1978. Một trong những quyết sách đó là khoán hộ trong sản xuất nông nghiệp. Khoán hộ là một cơ chế tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp kiểu mới nhằm giải phóng các yếu tố sản xuất, khuyến khích lợi ích vật chất của nông dân, đổi mới hoạt động kinh doanh của các công xã nhân dân và các xí nghiệp Quốc doanh nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc. Chủ trương khoán hộ đã được nông dân thực hiện ở quy mô làng xã, đến năm 1978 được mở rộng đến quy mô tỉnh. Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và đi vào sản xuất hàng hoá mang tính chuyên sâu và ngày càng lớn.

Cơ chế khoán hộ đã góp phần đưa nền nông nghiệp Trung Quốc thoát khỏi trì trệ, sa sút kéo dài hơn 30 năm kể từ khi giành được độc lập, đã hoàn sinh cho cuộc sống của nông dân và góp phần tích luỹ nông thôn cả nước, là cơ sở kinh tế xã hội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, phát triển sản xuất hàng hoá và bền vững. Từ đó, Trung Quốc xác định để chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn phục vụ CNH, HĐH đất nước cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, phải phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở đảm bảo được an toàn lương thực cho đời sống xã hội nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

Thứ hai, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp, xây dựng khác để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến, xuất khẩu nông sản hàng hoá, vừa thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thứ ba, thực hiện nhất quán cơ chế thị trường ở nông thôn có sự quản lý của nhà nước trong việc dịch vụ cung ứng vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và các lao vụ khác, đồng thời còn tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua các tổ chức kinh tế tập thể (HTX), thôn, xã, nhà nước và một bộ phận nhỏ do nông dân tự nguyện lập ra trên các vùng nông thôn Trung quốc. Nhà nước luôn duy trì được vai trò quản lý vĩ mô trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn để dẫn đường các cơ cấu kinh tế địa phương có bước đi phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc định hướng cho quá trình chuyển dịch này.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Là một nước nằm trong khu vực với nước ta, có diện tích canh tác 19,62 triệu ha. Đến nay đã trở thành một nước phát triển trong khu vực mặc dù hàng chục năm trước Thái Lan cũng chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Thái Lan đã xác định quan điểm nông thôn là xương sống của đất nước, Chính phủ đã chấp nhận những giải pháp đặc biệt để giải quyết tình hình tụt hậu của nông nghiệp đất nước trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư. Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích chiến lược CNH đất nước là đồng thời phát triển cả công nghiệp nông thôn để thực hiện chủ trương đa dạng hoá nền kinh tế hướng vào sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Do thay đổi chính sách phát triển kinh tế nên các tiềm năng trong nông nghiệp bắt đầu phát huy tác dụng và đạt được những kết quả rất đáng kể sau một thời gian. Đến nay, nông sản hàng hoá của Thái Lan đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới, có những mặt hàng xuất khẩu xếp thứ 2, thứ 3 trên toàn thế giới. Qua quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Thái Lan đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ưu thế và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo sản xuất lương thực.

- Đầu tư kịp thời chế biến nông sản hiện đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tác với bên ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và tránh được rủi ro cho nông dân, giữ được chữ tín với khách hàng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Qua các kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tổng quát:

Một là, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ của hầu hết các nước đều có chủ trương coi trọng sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng nông nghiệp làm cơ sở để ổn định đời sống xã hội và tích luỹ bước đầu cho công nghiệp.

Hai là, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các nước đã từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn.

Ba là, kinh tế nông thôn chỉ có thể phát triển khi mọi thành phầm kinh tế trong khu vực hướng vào sản xuất hàng hoá, trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp.

Bốn là, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các nước cho thấy, vốn đầu tư là quá trình then chốt của phát triển, do đó Chính phủ các nước có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn đầu tư cho nông dân.

Năm là, để thực hiện đô thị hoá nông thôn, các nước còn chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho nông dân không chỉ có thu nhập ngày càng cao mà còn tạo dựng cuộc sống văn hoá xã hội và môi trường văn minh.

1.2.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nước.

1.2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam.

Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng năm 2006 đã khẳng định phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tại Hội nghị Trung ương 7, khoá X đã ra Nghị quyết 26 về nông nghiệp nông dân nông nông thôn.Cụ thể là: Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng có khả năng cạnh tranh cao. Thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với hàng hoá thị trường, cần tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Không ngừng cải thiện đời sống nông dân.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nghị quyết đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ ''Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”. Đặc biệt, Đại hội XI đã bổ sung và làm sâu sắc thêm quan điểm phát triển bền vững, gắn phát triền bền vững với phát triển nhanh, coi phát triến bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển và trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội khẳng định: ''Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội''.

Sau gần 30 năm đổi mới, nhìn chung, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo mỗi năm. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng mạnh. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh. Theo Cục Chăn nuôi, số lượng bò sữa đã tăng từ 41,24 nghìn con năm 2000 lên 128.58 nghìn con năm 2010 và đạt trên 200 nghìn con vào tháng 4/2014. Sản lượng sữa tăng từ 64,7 nghìn tấn năm 2001 lên 456,39 nghìn tấn năm 2013. Năng suất sữa ở bò lai từ 3,25 tấn/chu kỳ năm 2001 lên 4,28 tấn/chu kỳ năm 2013. Năng suất sữa bò trung bình cả nước là 5,186 tấn/chu kỳ năm 2013, cao hơn các nước trong khu vực. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao. 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm sản ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ 2013; hàng thủy sản đạt 3,5

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm tỷ trọng 5%, tăng so với mức 4,5% của cùng kỳ năm 2013.

Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa. Trong ngành thủy sản, công suất tàu thuyền đánh bắt không ngừng được nâng cao, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến.

Tuy nhiên, cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, cơ bản vẫn là thuần nông. Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm… Đáng quan tâm nhất là ở nông thôn, nạn thiếu việc làm đang rất nghiêm trọng, không chỉ trong những tháng nông nhàn, mà ngày càng nghiêm trọng tại những vùng đất đai chuyển sang công nghiệp hoặc dịch vụ, người dân sau khi nhận được một số tiền đền bù ít ỏi đã trở nên trắng tay, không nghề nghiệp, buộc phải di chuyển ra thành thị. Cái nghèo bám theo họ từ nông thôn ra thành thị, làm tăng thêm số người nghèo vốn đã khá đông ở thành thị. Hàng chục vạn phụ nữ nông thôn phải đi kiếm sống ở xứ người mong có tiền gửi về nuôi sống gia đình.

1.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của một số địa phương trong nước

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam.

Mặc dù có những khó khăn ngay trong sản xuất nông nghiệp nhưng Trung ương đã có những hỗ trợ kịp thời giúp khắc phục thiệt hại của bão lụt và tổ chức tốt công tác chống hạn; UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

những khó khăn, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp; Ngành Nông nghiệp và PTNT các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cấp thiết, ứng phó phù hợp và trên hết là sự nỗ lực cao của bà con nông dân, cùng thời tiết thuận lợi ở giai đoạn xung yếu của cây trồng đã tạo nên kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2014 được mùa khá toàn diện nhất từ trước đến nay.Tổng giá trị sản xuất (GTSX) nông lâm, thủy sản năm 2014 ước đạt 11.100 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), tăng 5,44% so với năm 2013, đạt KH năm 2014 đề ra. Trong đó, GTSX nông nghiệp tăng 4,26%; GTSX lâm nghiệp tăng 15,11%; GTSX thủy sản tăng 5,95%, so năm 2013. Những vấn đề cần lưu ý khi sản xuất nông nghiệp ở tỉnh là:

-Bên cạnh yếu tố thời tiết thuận lợi ở giai đoạn xung yếu của cây trồng là nhân tố quyết định đến năng suất cây trồng; cần khẳng định những nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành ứng phó với các tình huống khó khăn, bố trí sản xuất đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa và chỉ đạo đầu tư thâm canh là những yếu tố giúp năng suất lúa cả năm đạt cao. Ngoài yếu tố năng suất cao, sản xuất giống, gạo chất lượng cao, ngô nếp... có giá bán cao hơn là yếu tố tăng hiệu quả sản xuất chưa phản ánh được đầy đủ qua thống kê đánh giá. Những nơi chỉ đạo sản xuất và vận động nhân dân thực hiện tốt thì đều tăng năng suất, hiệu quả.

- Dự báo được tình hình hạn ngay từ đầu vụ Đông Xuân nên đã tập trung chỉ đạo các giải pháp chống hạn, tiết kiệm nước, nhờ đó đã giảm đến mức thấp nhất diện tích phải bỏ không sản xuất do thiếu nước tưới. Sự phối hợp, điều tiết hợp lý và chặt chẽ với các Nhà mày Thủy điện xả nước phục vụ sản xuất Hè Thu 2014, nên dòng chảy trên các sông Vu Gia, Thu Bồn đảm bảo nước tưới và không bị nhiễm mặn như các năm trước.

- Tăng cường công tác dự tính dự báo sâu bệnh hại, thường xuyên thông báo tình hình sâu bệnh hại đến cơ sở để kịp thời chỉ đạo nhân dân phòng chống dịch bệnh cho cây trồng.

- Tăng cường lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút (tai xanh, cúm gia cầm), đã phát hiện kịp thời kháng thể kháng vi rút tai xanh trên đàn lợn và vi rút cúm gia cầm (H5N1, H5N6) trên các đàn vịt, từ đó đề ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thời, hiệu quả. Đồng thời, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch theo quy định để khống chế không lây lan diện rộng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Là một huyện có thế mạnh nông nghiệp, năm 2010, Thoại Sơn đã hoàn chỉnh việc đầu tư xây dựng hệ thống đê bao chống lũ triệt để và hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh đảm bảo cho 35.000 ha sản xuất vụ 3 thu đông ở 107 tiểu vùng. Nhờ vậy, liên tục qua 5 năm sản xuất vụ 3 (vụ thu đông) vào mùa nước nổi ở Thoại Sơn luôn đạt thắng lợi trên 1 triệu tấn lúa hàng hóa, nâng giá trị sản xuất 1 ha đất nông nghiệp đạt trên 80 triệu đồng/năm. Năm 2014 tổng diện tích gieo trồng cả năm 108.910 ha, tổng sản lượng 749.194 tấn, tăng 49.840 tấn so kế hoạch, lợi nhuận bình quân 30 triệu đồng/ha.

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nông dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua như: Thi đua 3 giảm 3 tăng với nội dung thi đua giảm giống, giảm phân, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận, đến nay đã có trên 81.000 ha lúa ứng dụng chương trình đã tăng lợi nhuận cho nông dân trên 80 tỷ đồng, trên 93.000 ha lúa ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, sử dụng các giống lúa xác nhận có chất lượng cao hàng năm.

Chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất lúa giống, đến nay có 214 ha sản xuất chọn tạo lúa giống xác nhận theo quy trình công nghệ ở 17 câu lạc bộ nông dân, đảm bảo cung cấp giống cho bà con nông dân ở các nơi, với kết quả trên đã mang lại thành tích cao trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện nhà qua ngưỡng cửa trên 600.000 tấn/năm, tiếp tục là huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản lượng. Tiêu biểu xã An Bình là điểm nhân rộng mô hình trồng lúa chất lượng cao làm tăng lợi nhuận 10 triệu đồng/

ha/năm. Ngoài ra, về hoạt động các câu lạc bộ nông dân đã ứng dụng công nghệ thông tin và đưa internet về nông thôn có hiệu quả ở 2 xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Phú cũng được đông đảo nông dân ứng dụng

Hưởng ứng chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hàng năm có 30.000 ha trồng lúa vụ 3 thu đông, 708 ha màu các loại, 925 ha trồng nấm rơm, 365 ha nuôi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)