CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn huyện Phú Ninh được tổng hợp như sau
- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) chạy qua địa bàn huyện Phú Ninh dài 8,6 km, có ga An Mỹ tại địa bàn xã Tam An.- Đường bộ trên địa bàn toàn huyện có 494,2 km với mật độ đường 1,9 km/km2, và 5,9 km/1000 dân cao hơn bình quân chung của tỉnh.Giao thông đối ngoại trên địa bàn huyện ngoài đường sắt thống nhất, có đường quốc lộ 1A, ĐT615, ĐT616. Nhìn chung hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn trên địa bàn huyện hiện còn yếu kém, chưa đồng bộ đang là vấn đề bức xúc hàng đầu của địa phương do vậy cần được ưu tiên đầu tư xây dựng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
-Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện Phú Ninh được đầu tư sớm và khá đồng bộ, hiện nay đảm bảo diện tích tưới chủ động cho 5.352 ha đất canh tác. Với các công trình chủ yếu gồm: Đập dâng: 12 công trình, diện tích tưới 414 ha lúa. Hồ chứa: 5 công trình với tổng diện tích tưới là 4.648 ha, trong đó: riêng công trình thuỷ lợi hồ Phú Ninh: 4.512 ha. Trạm bơm: 10 trạm bơm (9 trạm bơm điện và 1 trạm bơm dầu), diện tích tưới 290 ha.- Tổng chiều dài hệ thống kênh chính của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Phú Ninh khoảng 50 km, trong đó riêng kênh chính công trình thuỷ điện hồ Phú Ninh là 17,4 km. Chiều dài kênh mương nội đồng trên địa bàn huyện là 277 km (kênh cấp 3) hiện đã bê tông hoá được 16 km, còn 261 km kênh đất.
Các công trình thuỷ lợi được đầu tư sớm nên hiện tại một số công trình đã bị xuống cấp cần được nâng cấp. Vùng phía Tây của huyện địa hình cao, hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ dẫn đến hàng năm vẫn còn hơn 300 ha sản xuất lúa phụ thuộc nước trời, hoặc bấp bênh về nguồn nước tưới Hệ thống thuỷ lợi cho đất màu chưa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
-Hệ thống điện được kéo từ 2 nguồn chính là từ hệ thống lưới điện của thành phố Tam Kỳ và huyện Tiên Phước đảm bảo được 100% số xã có điện lưới quốc gia;
99,7% số hộ được sử dụng điện.
Tuy nhiên hệ thống truyền tải điện năng trên địa bàn huyện nhiều khu vực hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
-Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân chủ yếu bằng hình thức giếng đào, giếng khoan gia đình chiếm trên 95% số hộ trên địa bàn huyện; nhiều giếng đào làm sơ sài gần chuồng trại chăn nuôi, ruộng lúa ... nên khả năng bị ô nhiễm lớn
-Mạng lưới thông tin liên lạc được đầu tư mở rộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, dân trí và thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời góp phần truyền tải chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân.
2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng xã hội
- Huyện Phú Ninh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS đã được hoàn thành có 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đạt chuẩn trên 98%. Tuy vậy về chất lượng giáo dục còn bất cập:
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi (15-21 tuổi) đã tốt nghiệp THCS theo học THPT, THCN, nghề mới đạt tỷ lệ 77,68% (chuẩn 95%). Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi (18-21 tuổi) đã tốt nghiệp THPT, THCN và nghề mới đạt tỷ lệ 57,26% (chuẩn 75%). Trong đó tốt nghiệp nghề quá thấp đạt 0,35% (chuẩn thấp nhất là 10%).
- Hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng luôn được chính quyền các cấp và cán bộ y tế hết sức quan tâm. Đội ngũ thầy thuốc được nâng lên về trình độ chuyên môn, 30% số trạm y tế có bác sỹ. Hiện tại 10/10 xã trên địa bàn huyện có trạm y tế, tuy vậy trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh còn thiếu, mới có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Huyện mới thành lập chưa xây dựng được bệnh viện nên việc khám và chữa bệnh cho nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Dân số và lao động: Đến nay dân số trên địa bàn huyện Phú Ninh là 79605 người, bao gồm 10 người dân tộc Tày (thôn An Bình, Bồng Miêu xã Tam Lãnh và 78 người dân tộc Cor (thôn Trà Sung, Bồng Miêu xã Tam Lãnh) còn lại là dân tộc kinh. Lao động trong độ tuổi là 50.763 người. Lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế là 45.814 người. Lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 22.838 người
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
-Thu nhập và mức sống.
+ Về thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 23 triệu/người/năm, (tăng hơn 11,6 triệu đồng so với năm 2010); có 9/10 xã đạt tiêu chí về thu nhập (trừ xã Tam Lộc). Mức thu nhập lại không đều giữa các xã, xã có mức thu nhập cao trong huyện như: Tam Dân, Tam An, Tam Phước, ... các xã thu nhập vào loại thấp như xã: Tam Lộc, Tam Thành, Tam Lãnh. Thu nhập của người dân còn thấp và chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản, nhưng so với các năm trước đã tăng hơn nhiều.
+ Về giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,44% (giảm 12,34% so với năm 2010); có 8/10 xã đạt tiêu chí Hộ nghèo (còn Tam Vinh, Tam Lộc chưa đạt).
- Phú Ninh, mảnh đất lưu giữ nhiều giá trị nhân văn với các công trình văn hoá vật thể, phi vật thể, với nhiều điểm di tích lịch sử, chứng tích chiến tranh và các hoạt động của cộng đồng làng Việt, dòng tộc. Nét đẹp văn hoá của Phú Ninh đã và đang có tác dụng giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào về quê hương, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thăm lại chiến trường xưa, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, chứng tích chiến tranh …
2.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 2.1.4.1. Thuận lợi
- Huyện Phú Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có quan hệ trực tiếp với khu kinh tế mở Chu Lai, thành phố Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng và là cửa ngõ nối miền Tây Quảng Nam với toàn vùng và cả nước. Có nhiều lợi thế phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn các vùng khác trên. Vị thế đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hóa nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển bền vững hiệu quả
- Huyện Phú Ninh có lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên để phát triển nông lâm thuỷ sản đa dạng với năng suất cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
- Huyện Phú Ninh có nguồn nước dồi dào, có mỏ kim loại quý trữ lượng khá, tạo điều kiện tích luỹ nhanh và thu hút đầu tư lớn cho phát triển.
- Nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động cần cù chịu khó là cơ hội để huyện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh liên tục có nhịp độ tăng trưởng ổn định ở mức cao, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đời sống của người dân ngày một được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, số hộ nghèo ngày một giảm; niềm tin của người dân vào Đảng và Chính phủ được củng cố, là cơ sở cho phát huy khối đại đoàn kết. Toàn Đảng toàn dân hợp lực cùng thực hiện nhanh chóng nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa cùng chung tay phát triển nông thôn văn minh, hiện đại.
2.1.4.2. Khó khăn
- Là huyện thuần nông, điểm xuất phát kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguồn thu ngân sách rất thấp (dưới 10 tỷ đồng/năm), có thể nói Phú Ninh là huyện nghèo nhất trong các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Do vậy để tạo sự bứt phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngoài yếu tố phát huy nội lực rất cần một sự ưu tiên đầu tư lớn của Tỉnh, Trung ương và các tổ chức khác.
- Hạn chế nổi bật về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đó là: Mùa khô kéo dài, cùng với độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi lớn, mùa mưa tập trung và thường xuất hiện đồng thời là giông, bão, lũ ...
chính vì vậy gây cản trở rất lớn để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện.
- Là một địa phương có truyền thống cách mạng, nhưng kinh tế còn chậm phát triển, nên đời sống của các đối tượng chính sách, hộ nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí thấp, vì vậy cách tiếp cận kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm hàng hoá ... còn nhiều hạn chế.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu và thiếu nghiêm trọng, nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật trong đó bức xúc nhất là giao thông, mặt khác thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khu vực sản xuất nông lâm nghiệp chưa ổn định, người nông dân chưa yên tâm sản xuất nên chưa tạo được môi trường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của huyện do vậy làm chậm lại quá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ