CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
3.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững hiệu quả
3.3.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
3.3.3.1.Hoàn thiện cơ chế chính sách.
Để phát huy hiệu quả kịp thời trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Huyện cần nghiên cứu và xây dựng ban hành một số chính sách cụ thể như sau :
+ Chính sách đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ khuyến khích nông dân sử dụng giống mới, tham gia vào mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và vốn chuyển giao công nghệ.
+ Chính sách hỗ trợ vốn và trợ giá để phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản và phát triển những sản phẩm mà huyện chủ trương phát triển mạnh để tạo sự
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp (như: lạc, đậu tương, chè, cây ăn quả và rau hoa xuất khẩu, chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi hàng hoá).
+ Chính sách khuyến khích, động viên đối với cán bộ khuyến nông tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác tại cơ sở.
+ Xây dựng chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ để khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp để hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô vừa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá.
+ Chính sách xuất khẩu nông sản nông nghiệp tận dụng cơ hội tiềm năng có cửa khẩu quốc gia với Trung Quốc thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Chính sách đất đai “dồn điền đổi thửa” tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở ngành nghề nông thuê đất hoạt động kinh doanh. Miễn thuế đất cho các cơ sở sản xuất mới hình thành.
+ Rừng, đất và nước cùng gắn bó với thảm thực vật- sinh vật liên quan là các yếu tố quyết định tạo nên cân bằng sinh thái. Do vậy huyện phải căn cứ tình hình thực tế đề ra các quy định để bảo vệ môi trường tự nhiên, như : có chính sách bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; khuyến khích việc trồng rừng, bảo vệ nguồn nước; sử dụng hợp lý nguồn thuốc hoá học bảo vệ thực vật, khuyến khích việc sử dụng thuốc vi sinh vật...
+Trong điều kiện mà mức hưởng thụ của người dân nông thôn về văn hoá- dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ còn thấp và quá chênh lệch với thành thị cho thấy rằng có sự đối xử không công bằng đối với nông dân ở nông thôn vì chính họ là người đã đóng góp chủ yếu cho sự tích luỹ phục vụ quá trình công nghiệp và đô thị hoá. Cải thiện môi trường về sức khoẻ - dinh dưỡng - văn hoá cho người dân nông thôn là nhân tố quyết định của phát triển nông nghiệp bền vững trong dài hạn vì chúng ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực ở nông thôn.
3.3.3.2. Tăng cường năng lực quản lý của chính quyền địa phương.
Để các giải pháp chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp đi vào thực tế và được triển khai có hiệu quả. ở đây một vấn đề đặc biệt quan trọng cần đề
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cập đến đó là vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấy”. Phú Ninh là một huyện nông nghiệp có cả thành phần là người dân tộc thiểu số, do đó việc tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, chính sách kinh tế trọng tâm đến với người dân và trở thành thực tiễn trong cuộc sống thì rõ ràng phải có người lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn cho người dân. Đồng thời cũng chính họ là những hạt nhân gương mẫu đầu tầu nói trước làm trước để nhân dân tin tưởng thực hiện theo, một khi người dân tai nghe, mắt đã thấy thực tế kết quả, thì sự chuyển dịch dễ dàng và thuận lợi đó cũng chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp hiệu quả, bền vững. Do vậy nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ để họ trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên là nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay ở huyện. Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải
+Tăng cường trách nhiệm cá nhân, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ. thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch đối với hoạt động của bộ máy công quyền.
+Tập trung sắp xếp, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ các phòng ban, đơn vị và địa phương. Thực hiện có hiệu quả đề án tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ của huyện. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài.
+Nâng cao hoạt động của HĐND huyện và các xã, thị trấn về chất lượng, nội dung các kỳ họp, kịp thời ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, cơ chế tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, An ninh-quốc phòng của địa phương, đề cao vai trò trách nhiệm của Đại biểu HĐND các cấp, chất lượng giám sát, thẩm tra của các Ban HĐND, tăng cương hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND.
Thực hiện tốt công tác tiếp xúc cử tri, kiểm tra, đôn đốc giám sát việc giải quyết các ý kiến cử tri, kiến nghị của cử tri và đại biểu HĐND trước và sau các kỳ họp HĐND.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Xây dựng bộ máy chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền trên các lĩnh vực, ban hành quy chế công tác phối hợp của các phòng, ban chuyên môn với nhau, giữa các phòng, ban và chính quyền các xã, thị trấn; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; tiếp tục phân cấp về thẩm quyền giải quyết công việc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức các cuộc họp, hội thảo hoặc điều tra xã hội để lắng nghe ý kiến của nhân dân và các nhà đầu tư để nghiên cứu, ban hành điều chỉnh bổ sung một số cơ chế, quy định cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng thực thi công việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong tham mưu và trách nhiệm của người đứng đầu giải quyết công việc được giao.
+ Đầu tư xây dựng và nâng cấp trụ sở làm việc của các xã, thị trấn, trang bị bổ sung các phương tiện làm việc, thiết bị phục vụ cho các phòng, ban, đơn vị, xã, thị trấn đảm bảo điều kiện hoạt động, đẩy mạnh hơn nữa kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức; sắp xếp, kiện toàn lại một số phòng, ban, đơn vị, bố trí lại vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với đề án vị trí việc làm của tỉnh phê duyệt; Thực hiện công tác tuyển dụng đảm bảo chất lượng chuyên môn và chính trị để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho địa phương. Đẩy mạnh công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn và tạo động lực phấn đấu, trưởng thành để đảm trách nhiệm vụ phân công với tâm huyết, trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng huyện nông thôn mới.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ