CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
2.3. Đánh giá chung thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh
2.3.1. Thành tựu đạt được.
- Chuyển dịch CCKT ngành kinh tế nông nghiệp đúng hướng. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Tổng sản lượng lương thực, năng suất bình quân tăng lên qua các năm; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì phát triển; huyện đã tổ chức khảo sát, xây dựng phương án chuyển đổi rừng; kinh tế vườn, kinh tế trang trại có nhiều chuyển biến. Bước đầu khai thác được, tiềm năng lợi thế của địa phương.
- Sự chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp đã làm tăng diện tích các loại cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, từng bước phá bỏ độc canh cây lương thực nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực .
- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển hiệu quả bền vững đã đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
- Cơ cấu lao động trên địa bàn đang có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch của CCKT. Tuy số lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn nhưng trong các hộ nông dân đang có xu hướng chuyển dần sang hộ bán thuần nông, chuyển từ sản xuất độc canh cây lúa sang kết hợp chăn nuôi, nuôi cá nước ngọt, áp dụng mô hình kinh tế trang trại hoặc mở thêm ngành nghề dịch vụ. Mặt khác, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm để tăng tương ứng cho khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- Cùng với sự chuyển dịch CCKT ngành, cơ cấu vốn đầu tư đang có sự chuyển
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
dịch theo hướng khai thác tốt nguồn nội lực. Giai đoạn vừa qua vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp trên thông qua vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh hoặc qua trợ cấp cân đối ngân sách huyện chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu thế tăng lên. Cơ cấu vốn đầu tư bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế dân doanh có tốc độ phát triển cao và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
- Thành tựu nổi bật khác của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định phần nào đời sống của họ 2.3.2. Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên huyện Phú Ninh còn gặp phải những tồn tại, hạn chế như:
Mặc dù đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp một cách đồng bộ, nhưng chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có tại địa phương, cụ thể như:
-Tỷ trọng hàng hóa thông qua liên kết, liên doanh trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, nông sản hàng hóa tiêu thụ phổ biến dưới hình thức tự tiêu thụ, nông dân vừa sản xuất, vừa lo đầu ra, nhất là dưa hấu. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chưa được chú trọng nhiều, chỉ mới dừng lại ở vài sản phẩm. Các hình thức tổ chức sản xuất còn nặng về chỉ tiêu, hình thức; một số hợp tác xã, tổ hợp tác mới ra đời còn lúng túng trong phương án sản xuất kinh doanh, hoạt động chưa gắn với bà con nông dân; một số hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả chưa kịp thời củng cố, phát triển chưa bền vững.
-Việc cụ thể hóa triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất còn chậm, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng hàng hóa. Phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nước ngọt còn mang tính tự phát, tính hàng hóa chưa cao. Hình thức chăn nuôi, nuôi thủy sản nước ngọt chủ yếu gắn liền với đất ở, khá phổ biến là đất khu dân cư nên nguy cơ ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giải
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
pháp thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi còn lúng túng, tỷ lệ bò lai chưa nhiều, phát triển heo siêu nạc còn dừng lại ở mô hình, chưa được nhân rộng.
- Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh cho cây trong nhân dân vẫn chưa tuân thủ quy trình sản xuất nông sản sạch, an toàn. Công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hầu như chưa được quan tâm nhiều. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vẫn chưa rộng khắp, chủ yếu nông dân vẫn sản xuất theo phương pháp truyền thống, thủ công. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, môi trường đầu tư còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư công nghiệp.
- Khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ngân sách của nhân dân còn thấp. Hoạt động tài chính, tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện. Vốn đầu tư cho phát triển còn quá hạn chế. Một số công trình xây dựng cơ bản tiến độ chậm, chất lượng chưa đảm bảo. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường chưa chặt chẽ. Một số vướng mắt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm được giải quyết.
2.3.3. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh
2.3.3.1.Nguyên nhân thành tựu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh.
- Trong thời gian qua cán bộ lãnh đạo huyện đã thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển kinh tế của cả nước, của tỉnh từ đó có sự điều chỉnh kế hoạch phát triển cho hợp lý.
- Thêm vào đó huyện hiện nay sở hữu một đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt tình, luôn có thái độ cầu tiến trong công việc. Có sự nhạy bén trong tiếp cận và phổ biến đường lối, chính sách của nhà nước xuống nhân dân.
- Cán bộ lãnh đạo nắm chắc và khai thác tốt các lợi thế của địa phương từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn. Thực hiện tốt sự liên kết giữa các ngành trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn từ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và của tỉnh Quảng Nam.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Đặc biệt các chủ trương của huyện được nhân dân tích cựu hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc tạo nên sự chuyển biến tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện.
2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh.
-Những hạn chế, tồn tại trên có phần do tác động khách quan; một mặt, do xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của huyện còn thấp, đội ngũ cán bộ mới được bổ sung, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều; mặt khác do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra.
- Khả năng tiếp cận với thị trường của các chủ thể kinh tế còn yếu.
- Sự phối hợp của 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học chưa chặt chẽ.
- Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, chậm đổi mới phương thức lãnh đạo;
công tác kiểm tra, giám sát có lúc chưa được duy trì thường xuyên.
- Việc cụ thể hóa, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Cấp ủy, Ban thường vụ Huyện ủy ở một số cơ quan, địa phương còn chậm, thiếu những giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện. Hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền trên một số lĩnh vực chưa tốt, một số tồn tại, phát sinh chậm được giải quyết. Cải cách hành chính chưa tạo được sự chuyển biến mạnh.
Công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thường xuyên; một số cán bộ, đảng viên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện, tinh thần trách nhiệm chưa cao; một bộ phận nhân dân còn thể hiện sự trông chờ, ỷ lại, chấp hành không nghiêm pháp luật của Nhà nước.
Tóm lại, trong chương này tác giả đã trình bày, đánh giá CCKT ngành nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2010 – 2014, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp từ đó đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của quá trình chuyển dịch CCKT của Phú Ninh. Đó là cơ sở để đưa ra phương hướng và tìm những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và phát triển bền
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH
QUẢNG NAM.