CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
2.2.3. Chuyển dịch các nguồn lực trong nông nghiệp huyện Phú Ninh
2.2.3.1. Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất đất đai trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp.
Bảng 2.9. Đất sản xuất trong ngành nông nghiệp từ 2010 – 2014.
Loại đất ĐVT Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 Đất SX NN ha 8803,5 8354,85 8354,85 8317,93 8305,6
TĐPT ĐG % 94,90 94,90 94,48 94,34
Tỷ trọng % 55,33 54,05 54,05 52,28 52,16
Đất Lâm
nghiệp ha 7074,7 7069,51 7069,51 7561,46 7585,46
TĐPT ĐG % 99,93 99,93 106,88 107,22
Tỷ trọng % 44,47 45,74 45,74 47,52 47,64
Đất NTTS ha 32,22 32,19 32,19 32,1 32,1
TĐPT ĐG % 99,91 99,91 99,63 99,63
Tỷ trọng % 0,20 0,21 0,21 0,20 0,20
Tổng 15910,42 15456,55 15456,55 15911,49 15923,16
“Nguồn: [5,6]”
Đất sản xuất trong ngành nông nghiệp qua các năm cho thấy đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất so với diện tích đât lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản, diện tích đất canh tác và chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2010 có diện tích đất nông nghiệp 8803,5ha chiếm 55,33% tổng diện tích đất ngành nông nghiệp đến năm 2014 giảm còn 8305,6 ha chiếm 52,16%. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích 7074,7ha với tỷ trọng 44,47% năm 2010 đến năm 2014 tăng lên 7585,46 ha chiếm tỷ trọng 47,64% Đất thủy sản chiếm diện tích khá ít và giảm dần qua các năm, năm 2010 chiếm diện tích 32,22 ha với tỷ trọng rất nhỏ 0,2% đến năm 2014 không có sự thay đổi nhiều vẫn là 32,1ha. Như vậy, diện tích đất trong ngành nông nghiệp có sự chuyển biến theo hướng giảm dần diện tích đất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Biểu đồ 2.19. Diện tích các loại đất đất sản xuất nông nghiệp năm 2010- 2014
“Nguồn: [5,6]”
2.2.3.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp huyện Phú Ninh Bảng 2.10. Số lượng lao động trong ngành nông nghiệp từ 2010 đến 2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 Tổng số ng.người 43462 44967 45151 45460 45648 Nông nghiệp ng.người 27381 26049 25235 24544 23732
TĐPT ĐG % 95.14 92.16 89.64 86.67
Tỷ trọng % 63.00 57.93 55.89 53.99 51.99
Công nghiệp ng.người 5673 5673 6219 7504 8375
TĐPT ĐG % 100.00 109.62 132.28 147.63
Tỉ lệ % % 13.05 12.62 13.77 16.51 18.35
Dịch vụ ng.người 6129 6129 6265 6356 6596
TĐPT ĐG % 100.00 102.22 103.70 107.62
Tỉ lệ % % 14.10 13.63 13.88 13.98 14.45
“Nguồn: [5,6]”
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động của huyện, điều đó chứng tỏ NN vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, lao động NN qua các năm có xu hướng giảm dần, cụ thể tỷ lệ lao động nông nghiệp như sau: năm 2010: 63%, năm 2011: 57,9%, năm 2012: 55,89%, năm 2013:
53,99%, năm 2014: 51,99%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên, năm 2010 lao động công nghiệp chiếm 13,05% đến năm 2014 tăng lên 18,35%; lao động trong dịch vụ năm 2010 chiếm 14,1% , năm 2014 chiếm 14,45%. Như vậy cơ cấu lao động của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá đó là tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.
Biểu đồ 2.20. Tỉ lệ lao động trong các ngành NN, CN và DV
“Nguồn:[5,6]”
Thực tế cho thấy muốn có sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quá trình đào tạo lâu dài, ít nhất là 1 năm đối với lao động có tay nghề trung bình, đối với lao động có trình độ cao thì đòi hỏi thời gian đào tạo lâu hơn. Bên cạnh quá trình đào tạo thì huyện cần phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực sau khi đào tạo trở lại địa phương để làm việc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Ninh thường mang đặc tính, người lao động vừa làm việc trong ngành nông nghiệp, vừa làm việc trong ngành phi nông nghiệp nên hiệu quả công việc không cao, tính chuyên môn hóa thấp. Hệ quả này, một mặt là do lao động trong nông nghiệp với tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất nhưng mức độ tích tụ ruộng đất lại không cao, sản xuất mang tính manh mún chưa thực sự mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, mặt khác là lao động nông nghiệp lại mang tính thời vụ nhiều hơn so với các ngành khác.
2.2.3.3. Tình hình sử dụng vốn trong nông nghiệp .
Bảng 2.11. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành nông nghiệp từ 2010 đến 2014.
Năm ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vốn ĐT từ
NSNN đồng 4.018.977.281 3.817.197.600 6.040.925.900 20.778.762.379 9.772.587.300 Tốc độ
PTTB % 60,79
Tốc độ
PTĐG % 94,98 150,31 517,02 243,16
“Nguồn: [5,6]”
Hiện nay vốn cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Ninh chủ yếu từ ngân sách nhà nước từ bảng 2.11 cho thấy vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành nông nghiệp tăng dần qua các năm, tốc độ phát triển vốn qua các năm so với 2010 là: năm 2011: 94,98% giảm 5,02% đến năm 2012: 150,31%
tăng 50,31%, năm 2013 lượng vốn tăng rất nhanh so với 2010 ở mức 517,02 tăng 417,02%, năm 2014:243,16% tăng 143,16%, dự báo năm 2015: 276,19%
tăng 176,19%. Như vậy mặc dầu có sự tăng giảm không đều qua các năm nhưng nhìn chung vốn đầu tư vào nông nghiệp trong năm có tốc độ tăng bình quân là 60,79%. Thể hiện sự quan tâm đầu tư của huyện đến ngành nông nghiệp, nhưng với lượng vốn như hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp của một huyện nông nghiệp thuần nông như Phú Ninh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
. Thực tế cho thấy vốn ngân sách đầu tư vào nông nghiệp rất quan trọng, tạo tiền đề ban đầu để vực dậy ngành nông nghiệp của huyện, tuy nhiên vốn ngân sách là có hạn đối với một huyện nghèo mới chia tách từ năm 2005 đến nay, nếu chỉ dựa vào vốn ngân sách thì sẽ không đủ để khai thác được các tiềm năng và lợi thế của vùng hiện nay. Do đó kêu gọi vốn đầu tư và tận dụng vốn trong dân cần được chú trọng trong thời gian đến
Biểu đồ 2.21. Vốn đầu tư từ NSNN cho ngành NN từ 2010 đến 2014.
“Nguồn : [5,6]”