Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

- Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp nghĩa là làm gia tăng số lƣợng và qui mô của các hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại, tổ hợp tác, các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh về nông nghiệp...

Tức là làm tăng số lƣợng tuyệt đối các cơ sở sản xuất nông gnhiệp; nhân rộng các cơ sở hiện tại; làm cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp phát triển lan tỏa sang những khu vực có thể thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở.

- Các cơ sở sản xuất trong nông nghiệp:

+ Kinh tế nông hộ + Trang trại

+ Hợp tác xã nông nghiệp

+ Các doanh nghiệp nông nghiệp

+ Cơ sở cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.

a. Số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức phù hợp với nền nông nghiệp qui mônhỏ về đất đai, vốn và sử dụng lao động trong gia đình. Hình thức này gắn người dân với đất đai và phát huy được tính tự chủ của họ trong sản xuất nông nghiệp, nhờ vậy năng suất ruộng đất và năng suất lao động phải phát huy tối đa trong sản xuất nông nghiệp. Khi nông nghiệp phát triển thì năng lực kinh tế nông hộ và thu nhập cao lên, khả năng tích lũy vốn lớn hơn...Nền nông nghiệp chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hóa và cao hơn nữa thì mô hình kinh tế nông hộ sẽ bốc lộ nhiều khuyết điểm đó là năng suất lao động thấp, chƣa đáp ứng những yêu cầu của những đơn hàng lớn, hiệu quả kinh tế không cao...từ đó trong nông nghiệp phải có các cơ sở sản xuất nhƣ kinh tế trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp với sốlƣợng lớn hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có qui mô ruông đất và các yếu sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến (Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng, 2002, tr.63[17]. Nên nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển, số lƣợng các trang trại tăng lên (các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm kết hợp...). Số lượng trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và qui mô sử dụng đất đai, lao dộng, vốn ngày càng lớn, tỷ suất hàng hóa trong nông nghiệp ngày càng cao. Kinh tế trang trại đƣợc hình thành từ kinh tế nông hộ đủ năng lực sản xuất hàng hóa và trở thành một sản xuất giỏi, có khả năng tích lũy về vốn phát triển kinh tế thành trang trại. Ngoài ra, nông nghiệp còn thu hút các nguồn vốn từ các hộ dân cƣ khác ngoài khu vực nông nghiệp có khả năng kinh tế thuế đất hoặc mua đất thành lập các trang trai cao nhiều hơn. Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, yêu cầu cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại phải vươn tới thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, hợp tác xã cũng là một hình thức không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với mô hình hợp tác hóa, tập thể hóa, xóa bỏ kinh tế hộ nông dân thì sản xuất không phát triển đƣợc, mà cần có mô hình hợp tác hóa thực sự theo đúng nghĩa hợp tác giữa các hộ nông dân và các trang trại. Nên hợp tác xã phải thực hiện đổi mới và hoạt động các lĩnh vực trong nông nghiệp là dịch vụ đầu vào của sản xuất và đầu ra của tiêu thụ nông sản. Tương lai hợp tác xã trong nông nghiệp chỉ phù hợp với mô hình làm đầu mối cung ứng đầu vào về vật tƣ, dịch vụ kỹ thuật, bảo hiểm và tín dụng...trở thành đối tác quan trọng với nông dân trong tổ chức thu gom, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa của nền nông nghiệp phát triển thì về mặt số lƣợng các hợp tác xã phải tăng lên là tất yếu mới phù hợp với tình hình thực tế sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường. Đối với các xa viên hợp tác xã đƣợc mở rộng hơn gồm cả doanh nhân, chủ trang trại, các tổ chứckinh tế có tƣ cách pháp nhân.

Trước đây, các doanh nghiệp nông nghiệp gồm các nông lâm trường và trang trại. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đƣợc thành lập theo luật doanh nghiệp và các hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Donah nghiệp có thể thuê công dân nông nghiệp hoặc giao khoán đất đai, cung cấp giống, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi đến hộ nông dân và thu mua sản phẩm từ các nông hộ theo giá thỏa thuận.

Donah nghiệp nông nghiệp có số lƣợng tăng lên và mở rộng địa bàn hoath động sản xuất nông nghiệp ở các vùng, miền ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp... Các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất kinh doanh trong các ngành hàng lớn có giá trị kinh tế, có lợi nhuận và đủ thế và lực dẫn đầu các ngành hàng, tham gia xuất khẩu hàng hóa có kim ngạch và thị phần cao, có uy tín và thương hiệu hàng hóa trong và ngoài nước...

b. Tiêu chí về gia tăng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

- Số lƣợng các cơ sở sản xuất qua các năm (tổng số và từng loại).

- Tốc độ tăng và mức tăng của các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)