CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH XÊ KONG
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH XÊKONG ĐẾN NĂM 2020
3.2.8. Các giải pháp khác
a. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn - Cơ sở hạ tầng
Hòan thiện cơ sở hạ tầng, mạng lưới chuyển giao kỹ thuật và trung tâm khuyến nông cho sản xuất nông nghiệp.
Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng các trung tâm xã, thị trấn làm trung tâm dịch vụ, tiêu thụ công nghiệp, thương mại, văn hóa - xã hội trao đổi mua bán hàng hóa.
Phát triển các cơ sở thương mại, dịch vụ để phục vụ cho SXNN, cải tạo và xây dựng mạng lưới chợ trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh.
- Giao thông
Đảm bảo giao thông liên thôn, xóm, giao thông nội đồng, phấn đấu đến 2020 các huyện miền núi có tuyến đường đi được hai mùa (mùa hè và mùa mưa)
100%. Đường nông thôn cần được mở rộng mặt đường, nâng cấp chất lượng mặt đường, đảm bảo giao thông thuận lợi xuyên suốt đến tận thôn xóm, đảm bảo vận chuyển, đi lại tốt về mùa mƣa.
- Thủy lợi
Phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước cung cấp nhu cầu SXNN, kết hợp với nhu cầu nước của nhân dân. Chủ động nước tưới cho phần lớn diện tích gieo trồng và nuôi trồng thủy sản. Nâng cấp hồ, đập và từng bước truyển khai kênh mương.
- Thông tin liên lạc
Yêu cầu đáp ứng nhu cầu thông tin, tăng cường các kênh thông tin đến với khu vực nông thôn, nhất là thông tin về khoa học kỹ thuật, mô hình SXNN hiệu quả, thông tin giá cả thị trường nông sản, dự báo giá cả các mặt hàng nông sản để nông dân chủ động trong sản xuất.
b. Giải pháp về thị trường
Phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ nông sản và mua những loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu về sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; thực hiện bước việc đăng ký. Phấn đấu đến năm 2020; nâng cấp, xây dựng mới một số chợ đầu mối, trung tâm thị trấn, cụm xã và chợ nông thôn góp phần đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh giao lưu hàng hóa.
c. Đề xuất hoàn thiện một số chính sách có liên quan
Ngoài các giải pháp đã nêu ra trên đây thì để phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, huyện. Chúng ta còn phải đề xuất hòan thiện một số chính sách có liên quan nhƣ sau:
- Chính sách đất đai: Tăng cường quản lý đát đai, tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Ra soát, lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất.
- Chính sách thuế: Thực hiện chính sách chậm nộp thuế, gian thuế, miễn thuế đối với một số doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại và nông dân hoạt động kém hiệu quả, bị thiên tai để tạo điều kiện cho các đơn vị khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.
- Chính sách tin dụng - đầu tư: Thực hiện cho vay ƣu đãi đối với nông dân;
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; tập trung đầu tƣ cho khâu giống, công tác khuyến nông, thú ý, bảo vệ thực vật, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Rà soát đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, xã theo chuẩn Bộ Nội Vụ quy định để xây dựng kế hoạch đào tạo, bổi dưỡng; tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn; nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ của nông dân.
- Chính sách hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản: Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, thâm canh, bảo đảm cho chế biến, xuất khẩu ổn định hiệu quả, từng bước gia nhập các san giao dịch àng hóa có chức năng thực hiện các giao dịch mua bán thông qua các hợp đồng ký hạn, hợp đồng tương lai ngắn với mạng lưới các chợ đầu mối, khyên khích doanh nghiệp trong tỉnh tiêu thụ sản phẩm của người nông dân.
- Chính sách giải quyết việc làm, ý tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội:
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tiếp tục đầu tƣ, hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, giữa gìn bàn sắc văn hóa dân tộc ở nông thôn. Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng giảng dạy ở các cấp học. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2014 12,33% xuống còn 10% đến năm 2020.
- Phát triển nông nghiệp kết hợp với bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giao dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp và nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trường.