Khái quát về trường trung cấp Y tế Hà Giang

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển giáo dục thể chất và thể dục thể thao trong nhà trường (Trang 24 - 28)

Hà iang là một t nh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, phía đông giáp t nh Cao Bằng, phía tây giáp t nh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp t nh Tuyên Quang. Về phía bắc, Hà iang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc t nh Vân Nam thuộc t nh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Hà iang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, t nh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối.

T nh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày 1/10/1991. Diện tích tự nhiên là 7.884,37km2

Địa hình của t nh Hà iang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà iang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao

25

núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong t nh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà iang.

Kinh tế xã hội của Hà giang là vùng miền núi nên dân số trong t nh không đông, người Kinh chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, Mèo, Tày, Dao, Mán, Nùng, iáy và Lô Lô. Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù.

Cũng vì địa thế toàn r ng núi nên kinh tế Hà iang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng và các loại gỗ cứng như lim, sến, trai, táu, đinh. Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có. Nông sản gồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ. Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều trà. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn, Hoàng Su Phì rất nổi tiếng. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. R ng Hà iang có nhiều động vật hoang dã như phượng hoàng, trăn, rắn, công, trĩ...

Khí hậu Hà Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các t nh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các t nh miền Tây Bắc . . .

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng t 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn t nh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà iang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên

26

1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm. . .

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà iang đạt 85 và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88 , thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81 : Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không r rệt. Hà iang là t nh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít ch có 74 giờ).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như ch có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà iang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Chính vì điều kiện kinh tế xã hội cũng như khí hậu của t nh Hà iang đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền iáo dục đào tạo nói chung và DTC, TDTT nói riêng. Nhiều nhà khoa học lấy đây cũng là một trong những tiêu chí để có căn cứ nghiên cứu khoa học đem lại hiệu quả cao thực sự

1.6.2. Khái quát Khái quát về trường trung cấp Y tế Hà Giang.

- Tháng 9/1998 trường được nâng cấp và thành lập trường Trung học Y tế Hà iang tại quyết định số 1500/QĐ -UB, ngày 19/9/1998 của UBND T nh Hà iang Về việc Thành lập Trường Trung học Y tế Hà Giang.

Trường trung cấp y tế Hà iang hiện nay thuộc Tổ 15, phường Minh Khai, TP. Hà iang, t nh Hà iang tiền thân là Trung tâm đào tạo cán bộ Y tế trực thuộc Sở Y tế Hà iang, Nhiệm vụ của trường : Đào tạo Y tá, dược tá... cho y tế huyện, xã. Trường Trung cấp Y tế t nh Hà iang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở Y tế t nh, chịu sự ch đạo, quản lý về tổ chức, biên chế

27

và công tác của sở Y tế t nh Hà iang, đồng thời chịu sự ch đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ iáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

Bản đồ 1.1: Vị trí địa lý của trường trung cấp y tế Hà Giang - Trường Trung cấp Y tế T nh Hà iang sau 14 năm tái thành lập trường với nhiệm vụ là đào tạo mới và đào tạo lại liên tục cán bộ Y tế có trình độ trung cấp, sơ học; quản lý các lớp sau đại học theo yêu cầu phát triển Y tế của t nh. Trong công tác đào tạo nhà trường không ng ng nâng cao chất lượng, mở rộng qui mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, cung cấp cho t nh Hà iang một đội ngũ đông đảo cán bộ Y tế. Những cán bộ Y tế được nhà trường đào tạo đã khẳng định được trình độ chuyên môn, y đức trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

- Trong quá trình Xây dựng và Phát triển nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của T nh uỷ- HĐND- UBND, Bộ D-ĐT, Bộ Y tế, các cấp, các ngành. Đến nay về cơ sở vật chất, nhà trường đã có những phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành với trang thiết bị hiện đại. Nhà trường luôn có chiến lược phát triển chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nên đến nay đã có trên 30 số giáo viên có trình độ sau đại học và trên 90 giáo viên được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm bậc I và II, sư phạm Y học, phương pháp dạy học tích cực, t đó đã đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học của nhà trường.

- Nhà trường hiện nay đã đào tạo được 10 mã ngành trung cấp, cụ thể: Y sỹ; Y sỹ chuyên ngành Y học Dự phòng; Y sỹ chuyên ngành Y học cổ

28

truyền; Điều dưỡng; Điều dưỡng các chuyên khoa; Hộ sinh; KTV Xét nghiệm; Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh; Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng; Dân số Y tế; Dạy nghề: Y tá điều dưỡng thôn bản, Dược tá và các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn khác theo yêu cầu.

Trong tương lai gần thực hiện ch đạo của Uỷ ban Nhân dân t nh Trường đang triển khai thực hiện Đề án đã được UBND t nh Hà iang phê duyệt nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế giai đoạn 2014 - 2018.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển giáo dục thể chất và thể dục thể thao trong nhà trường (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)