Chương 3 ĐỔI MỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GDTC CỦA
3.2. Nguyên tắc đổi mới nội dung chương trình
Nguyên tắc đổi mới nội dung chương trình cần đảm bảo một số nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở những quy luật khách quan của quá trình dạy học, tạo điều kiện cho thực hiện chương trình một cách có hiệu quả.
a, Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo
Về mục tiêu đào tạo, theo điều 35 của Luật iáo dục: Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học là đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành một nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Trong việc đổi mới nội dung chương trình, những người đổi mới nội dung chương trình cũng phải tuân theo nguyên tắc này, tức là dựa trên mục tiêu đào tạo của ngành, mục tiêu đào tạo của trường làm căn cứ khi đổi mới nội dung chương trình. Có như thế chương trình mới góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo một cách hữu hiệu.
T những mục tiêu đã nêu trên, quá trình đổi mới nội dung chương trình môn học iáo dục Thể chất của trường Trung cấp Y tế Hà iang theo hướng đào tạo hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở bản làng dựa trên những nguyên tắc sau:
59
- Thứ nhất: mục tiên môn DTC phải là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu đào tạo, có nghĩa là phải thể hiện mức độ, định hướng yêu cầu, đặc điểm tính chất của ngành nghề đào tạo.
- Thứ hai: mục tiêu phải được thể hiện ở hai mức độ là mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đáp ứng được yêu cầu trên hai mặt giáo dục và giáo dưỡng là: đào tạo kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và giáo dục thể lực chuyên môn, giáo dục nhân cách và phẩm chất cho học sinh.
b, Nguyên tắc đảm bảo chất lƣợng đào tạo
Một chương trình dạy học được coi là chất lượng khi chương trình giúp nhà trường đạt mục đích của mình.
Trong những năm gần đây, người ta không ch nói việc đào tạo phải phù hợp với thông số kỹ thuật hay tiêu chuẩn của nhà trường mà còn nói tới việc thỏa mãn những yêu cầu khách hàng và xã hội đối với sản phẩm. Một cơ sở giáo dục hay một chương trình dạy học được coi là chất lượng khi người học học xong khóa học được tuyển dụng và được làm đúng nghề.
Hai nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật và tính khả thi Tính khoa học là nguyên tắc quan trọng nhất trong đổi mới nội dung chương trình môn học. Tính khoa học yêu cầu người làm chương trình cần xây dựng chương trình theo quy trình chặt chẽ, đúng thao tác kỹ thuật trong mọi công đoạn của nó (xây dựng môi trường, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức đào tạo, việc chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo,…). [Phan Thị Hồng Vinh (2007), Đề cương bài giảng chuyên đề Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy học, Hà Nội]
Cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật xây dựng chương trình cần theo kịp quan điểm, phương pháp và kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Nội dung kỹ thuật cần phản ánh chính xác các quy luật vận động phát triển của thực tiễn khách quan.
Tính khoa học cần được quán triệt trong việc lựa chọn phương pháp và
60
hình thức tổ chức đào tạo, trong sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, trong việc tạo môi trường thuận lợi cho thực hiện chương trình.
Chương trình dạy học cần xây dựng phù hợp với cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, với kỹ năng nhận thức của người học, với điều kiện và tiến hành chương trình, tức phải có tính khả thi.
d, Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đào tạo của chương trình
Để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình đòi hỏi chương trình được xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Chương trình phải có tính kế th a cao, tức là chương trình bậc đào tạo sau kế th a chương trình bậc đào tạo trước, môn học sau phải kế th a môn học trước có liên quan, tránh trùng lặp hoặc phải dạy lại. Chương trình cần đạt được mục tiêu trong thời gian tối ưu (không ít và không nhiều). [Phan Thị Hồng Vinh (2007), Đề cương bài giảng chuyên đề Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy học, Hà Nội]
e, Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm của chương trình
Tính sư phạm của chương trình dạy học được thể hiện qua các yêu cầu sau đây: đó là chương trình dạy học phải mang tính khả thi cao về mặt thời lượng cũng như nội dung. Nội dung của chương trình phải được chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất, phù hợp với thời lượng có hạn trong chương trình dạy học. Theo tác giả Hồ Đắc Sơn, việc xây dựng chương trình các môn học nói chung và chương trình môn học DTC nói riêng phải dựa vào 4 yếu tố cơ bản sau: [Nguyễn Việt Hòa (2010), Nghiên cứu đổi mới chương trình môn học Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng sinh viên tự chọn, Luận văn Thạc sỹ iáo dục học, Hà Nội]
- Một là: Lựa chọn nội dung chương trình:
Nội dung lựa chọn để xây dựng chương trình phải được xác định ở 3 loại hình kiến thức: kiến thức nền tảng (cốt l i); kiến thức chuyên ngành (nghề nghiệp); kiến thức về phương pháp. Như vậy nội dung chương trình phải quy nạp tổng thể kiến thức toàn diện, phù hợp với yêu cầu của mục tiêu đào tạo
61
trong t ng ngành nghề đào tạo, ngoài ra chương trình còn phải mang tính thực tiễn và hiện đại.
- Hai là: Cấu trúc chương trình:
Chương trình được sắp xếp đảm bảo tính kế th a và phát triển, đảm bảo tính liên tục của quá trình nhận thức, nội dung sau kế th a kết quả của nội dung trước. Nội dung cũng phải đảm bảo tính tuần tự, sắp xếp t dễ đến khó, t đơn giản đến phức tạp, t kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên ngành.
- Ba là: Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp lựa chọn để thực thi chương trình là sự kết nối mang tính sư phạm giữa nội dung truyền thụ và khả năng tiếp thu, lĩnh hội của người học. Đảm bảo cho quá trình nhận thức của tư duy người học, cần trang bị cho người học nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, đặc biệt là áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực để cho người học được chủ động, tích cực, sáng tạo, phát huy năng lực tự học, tự chiếm lĩnh tri thức.
- Bốn là: Quá trình kiểm tra đánh giá:
Quá trình đánh giá kết quả đào tạo luôn được gắn liền với thực tiễn dạy và học, coi việc kiểm tra đánh giá luôn là động lực thúc đẩy quá trình đào tạo, phải coi đánh giá là một phương pháp hữu hiệu mang tính sư phạm cao trong quá trình đào tạo. Tuy vậy, những tiêu chí và chuẩn đánh giá phải được xây dựng trên nền tảng những nội dung kiến thức đã được thiết kế trong chương trình, phải phù hợp với trình độ và năng lực thể chất của người học. Phải coi việc kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy quá trình học tập chứ không phải là áp lực lớn đối với người học. [Nguyễn Việt Hòa (2010), Nghiên cứu đổi mới chương trình môn học Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng sinh viên tự chọn, Luận văn Thạc sỹ iáo dục học, Hà Nội]
f, Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất
Khi tiến hành xác định đổi mới nội dung chương trình môn học iáo dục Thể chất của trường Trung cấp Y tế Hà iang theo hướng đào tạo hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở bản làng cần thể hiện được tính thống nhất giữa mục
62
tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh. Sự thống nhất giữa mục tiêu của chương trình môn DTC phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường. Chương trình phải phù hợp với những điều kiện thực tiễn, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, xu thế phát triển của khoa học công nghệ và xu thế phát triển của thời đại. Đồng thời chương trình cũng phải xuất phát t trình độ và năng lực thể chất của người học và những điều kiện đảm bảo tính thực thi của chương trình. [Phan Thị Hồng Vinh (2007), Đề cương bài giảng chuyên đề Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy học, Hà Nội]