CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO NHÓM TRÊN NỀN WEB
1.4 Các cấu trúc cộng tác nhóm
Các cấu trúc cộng tác được nhiều học giả nghiên cứu, phát triển. Kagan đã biên soạn một bộ sưu tập lớn nhất gồm các cấu trúc cộng tác. Nhiều cấu trúc khác tồn tại và xếp loại từ đơn giản đến tương đối phức tạp. Các giáo viên, những người mong muốn bổ sung thêm các cấu trúc cộng tác vào kho kinh nghiệm cá nhân của mình, có thể tìm hiểu về cách dạy chuyên dụng trong phương pháp học tập cộng tác theo nhóm và tham khảo các nguồn tài liệu khác. Sau đây là tám cấu trúc cộng tác nhóm đơn giản, giúp giáo viên có thể tổ chức lớp học cộng tác theo nhóm đạt kết quả tốt.
1.4.1 Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ và các biến thể của nó
Một trong những cấu trúc làm việc nhóm đơn giản nhất được sử dụng là Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ. Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ bắt đầu từ việc giáo viên nêu câu hỏi và cho các cá nhân “thời gian suy ngẫm”. Sau đó mỗi học sinh làm việc theo cặp với một trong số những người cùng đội với mình để bàn luận tìm câu trả lời. Sau đó giáo viên sử dụng các kỹ thuật như gọi ngẫu nhiên
Thầy giáo là người cố vấn trong học tập
cộng tác
Nhóm sinh viên
Nhóm sinh viên
Nhóm sinh viên Kỹ năng tương tác xã
hội được trao đổi giữa các nhóm sinh viên, làm tăng cường khả năng tiếp thu và linh hội kiến thức
Học tập cộng tác diễn ra giữa các nhóm sinh viên cả ở bên trong và bên ngoài lớp học. Các nhóm làm việc như một đội, nhưng từng cá nhân chịu trách nhiệm từng phần công việc, và có trách nhiệm hướng dẫn, trao đổi với các sinh viên khác
Hình 1.1 - Mô hình học tập cộng tác
Trang 28
và yêu cầu một cá nhân chia sẻ câu trả lời của mình hoặc của bạn mình với các thành viên khác trong lớp.
Một ưu điểm nữa của cách này là nó có một số biến thể đó là: Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Điều chỉnh, Suy ngẫm - Điều chỉnh - Chia sẻ, và Viết - Làm việc theo cặp - Chia sẻ. Để hiểu hơn về bản chất cấu trúc cộng tác Suy ngẫm - Làm việc theo cặp - Chia sẻ, điều quan trọng là phải hiểu rõ nghĩa của ngôn ngữ được sử dụng để đặt tên cho các cấu trúc. Tất cả các cấu trúc này đều bắt đầu với việc giáo viên nêu câu hỏi, bằng lời hoặc viết ra. Sau đó là “thời gian suy ngẫm”, khoảng thời gian này đôi khi đòi hỏi học sinh phải “Viết” câu trả lời của mình. “Làm việc theo cặp” nghĩa là học sinh bàn luận các câu trả lời của mình với một thành viên khác trong nhóm. “Điều chỉnh” là lúc cả nhóm cùng nhau bàn luận về câu trả lời, trong khi đó “Chia sẻ” là chia sẻ các câu trả lời với cả lớp.
1.4.2 Bàn tròn (RoundTable) và những biến thể của nó
Bàn tròn (RoundTable) là một cấu trúc học tập cộng tác hiệu quả khác, với các biến thể phức tạp. Cấu trúc RoundTable được bắt đầu bằng việc giáo viên đưa ra câu hỏi cho cả lớp. Giáo viên thông báo đến các nhóm người (được chỉ định theo vòng tròn hoặc đánh số thứ tự) sẽ bắt đầu nêu câu trả lời của nhóm. Sau đó câu trả lời cho câu hỏi được bắt đầu bàn luận đồng thời ở tất cả các nhóm. Học sinh đầu tiên ở mỗi nhóm sẽ viết câu trả lời lên một tấm bảng giấy sau đó truyền tấm bảng cho học sinh tiếp theo. Học sinh tiếp theo viết đáp án và tiếp tục truyền cho học sinh tiếp theo. Qúa trình này cứ tiếp tục quanh bàn ít nhất một lần cho đến khi tất cả mọi người đều có câu trả lời.
Với một số câu hỏi, có thể bạn muốn bảng ghi câu trả lời chỉ được chuyền quanh bàn một lần. Với một số câu hỏi khác bạn lại muốn quá trình này lặp lại vài lần với các học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời. Sau khi quá trình RoundTable kết thúc, giáo viên yêu cầu các nhóm chia sẻ các đáp án của mình với ít nhất một nhóm khác hoặc với cả lớp. Thông thường để chỉ định hoạt động tiếp theo dựa trên danh sách được tạo ra trong suốt hoạt động RoundTable. Nếu bạn tuân theo quy trình của RoundTable bằng cách yêu cầu học sinh trả lời miệng, đó được gọi là RoundRobin. Nếu các đáp án được viết ra trên một tấm bảng giấy đơn và chỉ được
Trang 29
truyền giữa hai học sinh, đó được gọi là RallyTable. RallyTable có thể nhân đôi số học sinh tham gia vào bất cứ lúc nào.
1.4.3 Các góc (Corners)
Trong cấu trúc Các góc (Corners) các học sinh trả lời câu hỏi hoặc được gợi ý bằng cách chọn một trong số bốn đáp án khác nhau và sau đó giải thích lý do cho sự lựa chọn của mình. Giáo viên bắt đầu cấu trúc corners bằng cách nêu câu hỏi hoặc gợi ý bốn đáp án cho cả lớp. Mỗi đáp án được đánh số tại bốn góc trong phòng. Sau đó giáo viên cho học sinh thời gian suy ngẫm để quyết định chọn đáp án nào. Các học sinh ghi đáp án mình chọn ra giấy. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh di chuyển về các “góc của mình” và thành lập các nhóm đôi để bàn bạc về lý do chọn đáp án đó. Các nhóm đôi sau đó lại gộp thành nhóm bốn và mỗi thành viên sẽ diễn giải sự lựa chọn của mình. Sau khi diễn giải xong, giáo viên kêu gọi các học sinh từ mỗi góc lên phát biểu về lý do cho sự lựa chọn của mình. Các cặp học sinh tại các góc khác diễn giải các đáp án này. Hai bước này được lặp lại ở mỗi góc. Khi tất cả các góc đã chia sẻ và diễn giải, các đội sẽ trở về bàn của mình. Tại bàn, họ bắt đầu ôn lại tất cả để đảm bảo rằng tất cả các thành viên có thể giải thích các lý do được đưa ra cho sự lựa chọn của mỗi góc.
1.4.4 Ghép nhóm (Jigsaw và Jigsaw chuyên môn)
Elliot Aronson, Blaney, Stephan, Sikes và Snap (1978) lần đầu tiên phát triển cấu trúc Jigsaw. Khái niệm Jigsaw dựa trên sự phân chia ý tưởng làm việc. Mỗi thành viên trong nhóm cộng tác chỉ chịu trách nhiệm nắm một phần của nội dung và trình bày nội dung đó với các thành viên khác trong đội. Vì sự phát triển độc đáo của nó, những giáo viên cộng tác phải sáng tạo ra nhiều biến thể của Jigsaw. Trong bài này, chúng ta chỉ sử dụng thuật ngữ “Jigsaw” để chỉ cấp độ đơn giản nhất của Jigsaw, được thực hiện trong phạm vi các nhóm đơn.
Để dạy học theo cấu trúc Jigsaw, đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị các thông tin cần thiết cho học sinh. Có thể chia một chương trong một chủ đề thành bốn phần tương đương nhau ở dạng phác thảo, tìm kiếm các tài liệu thêm, hoặc tạo ra các tài liệu nguyên gốc cho một chủ đề. Nếu bạn tạo các bảng thông báo cho học sinh, các nhãn mác đánh số #1, #2, #3, và #4. Tiếp theo giáo viên chỉ định hoặc phân phát thông tin đến các nhóm. Trong từng nhóm, các cá nhân được giao một phần của
Trang 30
thông tin. Các cá nhân sẽ phải bắt đầu làm việc với các thông tin của mình. Các học sinh đọc thông tin, quyết định xem đâu là những chi tiết quan trọng nhất trọng những thông tin này và chọn cách tốt nhất để truyền đạt những thông tin này trong nhóm của mình. Tiếp theo các học sinh lần lượt đảm nhận nhiệm vụ truyền đạt lại những thông tin của mình cho nhóm hợp tác. Mỗi học sinh sẽ được giao cho một khoảng thời gian để thuyết trình. Cấu trúc Jigsaw kết thúc bằng một đánh giá học tập. Có thể là một câu hỏi vấn đáp như truyền thống hay một cách đánh giá khác.
Điều quan trọng là phải tính đến quá trình làm việc nhóm khi đánh giá trong cấu trúc Jigsaw..
Jigsaw chuyên môn là một biến thể phổ biến của Jigsaw cho phép học sinh bàn bạc ý kiến với những học sinh khác trước khi trình bày các tài liệu của mình với các thành viên trong đội. Hai bước đầu tiên của Jigsaw chuyên môn giống với Jigsaw đơn giản. Jigsaw chuyên môn bắt đầu với việc giáo viên chuẩn bị thông tin cho các nhóm học sinh và phân phối thông tin đến từng nhóm. Trong mỗi nhóm, mỗi người được giao cho một phần thông tin. Sau khi nhận thông tin, các học sinh hình thành các nhóm chuyên môn. Mỗi nhóm chuyên môn gồm 3-4 cá nhân từ các đội khác nhau, những người nhận được thông tin giống nhau. Học sinh, cùng với thông tin được đánh số #1 sẽ gặp nhau, #2 sẽ gặp nhau, v.v… Vì rằng bạn không muốn có nhiều hơn bốn học sinh trong mỗi nhóm chuyên môn, nên trong một lớp học lớn bạn có thể chỉ nên thành lập hai (hoặc) ba nhóm chuyên môn cho mỗi bộ thông tin.
Trong nhóm chuyên môn, học sinh đọc thông tin của mình, quyết định xem đâu là những chi tiết quan trọng nhất trong những thông tin này và chọn cách tốt nhất để truyền đạt những thông tin này trong nội bộ nhóm. Nếu có nhiều nhóm chuyên môn cùng chung một chủ đề, bạn có thể yêu cầu các học sinh tham khảo ý kiến của những người khác trước khi trở lại với nhóm của mình. Khi học sinh quay trở lại nhóm, mỗi người được chỉ định một khoảng thời gian để trình bày các thông tin của mình với nhóm. Jigsaw chuyên môn chấm dứt bằng một phương pháp đánh giá việc học tập của học sinh một cách tương đối. Có thể là một câu hỏi vấn đáp như truyền thống hay một cách đánh giá khác. Qúa trình làm việc nhóm là một phần quan trọng khi đánh giá trong cấu trúc Jigsaw chuyên môn.
Trang 31 1.4.5 Cùng nhau đánh số đầu
Cùng nhau đánh số đầu là một cấu trúc hấp dẫn, nó thúc đẩy khả năng nắm vững các kiến thức đã đề ra. Nó là một cách hiệu quả để ôn tập trước một kỳ kiểm tra hoặc thi vấn đáp. Trước khi bắt đầu hướng dẫn, giáo viên phát triển các câu hỏi mà mình định sử dụng và vạch ra những cách thức mà mình mong học sinh trả lời.
Các câu trả lời có thể được truyền đạt theo các cách sau:
• Trả lời trên bảng - chia cho mỗi nhóm một phần bảng.
• Trả lời vào bảng học sinh - giao cho mỗi nhóm một tấm bảng nhỏ, phấn hoặc bảng trắng.
• Đồng thanh - báo cáo viên của từng nhóm cùng lúc hô to câu trả lời.
• Gọi ngẫu nhiên - giáo viên chọn ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm trả lời.
Cấu trúc Cùng nhau đánh số đầu bắt đầu bằng việc các thành viên trong đội đọc to số của mình trong hàng. Trong mỗi đội, người đầu tiên đánh số 1, người thứ hai đánh số 2, v.v… Sau đó giáo viên nêu câu hỏi, thông báo cho học sinh thời gian để trả lời. Tại các bàn, các học sinh cùng chụm đầu vào và quyết định câu trả lời.
Mỗi thành viên trong đội đều phải có khả năng giải thích cho câu trả lời của đội.
Khi thời gian giới hạn để trả lời đã hết, giáo viên thông báo và các nhóm ngừng thảo luận. Sau đó giáo viên sử dụng vòng quay, quân bài, hoặc bất cứ kỹ thuật nào khác để chọn ngẫu nhiên một trong bốn số. Con số này sẽ chỉ định học sinh nào trả lời câu hỏi.
Những học sinh có số được chọn trả lời câu hỏi bằng các cách trả lời mà giáo viên đã chọn trong quá trình đặt kế hoạch. Giáo viên lặp lại các bước này đến khi tất các câu hỏi đều được trả lời. Một số giáo viên ghi điểm cho mỗi câu trả lời đúng, dự tính các cấp độ câu hỏi vấn đáp cho các thành viên trong đội. Khi nêu câu hỏi yêu cầu chứng minh kiến thức, chẳng hạn như hoàn thiện một vấn đề toán học, sẽ thật sáng tạo và hiệu quả nếu thêm vào một bước “Viết” sau khi giáo viên nêu câu hỏi và trước khi các thành viên trong đội chụm đầu vào nhau. Điều này đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều tham gia vào quá trình thảo luận, được đánh giá và giảm nguy cơ phụ thuộc..
Trang 32 1.4.6 Trộn lẫn và Ghép
Cùng với Trò chơi xếp hình và Cùng nhau đánh số đầu, phương pháp Trộn lẫn và Ghép đòi hỏi các giáo viên phải chuẩn bị thông tin trước khi giảng bài. Với phương pháp Trộn lẫn và Ghép, bạn chuẩn bị tài liệu tương tự như tài liệu được sử dụng trong một mục Ghép. Với cấu trúc này bạn có thể phân thông tin thành 2 đến 4 phần. Các ví dụ thông tin sử dụng bao gồm lời trích dẫn, định nghĩa, cụm từ hay câu then chốt. Viết thông tin trên các mảnh giấy hay trên những tấm thẻ 3 x 5 và đặt chúng trong một hộp đựng. Giáo viên bắt đầu hướng dẫn bằng cách phân phát thông tin. Mỗi học sinh chọn một mảnh giấy từ hộp đựng mà không được xem thông tin.
Khi tất cả các học sinh đã có các mảnh thông tin, giáo viên cho học sinh tín hiệu để trộn lẫn. Học sinh bắt đầu trao đổi các mảnh giấy với nhau đến khi có tín hiệu dừng lại. Khi các học sinh đã dừng việc trộn lẫn, giáo viên đưa ra tín hiệu để ghép với nhau. Bạn cần thông báo cho học sinh sử dụng các mảnh thông tin như thế nào để hoàn thiện bài ghép. Các học sinh tìm ra người có thông tin để hoàn thành bài của chúng và đứng với nhau để chia sẻ. Hình thức này được kết thúc với việc báo cáo của học sinh.
Giáo viên quyết định kỹ thuật báo cáo nào sẽ được sử dụng. Học sinh có thể đọc thông tin của chúng, soạn lại nó, hoặc trình bày nó bằng bề ngoài.
1.4.7 Cấu trúc Liên tục
Cấu trúc Liên tục được thiết kế để giúp học sinh nhận ra các giá trị cá nhân và chia sẻ chúng với lớp. Cấu trúc Liên tục bắt đầu bằng việc giáo viên trình bày một câu hỏi hay một vấn đề với hai câu trả lời khác nhau. Các câu trả lời được thiết kế ở các đầu đối diện của câu trả lời liên tục, tên cho cấu trúc này. Tiếp theo giáo viên làm một hàng ảo (hay thực) trên nền lớp học chạy từ bên này lớp học tới bên kia lớp học. Giáo viên đưa ra thời gian cho học sinh suy nghĩ quyết định xem câu trả lời của chúng cho hàng liên tục này sẽ rơi ở đâu. Sau thời gian suy nghĩ, học sinh rời khỏi ghế của chúng và di chuyển tới điểm trên hàng trình bày câu trả lời của chúng. Sau đó lớp học thảo luận với nhau. Một cách hiệu quả để tiến hành cuộc thảo luận đó là đầu tiên cho học sinh bắt cặp với nhau, nói rõ ý kiến của chúng, và diễn giải câu trả lời của bạn mình. Tiếp theo thảo luận theo cặp là thảo luận theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp. Có ba kỹ thuật cho học sinh hình thành từng cặp.
Trang 33 A. Xoay tới người đứng cạnh bạn
B. Đi lướt trên hàng. Chia hàng này ra ở giữa. Một nửa hàng sẽ đi qua nửa còn lại kia đến khi mỗi người đều đối mặt với một người khác.
C. Gấp hàng lại. Người ở đầu hàng sẽ đi đến đầu hàng bên kia. Học sinh ở đầu hàng đó sẽ đi theo chỉ dẫn đến khi mỗi người đối mặt với một người khác.
1.4.8 Hoặc/hoặc
Cấu trúc Hoặc/hoặc [12] cũng được thiết kế để giúp học sinh nhận ra các giá trị cá nhân và chia sẻ chúng với lớp. Cấu trúc Hoặc/hoặc bắt đầu bằng việc giáo viên đưa ra một câu hỏi hay một vấn đề với hai câu trả lời khác nhau. Các câu trả lời được tạo ra hầu như trái ngược với nhau về tính chất thực tế hay triết học. Tiếp theo giáo viên đưa ra một hàng ảo (hay thực) trên nền lớp học chia phòng học ra làm hai.
Một bên phòng học trình bày câu trả lời đầu tiên, trong khi bên đối diện trình bày câu trả lời thứ hai. Giáo viên đưa ra thời gian cho học sinh suy nghĩ quyết định xem câu trả lời của chúng sẽ rơi ở đâu. Sau thời gian suy nghĩ, học sinh rời khỏi ghế của chúng và di chuyển tới điểm trên hàng trình bày câu trả lời của chúng. Sau đó lớp học thảo luận với nhau. Đầu tiên cho học sinh bắt cặp với nhau, nói rõ ý kiến của chúng, và diễn giải câu trả lời của bạn mình. Tiếp theo thảo luận theo cặp là thảo luận theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp. Có hai kỹ thuật cho học sinh hình thành từng cặp trong cấu trúc Hoặc/hoặc