Các bước tiến hành tổ chức làm việc nhóm và trao đổi qua Web

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp và công cụ hỗ trợ làm việc nhóm trên nền web ứng dụng trong giảng dạy tại trung cấp kỹ thuật tin học hà nội (Trang 78 - 89)

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.4 Các bước tiến hành tổ chức làm việc nhóm và trao đổi qua Web

Tác giả thực hiện làm việc nhóm và trao đổi qua Web trong phần bài tập yêu cầu học sinh tạo sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ quỹ, Hàm dư đầu kỳ trong chương 3

“Sử dụng VBA để giải quyết các bài toán DN”. Nội dung công việc được chia thành 4 phần, mỗi một thành viên trong nhóm sẽ đảm nhận một phần nội dung, sau đó mỗi thành viên có số giống nhau trong các nhóm sẽ thảo luận và bàn bạc về nội dung mình đảm nhận. Sau đó mỗi thành viên trong nhóm chắt lọc thông tin để truyền đạt lại cho các thành viên khác trong nhóm.

Bước 1: Tìm hiu hc sinh:

Nhóm học sinh lựa chọn thực nghiệm là nhóm HS năm thứ 2 ngành Kế toán – Tin học. Đặc điểm của nhóm HS này là rất chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng còn đôi chút thụ động trong công việc. Những HS lựa chọn trong nhóm thực nghiệm là những HS có đủ các điều kiện về phương tiện, máy móc để tiến hành học tập với phương pháp học mới.

Bước 2: Xác định mc tiêu bài hc

Sau khi kết thúc phần giải quyết các bài tập nhóm trong chương 3 “Sử dụng VBA để giải quyết các bài toán DN” HS sẽ:

- Lập được các loại sổ: Nhật ký chung, sổ cái, sổ quỹ.

- Xây dựng được hàm Dư đầu kỳ để áp dụng cho các loại sổ sách khác.

- Giúp HS yêu thích môn học, phát huy kỹ năng giao tiếp, hợp tác theo nhóm và phát triển các kỹ năng sử dụng Internet như là một công cụ hỗ trợ học tập.

Bước 3: La chn các phương pháp dy hc kết hp và phương tin dy hc

Trang 78

- Phương pháp dạy học theo nhóm và trao đổi qua Web, kết hợp với việc hỗ trợ của giáo viên thông qua mail, chat, forum…

Bước 4: Chun b tư liu và bài tp thc hành

- Cung cấp cho HS tài liệu của bài học: Các tài liệu liên quan đến Excel cơ bản và lập trình VBA.

- Ngoài tài liệu chính, GV cung cấp cho HS những tài liệu bổ trợ liên quan đến nội dung bài học. (các bài tập mẫu, các video bài giảng, các liên kết hữu ích trên Web…). Các bài tập cần phải theo hướng làm việc nhóm.

- Tất cả các tài liệu này được cung cấp trên Website môn học của giáo viên Bước 6: Thc hin bài dy

- Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ (trên lớp): Giáo viên thành lập 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành viên bằng cách sử dụng kỹ thuật thành lập nhóm ngẫu nhiên. Xác định nhóm trưởng cho mỗi nhóm. Nhóm trưởng lập kế hoạch về thời gian trao đổi của nhóm (theo mẫu tại phụ lục 4). HS sẽ được phát các tấm thẻ có đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 công việc cần hoàn thành.

- Công việc được phân chia như sau: HS có thẻ số 1: Thực hiện việc xây dựng hàm dư đầu kỳ; HS có thẻ số 2: Xây dựng Sổ quỹ (Form, Sự kiện liên quan đến các nút lệnh trên Form); HS có thẻ số 3: Xây dựng Sổ NKC (Thiết kế Form, các sự kiện liên quan đến các nút lệnh trên Form); HS có thẻ số 4: Xây dựng Sổ cái (Thiết kế Form, các sự kiện liên quan đến các nút lệnh trên Form). Xác định thời hạn hoàn thành công việc.

- Xác định công cụ trao đổi trên Web: qua Gmail, Gtalk, Google docs, tài liệu tham khảo trên Website giáo viên cung cấp.

Bước 7: Làm vic theo nhóm:

- Các thành viên trong nhóm dựa trên bảng phân công và kế hoạch thời gian của nhóm trưởng để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Mỗi thành viên trong các nhóm có cùng số thẻ cần có sự trao đổi để thành lập các nhóm chuyên môn tương ứng với công việc 1, 2, 3, 4. Sau đó tiến hành trao đổi lại với các thành viên trong nhóm mình nội dung mình phụ

Trang 79

trách đảm bảo các thành viên còn lại trong nhóm cũng nắm vững nội dung đó như mình.

- Trao đổi với giáo viên về các vướng mắc khi giải quyết bài tập qua Gmai, Gtalk..

Bước 8: Trình bày, tho lun và đánh giá kết qu - GV sẽ gọi từng nhóm lên trình bày.

- GV và các HS trong lớp có thể hỏi các vấn đề liên quan để làm rõ hơn các vấn đề trong bài tập hoặc để đánh giá các thành viên khác đóng góp vai trò nhiều hay ít trong kết quả bài tập được giao.

Bước 9: Giáo viên kết lun, đưa thông tin phn hi

- Khi các nhóm kết thúc báo cáo, giáo viên tổng kết, cho thông tin phản hồi đối với những thắc mắc của HS về bài tập.

- Xác định lượng kiến thức HS tiếp nhận sau khi bài học kết thúc thông qua sự trình bày của đại diện nhóm.

4.5 Phương pháp thực nghiệm

- Với nhóm đối chứng: tác giả tiến hành giảng dạy bình thường theo giáo án đã soạn thảo với các phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại…

- Với nhóm thực nghiệm: tác giả tiến hành giảng dạy theo phương pháp học tập cộng tác, với các yêu cầu đã giao cho các nhóm.

Quá trình thực nghiệm sư phạm được triển khai theo đúng kế hoạch, sau khi các nhóm HS báo cáo kết quả có trao đổi, đánh giá kết quả.

Cuối học phần môn học, tác giả tiến hành đánh giá, kiểm tra kiến thức HS tiếp thu được. Một tuần sau, tiến hành kiểm tra lại lần nữa lượng kiến thức HS đã tiếp thu tuần trước.

4.6 Kết quả của các chuyên gia

Tác giả đã gửi Phiếu điều tra kèm theo Chương trình môn Excel và lập trình VBA đã xây dựng theo hướng làm việc nhóm và trao đổi qua Web, cùng với các bước tiến hành tổ chức học nhóm và trao đổi qua Web trong phần bài tập yêu cầu học sinh tạo sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ quỹ, Hàm dư đầu kỳ trong

Trang 80

chương 3 “Sử dụng VBA để giải quyết các bài toán DN” đến 10 giáo viên trong khoa CNTT.

Kết quả như sau:

1 Tính kh thi ca đề tài

Kết quả câu 1.1 : Khả năng chuẩn bị của giáo viên về nội dung kiến thức, nội dung bài kiểm tra, phương tiện kỹ thuật dạy học, học liệu,...

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Tốt 7 70%

Bình thường 2 20%

Khó thực hiện 1 10%

Không thực hiện 0 0%

Bảng 4.1 - Kết quả câu 1.1

Kết quả câu 1.2 : Khả năng vận dụng của đề tài để thiết kế các hoạt động của giáo viên và sinh viên cũng như sự phối hợp giữa hai hoạt động này

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Tốt 6 60%

Bình thường 3 30%

Khó thực hiện 1 10%

Không thực hiện 0 0%

Bảng 4.2-Kết quả câu 1.2

Kết quả câu 1.3: Khả năng sử dụng bài dạy cụ thể theo thiết kế đã đề xuất vào thực tiễn dạy học trên lớp

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Tốt 8 80%

Bình thường 2 20%

Khó thực hiện 0 0%

Không thực hiện 0 0%

Bảng 4.3 -Kết quả câu 1.3

Kết quả câu 1.4: Khả năng áp dụng kết hợp hình thức học tập truyền thống (giáp mặt) và phương pháp học tập và làm việc nhóm qua Web trong các môn tin học

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Tốt 8 80%

Bình thường 1 10%

Khó thực hiện 1 10%

Trang 81

Không thực hiện được 0 0%

Bảng 4.4 - Kết quả câu 1.4

Kết quả câu 1.5: Đánh giá về chương trình Excel và lập trình VBA theo phương pháp làm việc nhóm và trao đổi qua Web

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Giúp học sinh tích cực nhận thức hơn. 10 100%

Kích thích hứng thú học tập của học sinh. 10 100%

Học sinh nhận được nhiều kỹ năng hơn. 10 100%

Học sinh nhận được nhiều kiến thức hơn 9 90%

Việc giao tiếp giữa GV và HS dễ dàng, cởi mở hơn.

7 70%

Chất lượng môn học được cải thiện 7 70%

Bảng 4. 5 - Kết quả câu 1.5

2 Đánh giá các bước chun b cho bài dy áp dng phương pháp làm vic theo nhóm và trao đổi qua Web

Kết quả câu 2.1: Mục tiêu bài giảng

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Phù hợp 9 90%

Bình thường 1 10%

Chưa phù hợp 0 0%

Bảng 4.6 - Kết quả câu 2.1 Kết quả câu 2.2: Chuẩn bị của giáo viên cho bài dạy

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Tốt 9 90%

Tương đối 1 10%

Chưa tốt 0 0%

Bảng 4.7- Kết quả câu 2.2

Kết quả câu 2.3: Tính logic, khoa học của cấu trúc bài dạy và tính thực tiễn của bài dạy

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Phù hợp 9 90%

Tương đối 1 10%

Chưa phù hợp 0 0%

Bảng 4.8 - Kết quả câu 2.3

Trang 82

Kết quả câu 2.4: Hoạt động của Giáo viên – học sinh; hoạt động của học sinh – học sinh và sự phối hợp giữa hai hoạt động này.

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Hợp lý 7 70%

Tương đối 3 30%

Chưa hợp lý 0 0%

Bảng 4.9 - Kết quả câu 2.4 Kết quả câu 2.5: Hoạt động kiểm tra đánh giá

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Phù hợp 9 90%

Tương đối 1 10%

Chưa phù hợp 0 0

Bảng 4.10 - Kết quả câu 2.5

Kết quả câu 2.6: Thiết kế bài dạy theo phương pháp làm việc nhóm và trao đổi qua Web sẽ nâng cao hứng thú, nhận thức, tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực cá nhân kết hợp với hợp tác nhóm , chủ động giải quyết vấn đề

Tiêu chí Số giáo viên Tỷ lệ %

Tốt 10 100%

Bình thường 0 0%

Chưa tốt 0 0%

Bảng 4.11- Kết quả câu 2.6

Kết quả câu 2.7: Các khó khăn khi thực hiện giờ dạy theo phương pháp làm việc nhóm và trao đổi qua Web:

- Giáo viên tốn nhiều thời gian trong khâu thiết thành lập nhóm (vì cần điều tra xem điều kiện trang thiết bị của HS có đảm bảo cho việc học theo nhóm trên Web không)

- Giáo viên phải có khả năng tốt về máy tính và thành thạo trong việc sử dụng các tiện ích của Web.

- Giáo viên cần có nhiều tài liệu hoặc liên kết hữu ích cho HS tham khảo.

Kết quả câu 2.8: Dạy học theo phương pháp làm việc theo nhóm và trao đổi qua Web có đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không?

Trang 83

Tất cả các ý kiến của giáo viên cho rằng dạy học theo phương pháp làm việc theo nhóm và trao đổi qua Web ứng tốt nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học đối với một số phần trong môn Excel và lập trình VBA nói riêng và một số môn học lập trình trong phần làm bài tập lớn nói chung và cần thiết được tiếp cận trong các trường Trung học chuyên nghiệp.

4.7 Kết quả điều tra của học sinh

Chúng tôi đã thu được 32 phiếu phản hồi từ học sinh của 2 nhóm đã tiến hành thực nghiệm. Kết quả như sau:

Kết quả câu 1: Ý kiến của học sinh về bài tập yêu cầu tạo sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ quỹ, Hàm dư đầu kỳ trong chương 3 “Sử dụng VBA để giải quyết các bài toán DN” .

Tiêu chí Số học sinh Tỷ lệ %

Rất thích 18 56%

Thích 8 25%

Bình thường 5 16%

Không thích 1 3%

Bảng 4.12 - Kết quả câu 1

Kết quả câu 2: Đánh giá mức độ ghi nhớ và nắm được kiến thức của bài học qua phương pháp học tập theo nhóm và trao đổi qua Web.

Tiêu chí Số học sinh Tỷ lệ %

Tốt 22 69%

Khá 6 19%

Trung bình 3 9%

Yếu 1 3%

Bảng 4.13 - Kết quả câu 2 Kết quả câu 3: Nhận xét về phương pháp học tập mới

- Điều thích: Các em được chủ động về thời gian, được trao đổi, thảo luận với các bạn cùng nhóm, có nhiều thời gian tham khảo các nguồn tài liệu và được giáo viên hỗ trợ khi cần thiết.

- Điều chưa hài lòng: Một số em chưa có tiếng nói chung với các bạn trong nhóm, việc phân công của nhóm trưởng chưa công bằng.

Trang 84

Kết quả câu 4,5: Một số học sinh muốn được tìm hiểu thêm về các kiến thức chuyên sâu liên quan đến bài học và đề nghị giáo viên cung cấp nguồn tài liệu . 4.8 Kết quả các bài kiểm tra của quá trình thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm, GV lấy số liệu dựa trên kết quả bài kiểm tra cuối giờ. Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Kết quả kiểm tra được thống kê như sau:

Điểm Bài

KT Nhóm Số

HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đối chứng 16 0 0 0 0 4 3 1 2 4 1 1

1 Thực nghiệm 16 0 0 0 0 2 3 2 3 4 2 0

Đối chứng 16 0 0 0 1 1 3 3 2 3 2 1

2 Thực nghiệm 16 0 0 0 0 2 2 1 3 4 3 1

Đối chứng 32 0 0 0 0 5 6 4 4 7 3 2 Tổng

Thực nghiệm 32 0 0 2 0 4 5 3 6 8 5 1 Bảng 4.14 - Kết quả của 2 bài kiểm tra

So sánh với nhóm giảng theo phương pháp truyền thống, thì thấy:

- HS tỏ ra hào hứng với phương pháp mới, nhiệt tình tham gia góp ý kiến và mạnh dạn trao đổi kiến thức với nhau cũng như đặt câu hỏi với những chỗ chưa hiểu.

- Tại nhóm đối chứng, HS làm việc thụ động, không hào hứng trả lời cũng như trao đổi kiến thức với HS khác hay với giáo viên.

- Nhóm thực nghiệm hiểu sâu sắc về bài học, có khả năng ghi nhớ lâu, vận dụng tốt các giải thuật vào bài toán cụ thể và có thể trình bày thêm các phương pháp khác khi nghiên cứu các tài liệu trên Web.

- Nhóm đối chứng làm được bài tập với sự giúp đỡ rất nhiều của giáo viên, ghi nhớ “vẹt” bài học dẫn đến nhanh quên kiến thức, vận dụng lúng túng.

Kết quả bài kiểm tra lần 1

Giỏi Khá TB Yếu

Lớp đối chứng 13% 38% 25% 25%

Lớp thực nghiệm 13% 44% 31% 13%

Trang 85

Kết quả bài kiểm tra lần 2 (1 tuần sau)

Lớp đối chứng 19% 31% 38% 13%

Lớp thực nghiệm 25% 44% 19% 13%

Bảng 4.15 – Tỷ lệ % xếp loại 2 bài kiểm tra 4.9 Kết luận

Tác giả sử dụng môn Excel và lập trình VBA để minh họa cho phương pháp làm việc nhóm và trao đổi qua Web và nó cũng có thể được sử dụng ở tất cả các lĩnh vực, các môn học khác, nhưng không có nghĩa là GV sử dụng nó mọi lúc.

Phương pháp này giúp HS dựa vào khả năng của mình để suy nghĩ, tìm thông tin và học tập từ các HS trong nhóm thông qua các công cụ hỗ trợ trên nền Web thay vì dựa vào giáo viên, đồng thời tôn trọng cả ưu và nhược điểm của các HS khác.

Phương pháp này khuyến khích HS tự nghiên cứu qua các tài liệu trên Web, thảo luận và khám phá sự hiểu biết của họ để hiểu sâu nội dung bài học nhằm giúp họ bày tỏ quan điểm của họ, sau đó so sánh ý kiến của họ với ý kiến và tình cảm của các HS khác (có thể là các ý kiến trái chiều). Kiểu học này nhấn mạnh đến môi trường học tập dân chủ sự tự do học thuật; phát triển sự năng động của HS và khả năng làm việc cộng tác, hợp tác nhằm nâng cao thành công học tập; thúc đẩy mối quan hệ liên cá nhân tích cực đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý và thái độ tích cực đối với công việc học tập. Mặt khác phương pháp này giúp cho GV có thể hỗ trợ HS mọi lúc, mọi nơi, ngay cả ngoài giờ học. Đây là một kênh thông tin liên lạc rất hữu hiệu, cho phép khoảng cách giữa GV và HS có thể được gỡ bỏ, khuyến khích và động viên được HS chủ động tham gia vào quá trình học tập của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp học này còn có một số nhược điểm khi giáo viên sử dụng chúng như một chiến lược giảng dạy, bởi vì một số người học có thể sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận với cách học này. Nguyên nhân là HS hệ TCCN ý thức tự học cũng như tự nghiên cứu chưa cao. Không phải HS nào cũng có máy tính kết nối mạng và khả năng tìm kiếm thông tin, tổng hợp và chắt lọc các thông tin cũng còn hạn chế và ngoài ra phương pháp dạy học truyền thống (giáp mặt trên lớp) đã ăn khá sâu vào ý thức học tập của các em. Do vậy khi tiến hành áp dụng phương pháp dạy học này, cần đặc biệt lưu ý đến kế hoạch làm việc của nhóm

Trang 86

và cũng cần phải quy định mỗi HS cần báo cáo công việc mình đã giải quyết hay đang giải quyết cho GV vào một thời gian nhất định như hàng ngày hoặc hai ngày 1 lần v..v. Do vậy giáo viên cần dành nhiều thời gian để giúp đỡ HS phát triển các kỹ năng hợp tác để tạo nên nhóm làm việc hiệu quả. Ngoài ra, một số HS có thể sẽ không thích làm việc theo nhóm mà họ thích làm việc một mình hoặc có khi một hoặc hai HS trong nhóm sẽ tham gia vào thảo luận công việc, những HS còn lại thì không chịu làm! Nguyên nhân thông thường là những HS này không biết cách hợp tác hiệu quả.

Để cho sự hợp tác đạt thành công, HS phải biết và tôn trọng lẫn nhau, giao tiếp một cách chính xác, rõ ràng, chấp nhận và ủng hộ ý kiến của nhau, giải quyết lại những xung đột có tính xây dựng đối với những vấn đề học tập xảy ra trong quá trình cộng tác. Do vậy giáo viên phải hết sức kiên nhẫn và giúp HS trở nên linh hoạt trong cách tiếp cận với cách học này. Hơn thế nữa, một số HS có thể phản bác lại hoặc từ chối chấp nhận ý kiến trái chiều mà điểm của họ (điểm của nhóm) sẽ phụ thuộc vào nỗ lực của những HS khác. Đối với vấn đề này giáo viên cần giải thích cẩn thận và nói rõ mỗi nhóm có thể hoàn thành công việc nhưng học tập là công việc của mỗi cá nhân và thành công của mỗi HS phụ thuộc vào khả năng của tất cả các thành viên của nhóm và điều này không gây bất lợi đối với bất kỳ HS nào, do vậy mỗi cá nhân phải chứng minh thành công của chính mình.

Ngoài ra, sự nhận thức về khả năng và điểm đứng xã hội của mỗi thành viên nhóm có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm học cộng tác, vì vậy giáo viên cần nhấn mạnh mỗi HS có khả năng riêng có của mình và sự đóng góp của mọi người là cần thiết và quan trọng. Sau cùng, trong trường hợp có một số HS hay thống trị trong nhóm trong việc bày tỏ quan điểm nên giáo viên phải có những giải pháp hữu hiệu, hợp lý để ngăn chặn sự chi phối của những HS này.

Qua việc thực nghiệm sư phạm, tác giả thiết nghĩ phương pháp này có thể là một chiến lược dạy học hữu ích nhằm phát huy khả năng sáng tạo và sự năng động của HS trong tiến trình học. Tuy nhiên, GV không thể trông đợi rằng lần đầu tiên áp dụng sẽ thành công cao vì vậy họ cần kiên trì cho đến khi HS trở nên thích và tin tưởng cách học này. Đặc điểm quan trọng nhất của làm việc theo nhóm và trao đổi qua Web là HS học tập lẫn nhau trong nhóm và qua những nhóm khác nhưng nếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp và công cụ hỗ trợ làm việc nhóm trên nền web ứng dụng trong giảng dạy tại trung cấp kỹ thuật tin học hà nội (Trang 78 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)