CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRÊN NỀN WEB VÀO GIẢNG DẠY MÔN EXCEL VÀ LẬP TRÌNH VBA TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT TIN HỌC HÀ NỘI
3.3 Các thành phần trong quy trình
3.3.1 Xây dựng Website môn học:
Trong giai đoạn này, giáo viên có thể sử dụng các tên miền miễn phí để tạo một Website là nơi sẽ đăng tải nội dung môn học cũng như các tài liệu có liên quan, giúp cho HS có thể tra cứu thông tin cũng như những kiến thức của bài học một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Ngoài ra cũng là nơi để học sinh có thể có những trao đổi hoặc hỏi – đáp, phản hồi với giaó viên về bài học hoặc các yêu cầu học tập mà GV đã giao. Website cần phải có các chức năng đưa bài giảng (dạng Slide) hoặc các Video minh họa hay các audio… lên. Cũng nên có phần phản hồi của học sinh để có thể hỗ trợ và giải đáp những vướng mắc của HS một cách kịp thời.
3.3.2 Giai đoạn chuẩn bị bài giảng : Trong giai đoạn này giáo viên cần:
Tìm hiểu HS:
Chuẩn bị những câu hỏi điều tra để biết được sự hiểu biết của SV về những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. Dự đoán những khó khăn, trở ngại mà SV có thể gặp phải khi học bài mới dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên.
Kết quả của việc điều tra sẽ giúp cho giáo viên xây dựng hoặc lựa chọn được các tính huống học tập khác nhau sao cho phù hợp nhất với đối tượng SV của mình.
Xác định mục tiêu:
Để xác định đúng các mục tiêu của bài học và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp thì trước hết cần phải phân tích và hiểu rõ các kiến thức trọng tâm của bài học. Việc xác định mục tiêu của bài học quyết định đến việc xây dựng và lựa chọn các tình huống dạy học. Mục tiêu của bài học là các tiêu chí về mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ mà HS cần đạt được sau tiết học.
Mục tiêu nhận thức: giúp người học nắm vững kiến thức hơn (vì được tự khám phá và trao đổi với người khác)
Mục tiêu kỹ năng: giúp người học rèn luyện các kỹ năng tư duy (phân tích, suy luận, tổng hợp, đánh giá, giải quyết vấn đề,…) và kỹ năng xã hội (giao tiếp, trình bày, tranh luận, lắng nghe, hợp tác,…)
Trang 63
Mục tiêu thái độ: giúp người học yêu thích môn học hơn, gắn bó với bạn bè hơn, có ý thức với tập thể hơn, biết dân chủ hơn
Lựa chọn các phương pháp dạy học kết hợp và phương tiện dạy học dự kiến sử dụng trong giờ dạy học:
Việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phải dựa vào nội dung bài học, những khó khăn chướng ngại mà HS sẽ gặp phải trong giờ dạy cũng như kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Các phương tiện dạy học cũng phải phù hợp với nội dung bài học và phương pháp dạy học được lựa chọn.
Chuẩn bị tư liệu và bài tập thực hành:
Với mỗi bài giảng, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các tư liệu phục vụ cho bài giảng. Đó cũng có thể là những tư liệu mà giáo viên cần giới thiệu để HS đọc thêm khi họ có nhu cầu đào sâu, mở rộng kiến thức.
Xây dựng bản hướng dẫn thực hành và soạn giáo án:
Giáo án (kế hoạch bài giảng) là văn bản ghi chép một cách chi tiết theo một trình tự lôgic những gì mà giảng viên mong muốn sẽ diễn ra trong giờ lên lớp của mình. Có kế hoạch bài giảng, giáo viên mới chủ động khi giảng dạy và tránh được những sai sót. Trong kế hoạch bài giảng cần làm rõ các vấn đề như: Phân bố chủ đề bài giảng theo thời gian cho phép, chuẩn bị các dẫn chứng, ví dụ để minh hoạ trong bài giảng, các câu hỏi sẽ phát vấn, các phương pháp dạy học cụ thể sẽ sử dụng trong tiết học, phương án kiểm tra kết quả học tập của HS, các điều kiện chung của lớp học…
Kế hoạch bài giảng theo định hướng của đổi mới PPDH quan tâm chủ yếu đến chuỗi các hoạt động mà giáo viên thiết kế cho HS. Bằng hành động tham gia của từng cá nhân HS vào các hoạt động này, HS sẽ đạt được mục tiêu học tập. Nói cách khác, đổi mới PPDH đòi hỏi phải đổi mới kỹ thuật lập kế hoạch bài giảng của giáo viên.
Đưa bài giảng và các tài liệu tham khảo lên Web:
Đây là một kênh thông tin không thể thiếu đối với việc học tập qua Web. Tất cả các tài liệu phục vụ cho môn học cần được giáo viên chọn lọc kỹ lưỡng và đưa lên Web. Bài giảng có thể ở dưới dạng các Slide hoặc video, audio...
Trang 64 3.3.3 Giai đoạn thực hiện bài giảng
Tiến trình dạy học theo nhóm trên Web được chia thành 3 giai đoạn nhỏ như sau:
- Giai đoạn 1: Làm việc toàn lớp: Nhập đề và giao nhiệm vụ o Giới thiệu nội dung bài học
o Xác định nhiệm vụ các nhóm o Thành lập các nhóm
o Chuẩn bị các điều kiện cho phép làm việc nhóm trên Web (tạo tài khoản, cung cấp pass, kết nối Internet)
- Giai đoạn 2: Làm việc theo nhóm trên Web
o Lựa chọn công cụ làm việc nhóm trên Web (lựa chọn dịch vụ) o Lập kế hoạch làm việc
o Thỏa thuận các quy tắc làm việc o Tiến hành giải quyết nhiệm vụ o Chuẩn bị báo cáo kết quả
- Giai đoạn 3: Làm việc toàn lớp trình bày kết quả o Các nhóm trình bày kết quả
o Đánh giá kết quả
Nhập đề và giao nhiệm vụ
Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau:
• Giới thiệu chủ đề và nội dung học tập của buổi học: thông thường GV thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Cụ thể:
GV sử dụng máy tính và Projector hoặc phần mềm NetOp School ở chế độ giảng bài (Give Demo) và kết hợp phương pháp giảng dạy như thuyết trình, đàm thoại, trực quan,... để hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức. HS sẽ nghe giảng, quan sát, đàm thoại với giáo viên để lĩnh hội kiến thức lý thuyết.
Trang 65
GV phát bài tập và giải thích các yêu cầu của bài tập. Nếu là bài tập thực hành cần có phiếu giao việc và cho HS một khoảng thời gian để HS đọc và nắm được yêu cầu của bài.
Xác định nhiệm vụ của các nhóm: xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt được. Thông thường, nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau. Đối với những môn học lập trình với một bài tập có nhiều modul, có thể chia cho mỗi nhóm làm một modul. Xác định cách làm việc theo nhóm để nhiệm vụ nhận thức được giao đạt hiệu quả cao và ấn định thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Thành lập các nhóm làm việc: có rất nhiều phương án thành lập nhóm khác nhau. Tuỳ theo mục tiêu của từng bài học để quyết định cách thành lập các nhóm.
Chuẩn bị các điều kiện cho phép làm việc nhóm trên Web: GV cần giới thiệu và yêu cầu mỗi nhóm HS tự tạo một tài khoản trên một công cụ hỗ trợ làm việc nhóm trên Web. Đồng thời GV cũng cung cấp cho HS địa chỉ Website cung cấp các bài học và tư liệu có liên quan để học sinh tham khảo. Kiểm tra kết nối Internet
Làm việc theo nhóm
Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có những hoạt động chính là:
• Tạo tài khoản cho nhóm: Nhóm trưởng sẽ là người tạo nhóm và mời các thành viên khác tham gia vào nhóm. Các thành viên còn lại cần kiểm tra tài khoản và các tài liệu liên quan, kết nối Internet, chat – voice, chat – video (nếu có).
• Lập kế hoạch làm việc: Nhóm trưởng điều khiển - Chuẩn bị tài liệu học tập;
- Đọc sơ qua tài liệu;
Trang 66
- Làm rõ xem thành viên trong nhóm có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không;
- Phân công công việc xem thành viên nào làm việc gì;
- Lập kế hoạch thời gian.
• Thoả thuận về quy tắc làm việc:
- Quy định về thời gian làm việc online và offline.
- Mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ của mình;
- Các thành viên trong nhóm cần có sự trao đổi kịp thời với nhau qua các công cụ hỗ trợ (chat, mail..) nhằm đạt tiến độ về thời gian và chất lượng công việc;
• Tiến hành giải quyết nhiệm vụ:
- Từng HS thực hiện công việc đã phân công theo thời gian đã thống nhất trước đó.
- Trong quá trình làm việc các thành viên trong nhóm có thể trao đổi và sửa lại những phần các thành viên khác làm chưa chính xác thông qua chat, mail… hoặc sửa trực tiếp vào tệp.
- Học sinh chạy chương trình để tự kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng của mình.
- Sắp xếp kết quả công việc.
• Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp: ( đối với các bài tập lớn) - Xác định nội dung, cách trình bày kết quả;
- Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm;
- Làm các hình ảnh minh họa;
- Quy định tiến trình bài trình bày của nhóm.
Trình bày và đánh giá kết quả
Trang 67
- Với những bài thực hành thường ngày thì HS gửi lại tệp kết quả làm việc của mình cho GV ngay sau khi kết thúc buổi học bằng nhiều cách. Gửi File qua email, hoặc lưu bài trên máy tính để giáo viên chấm qua NetOp.
- Đối với những bài tập lớn: đại diện các nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp:
thông thường trình bày miệng hoặc có thể trình bày có minh hoạ thông qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả làm việc của nhóm.
- GV có thể hỏi một số vấn đề với các thành viên trong nhóm để đảm bảo rằng kết quả làm việc là sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm.
- Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.
Giao nhiệm vụ học tập về nhà cho HS:
Nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ học tập mang tính định hướng cho các bài học tiếp theo hay rèn luyện kỹ năng cũng như củng cố kiến thức vừa lĩnh hội trực tiếp trên lớp thì GV giao những bài tập cho HS. Bên cạnh đó giáo viên cũng hướng dẫn HS học tập, hợp tác từ xa thông qua một số tranng Web đã giới thiệu tại chương 2.