Các quy luật cơ bản của tư duy logic hình thức…

Một phần của tài liệu Giáo trình logic học đại cương (Trang 76 - 88)

Chương 4. Các quy luật cơ bản của tư duy logic hình thức

2. Các quy luật cơ bản của tư duy logic hình thức…

Trong hiện thực, mỗi sự vật, hiện tượng luôn có tính xác định về bản chất, nghĩa là chúng luôn được xác định về mặt nội hàm và ngoại diên. Theo thời gian, những dấu hiệu bề ngoài về đối tượng có thể thay đổi, song những dấu hiệu bản chất phải luôn được xác định. Đối tượng trong tồn tại là sự thống nhất giữa vận động và đứng im, vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, song để nhận thức về đối tượng, thì tư duy phải trừu tượng hóa đối tượng ra khỏi sự vận động, tức phải giới hạn về không gian và thời gian tồn tại của đối tượng, phải có đối tượng xác định thì tư duy mới có thể nhận thức được đối tượng.

Theo quy luật đồng nhất, tư duy về đối tượng luôn phải xác định, không được thay đổi về ý nghĩa cũng như giá trị logic của đối tượng.

Vì vậy, cơ sở khách quan của quy luật, là tính ổn định, trạng thái đứng im của đối tượng. Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt, là sự thay đổi tùy tiện về đối tượng với sự thay đổi nhận thức về đối tượng. Bởi tư duy con người trong quá trình nhận thức là một quá trình, từ chưa hoàn

người thời cổ đại về vật chất khác với nhận thức con người hiện đại, hay quan niệm về vũ trụ là mặt trời quay xung quanh trái đất thời kì trung cổ với nhận thức mặt trời là trung tâm của vũ trụ.

Về công thức, quy luật đồng nhất được biểu thị: aa hay aa được đọc, nếu đã a thì hãy/ phải/ luôn là a.

Yêu cầu đầu tiên của quy luật đồng nhất, là tư duy về đối tượng phải đồng nhất với đối tượng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là tư duy không vận động cùng với đối tượng, bởi bản thân đối tượng luôn thay đổi nếu tư duy không thay đổi theo nghĩa là tư duy đang kìm hãm sự hiểu biết về đối tượng. Vì vậy, yêu cầu của quy luật, là trong quá trình tư duy ta không được tùy tiện thay đổi các tính chất của đối tượng một cách vô căn cứ, là dùng khái niệm này thay thế khái niệm khác.

Nghĩa là không được mạo nhận sự đồng nhất về mặt tư tưởng các đối tượng khác biệt, và cũng không được đồng nhất đối tượng bằng tư tưởng khác biệt.

Trong tư duy, vi phạm quy luật này thường biểu hiện là tùy tiện thay đổi đối tượng trong tranh luận, đặc biệt là các khái niệm được biểu thị bằng từ đồng âm như: con ruồi đậu mâm xôi đậu; hay vợ cả, vợ hai đều là vợ cả; hoặc sử dụng các từ đồng nghĩa như: Thầy, ba, bố, tía. Sự đồng nhất như vậy gọi là sự thay thế các khái niệm, và vi phạm quy luật khi đối tượng và tư duy phản ánh về đối tượng không có sự đồng nhất.

Do vậy, để tư duy không vi phạm quy luật đồng nhất, thì nó thỏa mãn ba yêu cầu: Yêu cầu thứ nhất, tư duy về đối tượng phải đồng nhất với đối tượng. Theo nghĩa này, khi tư duy phản ánh về đối tượng thì phải xác định về nội dung đối tượng, không được có sự thay đổi đối tượng trong quá trình nhận thức. Yêu cầu này được thực hiện dựa trên các cơ sở: Thứ nhất, tư duy phản ánh các đối tượng khác nhau là khác nhau, nên phải xác định đang phản ánh đối tượng nào, không được đánh tráo đối tượng trong trường hợp này. Thứ hai, bản thân đối tượng luôn vận động và biến đổi, hơn nữa chúng tồn tại với nhiều khía cạnh, mối liên hệ khác nhau; do vậy, khi phản ánh đối tượng phải xác định, là đang phản ánh đối tượng ở giai đoạn nào, ví như ta phản ánh về cây lúa

ở giai đoạn hạt giống thì sự phản ánh và đánh giá khác với giai đoạn nảy mầm hay giai đoạn trổ bông, bởi mỗi giai đoạn như vậy, đối tượng sẽ có những trị số logic xác định khác nhau. Hơn nữa, mỗi đối tượng tồn tại trong đa dạng các quan hệ, vì vậy, khi phản ánh về đối tượng, tư duy phải xác định là đang phản ánh ở khía cạnh nào, ví như cũng cây lúa, nếu ta phản ánh ở góc độ triết học sẽ khác với góc độ sinh học, góc độ nào sẽ cho ta tri thức về đối tượng, và trị số logic sẽ khác. Do vậy, nếu không đồng nhất về góc độ phản ánh, tư duy sẽ đưa ra những tri thức về đối tượng mang tính đối chọi, và phủ định lẫn nhau.

Nếu tư duy phản ánh sai về đối tượng sẽ dẫn hai hệ quả sai lầm là ngụy biện và ngộ biện. Ngụy biện là biết quá trình nhận thức là sai, nhưng cố tình đánh tráo khái niệm để biện chữa cho cái sai của mình.

Ví như trường phái ngụy biện trong triết học Hy Lạp cổ đại, khi đưa ra ví dụ về mũi tên bay, con rùa và Asin, để cho rằng mũi tên là đứng im, và asin không bao giờ bắt kịp con rùa.

Ngộ biện là do không tuân thủ quy luật đồng nhất, nên sai mà không biết mình sai, đưa ra những tri thức sai lầm nhưng vẫn cho rằng mình đúng. Ví như, trước khi thuyết nhật tâm ra đời, người ta tin vào vào thuyết địa tâm, cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, do quá trình quan sát họ thấy sự di chuyển của mặt trời từ đông sang tây, nên cho rằng mặt trời quay xung quanh trái đất. Và, họ tin vào điều đó.

Yêu cầu thứ 2 của quy luật đồng nhất, là ngôn ngữ diễn đạt phải đồng nhất với đối tượng được diễn đạt. Yêu cầu này xuất phát từ mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng, ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, vì vậy nó là phương tiện để biểu thị tư duy ra bên ngoài. Do đó, trong biểu đạt và giao tiếp, yêu cầu ngôn ngữ cần phải đồng nhất với đối tượng được phản ánh. Yêu cầu này không được thực hiện sẽ dẫn đến hệ quả, ngôn ngữ biểu đạt sai đối tượng, làm cho đối tượng tiếp nhận không hiểu đúng về đối tượng được phản ánh. Bên cạnh việc chủ thể không đủ vốn ngôn ngữ để diễn đạt tư duy, dẫn đến tư không mạch lạc, logic, làm cho người tiếp nhận không được tiếp nhận đầy đủ, thì việc vi phạm quy luật còn xuất phát từ quá trình sử dụng ngôn ngữ của chủ thể như: sử dụng từ đa nghĩa - vợ cả, vợ hai đều là vợ cả; sử dụng

từ không rõ nghĩa - hôm nay, cô sẽ kiểm tra miệng cả lớp; hay dùng câu sai cấu trúc ngữ pháp - trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.

Yêu cầu thứ 3 là tư duy tái tạo phải đồng nhất với tư duy nguyên mẫu. Yêu cầu này bắt buộc khi tiếp nhận một tư tưởng nguyên mẫu thì tư duy tái tạo không thiếu sót, sai lệch với tư duy nguyên mẫu. Yêu cầu này bắt buộc tư duy tiếp nhận phải đủ khả năng để tiếp nhận tư tưởng nguyên mẫu, đặc biệt đối với những tư tưởng khoa học thì năng lực tiếp nhận rất quan trọng. Nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng tam sao thất bản, làm sai lệch đi giá trị ban đầu của tư duy nguyên mẫu, thông tin về đối tượng không đầy đủ, hoặc đối tượng được tái tạo bị sai lệch.

Quy luật đồng nhất là quy luật cơ bản của tư duy, yêu cầu chúng ta phải phản ánh đúng đối tượng, hiểu đúng sự việc, một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, một nửa sự thật là giả dối vì vậy, để tránh ngụy biện, ngộ biện, đánh tráo khái niệm, cố tình làm thiếu sót thông tin về đối tượng, yêu cầu trong nhận thức tư duy phải tuân thủ quy luật đồng nhất.

2.2. Quy luật phi mâu thuẫn

Quy luật phi mâu thuẫn có sự gắn kết hữu cơ với quy luật đồng nhất, có thể nói vì có quy luật đồng nhất nên mới có quy luật phi mâu thuẫn, tuy nhiên quy luật phi mâu thuẫn cũng có tính độc lập tương đối.

Quy luật phi mâu thuẫn là quy luật cơ bản của tư duy logic, quy luật đưa yêu cầu trong cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ không thể đưa ra hai phán đoán trái ngược, phủ định nhau. Nếu có hai phán đoán như vậy, thì một trong hai sẽ đúng, không có trường hợp cả hai cùng đúng. Ví dụ, cùng một tập thể lớp, nếu ta đưa ra hai phán đoán mâu thuẫn nhau: Tất cả các bạn trong lớp đều chăm học và một số bạn trong lớp không chăm học. Nếu hai phán đoán này cùng tồn tại, thì một trong hai phán đoán sẽ đúng, không có trường hợp cả hai cùng đúng.

Quy luật phi mâu thuẫn có công thức: (aa) , đọc là không thể có chuyện a vừa là a vừa là không a.

Tuy nhiên, trong quy luật phi mâu thuẫn, chúng ta cần lưu ý là không thể tồn tại hai phán đoán mâu thuẫn nhau về một đối tượng trong một tính chất, trong một thời gian, và trong một quan hệ. Bởi trong những tương quan khác nhau của đối tượng, thì có thể có hai phán đoán phủ định nhau nhưng đều chân thực.

Ví dụ, A nặng 45 kg, B nặng 60 kg, C nặng 80 kg. Ở đây, trường hợp của B ta có thể đưa ra hai phán đoán phủ định nhau nhưng vẫn chân thực, phán đoán 1, B là mập (so với A), phán đoán 2, B là người gầy (so với C); trong trường hợp này vì khác quan hệ nên cả hai phán đoán đều được chấp nhận đúng. Hay như cùng một đối tượng, nhưng đưa ra hai phán đoán phủ định nhau nhưng khác về thời gian: phán đoán 1, A là cô gái trẻ (lúc A 18 tuổi); phán đoán 2, A là phụ nữ đã già (lúc A 60 tuổi); cả hai phán đoán này đều được chấp nhận là đúng vì khác nhau về thời gian. Hay đưa ra hai phán đoán mâu thuẫn nhau, nhưng ở hai đối tượng khác nhau thì cả hai phán đoán đều được chấp nhận: phán đoán 1, A là sinh viên giỏi; phán đoán 2, B là sinh viên yếu. Cả hai phán đoán này đều được chấp nhận, bởi tuy chất của hai phán đoán là mâu thuẫn, phủ định nhau, song ở những đối tượng khác nhau nên cả hai đều đúng.

Quy luật phi mâu thuẫn ở đây khác với mâu thuẫn trong quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong triết học duy vật biện chứng. Quy luật phi mâu thuẫn không phủ nhận những mâu thuẫn tồn tại trong hiện thực, mâu thuẫn tồn tại trong hiện thực là mâu thuẫn vốn có của đối tượng, và nó nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của logic hình thức. Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc, động lực cho sự phát triển của xã hội, quy luật phi mâu thuẫn hay còn gọi là mâu thuẫn hình thức có nghĩa trong cùng một đối tượng, cùng một mỗi quan hệ thì không được đưa ra hai phán đoán phủ định, mâu thuẫn với nhau. Hai hình thức mẫu thuẫn này không bài trừ, phủ định nhau mà ngược lại, do đối tượng nghiên cứu khác nhau nên nội dung của quy luật cũng khác nhau. Đối với mâu thuẫn biện chứng là nghiên cứu về sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển đi lên; ngược lại quy luật phi mâu thuẫn trong logic hình thức nghiên cứu về đối

tượng trong trạng thái tĩnh tại. Do vậy, hai quy luật này là thống nhất, tương hỗ cho nhau khi nghiên cứu về các trạng thái tồn tại khác nhau của các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Quy luật phi mâu thuẫn yêu cầu trong quá trình tư duy về đối tượng phải nhất quán không được đánh tráo đối tượng trong nhận thức, để không vi phạm quy luật phi mâu thuẫn, trong quá trình nhận thức tư duy cần thực hiện các yêu cầu sau.

Thứ nhất, không được có mâu thuẫn trực tiếp trong quá trình lập luận về đối tượng, nghĩa là trong cùng đối tượng, cùng mối quan hệ nhưng lại đưa ra các phán đoán phủ định, đối chọi với nhau. Ví như, trong năm qua, tất cả cán bộ nhân viên đều tuân thủ tốt các qui định của cơ quan, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa chấp hành nội quy đơn vị. Thứ hai, trong quá trình lập luận, tư duy không được có mâu thuẫn gián tiếp, nghĩa là khẳng định tiền đề nhưng lại phủ định hệ quả mà nó tạo ra. Ví dụ, một người kể với bạn mình rằng, đêm qua khi đang ngủ say tôi nghe thấy tiếng chân của người lạ ngoài sân nhà tôi.

Quy luật phi mâu thuẫn yêu cầu tư duy của chúng ta trong quá trình nhận thức là phải luôn nhất quán về đối tượng. Tuy quy luật cấm việc đưa ra hai phán đoán về đối tượng trong cùng một quan hệ mà mâu thuẫn với nhau, nhưng quy luật không chỉ ra trong hai phán đoán đó, phán đoán nào là chân thực, phán đoán nào là sai lầm, mà chỉ biết chắc chắn không thể cả hai cùng đúng, mà chỉ một trong hai là đúng.

Việc xác định phán đoán nào là chân thực phụ thuộc vào thực tiễn kiểm nghiệm thì mới xác định được tính chân thực của phán đoán.

2.3. Quy luật bài trung (quy luật loại trừ cái thứ ba)

Quy luật phi mâu thuẫn cho chúng ta biết, trong cùng một đối tượng, cùng một mối quan hệ không thể đưa ra hai phán đoán mâu thuẫn với nhau, song quy luật mới chỉ cho ta biết không thể có chuyện cả hai cùng đúng nhưng không cho ta biết, trong hai phán đoán đó, phán đoán nào đúng, phán đoán nào sai hay có trường cả hai cùng sai hay không thì quy luật bài trung sẽ giải quyết câu hỏi này. Có thể nói

quy luật bài trung là sự bổ sung cần thiết cho quy luật phi mâu thuẫn trong quá trình lập luận và nhận thức của tư duy.

Nội dung của quy luật bài trung là trong cùng một đối tượng, trong cùng thời gian, mối quan hệ nếu có hai phán đoán mâu thuẫn với nhau thì một trong hai phán đoán là chân thực, phán đoán kia là không chân thực, không thể có trường hợp thứ ba (cả hai cùng đúng hoặc cả hai cùng sai).

Công thức của quy luật: aa

Bảng giá trị.

a a aa

1 0 1

0 1 1

Quy luật bài trung thể hiện sự vận động của tư duy logic trong quá trình nhận thức khi có sự bổ khuyết cho quy luật phi mâu thuẫn, song ở đây cần phải phân biệt các cặp khái niệm trong quy luật phi mâu thuẫn và quy luật bài trung để thấy phạm vi tác động giữa chúng.

Ta ví dụ về hai cặp khái niệm: sinh viên học lực yếu và sinh viên học lực giỏi, sinh viên yếu và sinh viên không học lực yếu. Trong cặp khái niệm thứ nhất, xét ở quy luật phi mâu thuẫn thì cặp khái niệm về cùng một đối tượng, cùng một quan hệ thì chúng không thể cùng đúng, song cũng không thể cùng sai, bởi cặp khái niệm này chưa bao quát được hết ngoại diên của khái niệm, bởi bên cạnh học lực yếu và giỏi còn có học lực trung bình, học lực khá. Ở cặp khái niệm thứ hai, thì vận dụng cả quy luật phi mâu thuẫn và quy luật bài trung để thấy, giữa hai khái niệm đó, thì không thể cùng đúng cũng không thể cùng sai, mà một trong hai phải đúng. Bởi khái niệm học lực yếu và học lực không yếu đã bao quát được hết ngoại diên của khái niệm học lực. Do vậy, về phạm vi tác động, thì quy luật mâu thuẫn có phạm vi tác động rộng hơn quy luật bài trung, điều đó có nghĩa, ở đâu vận dụng được quy luật bài trung thì ở đó vận dụng được quy luật phi mâu thuẫn, song có những trường hợp chỉ vận dụng được quy luật mâu thuẫn mà không

phân biệt quy luật phi mâu thuẫn và quy luật bài trung. Cũng như quy luật phi mâu thuẫn, quy luật bài trung chỉ bàn đến những mâu thuẫn logic trong tư duy, chứ không bàn đến mâu thuẫn biện chứng của hiện thực khách quan, bởi đây không phải là đối tượng nghiên cứu của quy luật bài trung.

Trong quan hệ giữa các phán đoán đơn thuộc tính, quy luật bài trung tác động đến ba quan hệ là: A - E (trong phán đoán đối tượng là đơn nhất); A - O, E - I.

Quan hệ A - E, trong toàn thể khẳng định và toàn thể phủ định, tuy nhiên, trường hợp này chỉ đúng khi đó là phán đoán cho khái niệm đơn nhất. Ví dụ, anh ấy là người tốt và anh ấy là người không tốt, giữa hai phán đoán chắc chắn không thể cùng đúng, cũng không thể cùng sai, mà một trong hai phải đúng.

Quan hệ A - O, là quan hệ giữa toàn thể khẳng định và bộ phận phủ định. Ví dụ, tất cả sinh viên đều chăm học và một số sinh viên không chăm học; giữa hai phán đoán này chắc chắn không có cả hai cùng đúng, và cả hai cùng sai, mà một trong hai phán đoán phải đúng.

Quan hệ giữa I - E, là bộ phận khẳng định và toàn thể phủ định.

Ví dụ, một số sinh viên là chăm học và không có sinh viên nào chăm học, hai phán đoán này không thể cùng đúng và cùng sai, mà một trong hai phán đoán phải đúng.

Quy luật bài trung không tác động đến quan hệ giữa A - E (với phán đoán toàn thể đối tượng được phản ánh là tập hợp), bởi có thể xảy ra trường hợp cả hai cùng sai. Ví dụ hai phán đoán, tất cả sinh viên chăm học và tất cả sinh viên không chăm học thì sẽ có trường hợp cả hai cùng sai. Quy luật cũng không tác động đến quan hệ O - I, bởi trường hợp này có thể xảy ra cả hai phán đoán cùng đúng. Ví dụ, một số sinh viên là chăm học, có những sinh viên không chăm học; trường hợp có thể xảy ra cả hai cùng đúng. Do vậy, quy luật bài trung trong phạm vi sẽ không tác động đến các quan hệ mà có thể xảy ra trường hợp cả hai cùng đúng hoặc cùng sai.

Trong quá trình tư duy, phạm vi tác động để không vi phạm quy luật bài trung thì tư duy cần tuân thủ các nguyên tắc hay các yêu cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình logic học đại cương (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)