CHƯƠNG II NỘI DUNG TIẾP CẬN DẠY HỌC HƯỚNG NGHIÊN CỨU 2.1. TIẾP CẬN DẠY HỌC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC
2.3. BỒI DƯỠNG TINH THẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC HƯỚNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Các yếu tố trong QTDH tham gia việc bồi dưỡng tinh thần NCKH
2.3.1.4. Hệ thống các mối liên hệ với doanh nghiệp, viện nghiên cứu trên địa bàn trường đại học
Hệ thống các mối liên hệ với doanh nghiệp, viện nghiên cứu trên địa bàn trường đại học là một đỉnh trong tam giác nhiệm vụ của người giảng viên.
Hình 2.8. Mối liên hệ giữa ba nhiệm vụ của Giảng viên
64
65
Trong QTDH, GV chú ý giúp SV xây dựng kiến thức, hình thành lĩnh vực sở trường thông qua việc giới thiệu các GV là chuyên gia; các công ty, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực đó.
SV qua cầu nối là GV, được tiếp xúc với yêu cầu của tình hình kinh doanh, sản xuất thực tế của doanh nghiệp. Điều này hỗ trợ rất tốt cho SV tự đánh giá và hình thành được các ứng xử phù hợp hợp hơn với môi trường xã hội cũng như học tập. Cho nên, một khuyến khích với các GV là nên có mối liên hệ nhất định với doanh nghiệp, viện nghiên cứu. Điều này, giúp GV có không gian nghiên cứu, ứng dụng cũng như có điều kiện tốt hơn để giúp đỡ, hỗ trợ SV.
Tinh thần nghiên cứu phải được ưu tiên vun đắp và phát triển ngay từ giờ học đầu tiên. Là người đi học, ai cũng đều có niềm hy vọng thu được kiến thức và đạt điểm cao ngay cả các học phần trước đó thu hoạch cao hoặc thấp. Đó là sự kỳ vọng cũng như mong đợi của SV đối với GV và môn học. Kỳ vọng vào những kiến thức mới, mong đợi đạt được điểm cao. Những nguyện vọng này được thỏa mãn thì SV ngày càng có ham muốn học tập. GV nên nắm bắt tâm lý này, định hướng trong hoạt động của mình để giúp SV từ tâm lý phải đi học chuyển thành được đi học, tinh thần học tập “Không sợ khó, chỉ sợ không có ý tưởng”.
Tóm lại, các phần tử trong hệ thống cấu trúc của mô hình ROT đều có tác dụng khuyến khích, bồi dưỡng tinh thần nghiên cứu của SV. Tùy điều kiện của mình, GV có thể sử dụng một hay đồng thời nhiều yếu tố tác động tới tinh thần SV, để đạt được kết quả tối ưu.
2.4.2. Khắc phục sức ỳ xuất hiện trong quá trình tư duy của SV.
Sức ỳ trong tư duy, còn được gọi là Sức ỳ tâm lý hoặc Tính ỳ tâm lý là hiện tượng tư duy của một người, một cộng đồng hay một nền văn hóa không thể hiểu và dung nạp một ý tưởng, quan điểm, tư tưởng mới, khác biệt hay đối lập với mình.
Trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có một vật, quá trình hay sự tương tác nào có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác ngay lập tức, mà phải qua liên tiếp các trạng thái trung gian trong một khoảng thời gian nhất định.
66
Thời gian chuyển tiếp này được gọi là thời kỳ quá độ hay thời gian ỳ. Sức ỳ là khoảng thời gian bắt buộc phải có để một vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Có thể giảm sức ỳ nhưng không thể khắc phục nó hoàn toàn.
Tính ỳ là một thuộc tính của mọi sự vật hay hiện tượng.
Các dạng sức ỳ trong tư duy
Sức ỳ thiếu là hiện tượng con người do sự trải nghiệm, do sự chủ quan hoặc do tình cảm chi phối có cái nhìn phiến diện - chỉ chú ý đến một hoặc vài thuộc tính nào đó của đối tượng mà mình quan tâm; bỏ qua (hoặc quên mất) những thuộc tính khác cũng có trong đối tượng ấy. Sức ý này thể hiện sinh động trong câu chuyện “Thầy bói mù sờ voi”
Sức ỳ thừa là hiện tượng con người ngoại suy hay liên tưởng vượt quá những thuộc tính vốn có của sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên (sự ngộ nhận cũng có biểu hiện vượt quá tương tự). Ta biết rằng, bất kỳ tri thức nào của con người cũng đều có phạm vi ứng dụng về mặt không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh và môi trường tồn tại cụ thể. Con người nhận thức vượt quá những giới hạn ấy thì những kết luận về sự vật (hay hiện tượng) không còn đúng đắn nữa.
Trạng thái tự ti là loại ỳ tâm lý này nảy sinh khi con người thường xuyên bị thất bại hoặc do sống trong môi trường thường xuyên bị phê bình - chỉ trích;
Con người trở nên mặc cảm thua kém, tự ti, thậm chí không muốn suy nghĩ nữa.
Khắc phục sức ỳ trong tư duy:
Đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp khắc phục sức ỳ trong tư duy. Các nghiên cứu này gắn liền với tên tuổi của các học giả như Edward de Bono, Tony Buzan.
- Để chống lại sức ỳ trong tư duy là đừng sợ đề xuất ý tưởng mới. Jules Verne
“Tất cả những gì một người có thể hình dung được trong trí tưởng tượng của mình lại có những người khác có khả năng biến chúng thành hiện thực” từng viết.
- Tránh cái nhìn phiến diện về sự vật được xem xét, cũng như (đồng thời) quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh hữu ích mà nó mang lại cho cộng đồng hay đời sống xã hội.
67
- Tránh chủ quan, tự mãn khi đặt được thành công bước đầu.
- Tránh để tình cảm, tư tưởng hay kinh nghiệm sống của mình chi phối khi đánh giá về một sự vật hay hiện tượng mới phát sinh trong đời sống con người hoặc xã hội.
Ngoài ra, để khắc phục tính ỳ này, con người còn dùng đến rất nhiều các công cụ (phương tiện) để tích cực hóa tư duy của mình21
Đối với ROT, SV chủ động, độc lập tiến hành quá trình học tập của mình, GV không còn giữ vai trò điều khiển mà chỉ là định hướng cho SV. Cho nên, GV cần biết đặc điểm này để giúp đỡ SV vượt qua được những giai đoạn khó khăn phát sinh do điều kiện khách quan hay chủ quan đối với các em, duy trì tinh thần học tập độc lập, tự chủ khi tham gia nghiên cứu, để đạt được kết quả cao hơn trong học tập.
21 Xem [2], [3]
68