Chiến lược tiến hành giảng dạy

Một phần của tài liệu Dạy học hướng nghiên cứu và đổi mới công tác dạy học ngành sư phạm kỹ thuật điện khoa sư phạm kỹ thuật đại học bách khoa hà nội (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG II NỘI DUNG TIẾP CẬN DẠY HỌC HƯỚNG NGHIÊN CỨU 2.1. TIẾP CẬN DẠY HỌC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC

2.5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU.71 1. Hoạt động của GV và SV trong dạy học hướng nghiên cứu

2.5.3. Chiến lược tiến hành giảng dạy

Bảng trên mô tả hoạt động của GV và SV, trong đó cũng đã tích hợp mềm dẻo các PPDH như truyền giảng, kỹ thuật trình diễn, vấn đáp, thảo luận nhóm, thầy thiết kế - trò thi công… Mỗi phương pháp được áp dụng trong QTDH sao cho phát huy tốt tác dụng của nó, phù hợp đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của SV, quan trọng nhất là thực hiện được ý đồ sư phạm của GV. Trong điều kiện cơ sở vật chất không cho phép, GV cần có sự linh hoạt, sáng tạo, đặt mình vào vị trí của SV để đưa ra phương pháp tối ưu.

Trên cơ sở các phân tích ở trên về PPDH và cách thức tổ chức QTDH, ta hiểu sâu sắc hơn về khái niệm chiến lược tiến hành giảng dạy.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan, lòng say mê tìm hiểu những điều mà con người còn chưa biết; qua dạy – học, tinh thần nghiên cứu được truyền từ thầy đến trò, từ người đi trước đến người đi sau. Rõ ràng, ngay từ khi có trường đại học, mặc dù chưa tồn tại khái niệm ROT, nhưng đã có quá trình đó rồi. Người thầy bằng sự đúc rút kiến thức của mình, dự báo xu hướng phát triển của khoa học, gợi hứng thú nghiên cứu cho học trò, hướng dẫn và giúp đỡ học trò đi đến đích cuối cùng. Công việc này được thực hiện một cách khéo léo và hoàn toàn phụ thuộc vào nghệ thuật truyền thụ, tích lũy kiến thức của người thầy. Định hướng nghiên cứu cho học trò, người thầy có thể thông qua một câu nói, một tiết học, đến khi ROT xuất hiện thì nó thông qua cả môn học, liên môn học, các DANC. Việc khơi mở càng cô đọng, hàm súc, dễ hiểu với học trò thì càng yêu cầu khắt khe nơi người thầy. Có ba chiến lược giảng dạy giúp GV dễ dàng hơn trong việc “khơi gợi” hứng thú cho SV.

2.5.3.1. T chc các bài toán ti ưu

Lịch sử xã hội loài người cũng là lịch sử chinh phục tự nhiên. Thực tiễn đặt ra cho con người các bài toán, nghiên cứu giải quyết xong bài toán này, lại nảy sinh ra các bài toán phức tạp hơn và con người tiếp tục giải quyết các bài toán đó. Điều đó, làm cuộc sống con người ngày càng trở lên hoàn thiện, tri thức về thế giới khách quan ngày càng được tích lũy, phong phú hơn. Cách thức này có thể nói là tồn tại cũng với lịch sử loài người và nói cũng là cách thức chủ yếu

hiện nay khi tiến hành NCKH trong trường đại học. Đó là GV đặt ra các bài toán tối ưu với các điều kiện biên, SV giải quyết thành công bài toán thứ nhất, GV thay đổi điều kiện biên, SV tiếp tục giải quyết bài toán thứ hai và cứ thế cho đến khi GV cho rằng là đủ đối với SV. Ví dụ về bài toán Unwinding tape trong Vật lý, để giải toán này GV dẫn dắt SV đi từ bài toán chuyển động của chất điểm trên mặt nghiêng (bài toán 1), tới bài toán đĩa tròn lăn trên mặt phẳng nghiêng (bài toán 2). Giúp SV nhận thức bài toán này về bản chất là trường hợp riêng của bài toán 2, khi khối lượng và độ cao của trọng tâm cuộn dây giảm dần. Và do đó, trong tư duy của SV sẽ có xu hướng tìm về những bài toán tương tự nhưng đơn giản hơn để từ đó có cơ sở giải quyết vấn đề.

Hình 2.10. Bài toán Unwinding tape

Trong trường đại học, với thời lượng là cố định và khá ít để SV tuần tự tích lũy các kết quả nghiên cứu. Vì càng ngày lượng kiến thức càng nhiều lên, tương ứng với nó thì thời gian học càng tăng lên, nên chiến lược dạy học cần thay đổi. Tư tưởng công nghệ và dạy học thử sai dưới tác động to lớn của công nghệ thông tin và truyền thông dần chứng tỏ được tầm quan trọng của mình.

2.5.3.2. Tư tưởng công ngh

Tiếp cận ROT ra đời khiến cho việc tổ chức, sắp xếp môn học, liên môn học như là tổ chức một quá trình công nghệ; và GV đặc biệt là các GV trẻ có điều kiện trau dồi kiến thức và tích lũy kết quả nghiên cứu mà vẫn đảm bảo công tác định hướng nghiên cứu cho SV. Vậy, GV tất yếu cần có tư tưởng công nghệ - tư

77

tưởng chiến lược khi tổ chức giảng dạy theo ROT. TCCN là một hướng tiếp cận nền tảng của ROT thể hiện:

- Quan niệm về cái – cách, tức là cái đối tượng này được thực hiện thông qua cách nào. Đây là một câu hỏi mà GV luôn tự đặt ra cho mình, và hình thành cho SV thói quen tư duy đó. Quan điểm:“Không sợ khó, chỉ sợ không có ý tưởng”

Trong phụ lục 5, Câu chuyện giữa Einstein và Edison (trang xxiv), nhắc đến một cặp mâu thuẫn lớn trong quan điểm về nguồn nhân lực giữa một bên được đào tạo, nghiên cứu bài bản và một bên là biết cách làm việc.

Có nhiều cách định nghĩa về hình cầu, nhưng cách định nghĩa dưới đây điển hình cho tư tưởng công nghệ trong chiến lược dạy học.

Hình 2.11. Ví dụ về tư tưởng công nghệ trong chiến lược dạy học.

Với cách định nghĩa này thì, SV sẽ hình dung ra ngay việc dùng cái gì, theo cách nào để tạo ra một hình cầu, một hình vòng xuyến mà cách định nghĩa khác không làm được.

- Quan niệm về tính khả thi và tính hiệu quả, tức là làm thế nào để làm được và làm tốt. Dựa vào hai tiêu chí này mà GV ra quyết định trong việc lựa chọn các VĐNC do bản thân đưa ra, hay phê bình các đề xuất của SV. GV cũng nên giải thích các tiêu chí này theo cách dễ hiểu nhất cho SV, để họ có khả năng tự đánh giá các kiến nghị của mình. Kể một câu chuyện: “mệnh giá tiền”, “phân luồng giao thông” đều là các ví dụ súc tích về tính khả thi và tính hiệu quả.

78

79 2.5.3.3. Dy hc th – sai.

Bản năng học tập của con người khi chưa có trường lớp ngay từ thời nguyên thủy là thử sai, và bằng kinh nghiệm con người rút ra cách thức nào là tốt nhất cho hoạt động của mình mà không cần ai dạy bảo. Các nhà khoa học miệt mài làm thí nghiệm để tìm ra được phương án tối ưu, các kỹ sư tìm tòi bản thiết kế phù hợp nhất với các điều kiện, vận động viên chăm chỉ luyện tập…Tất cả các công việc trên tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Nếu mang áp dụng vào trường học, điều này tưởng chừng như không thể. Nhưng với sự phát triển của máy tính và công nghệ thông tin, các phần mềm trò chơi dạy học, các phần mềm mô phỏng ngày càng thật thì dạy học thử sai đang trở thành quan điểm dạy học mới nhiều tiềm năng phát triển.

80

Một phần của tài liệu Dạy học hướng nghiên cứu và đổi mới công tác dạy học ngành sư phạm kỹ thuật điện khoa sư phạm kỹ thuật đại học bách khoa hà nội (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)