Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN HÌNH, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI
1.1 Một số khái niệm về truyền hình
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái
Có như vậy tác phẩm truyền hình đó mới đáp ứng được nhiệm vụ, chức năng của mình và nhu cầu thông tin của công chúng. Cụ thể:
Về nội dung
Thứ nhất, thông tin có định hướng chính trị rõ ràng, nội dung chương trình phản ánh được những vấn đề chinh của đất nước, của địa phương, đảm bảo được tính
19
thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động của đại gia đình các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, nội dung tin bài của các chương trình phải chắt lọc, né tránh các vấn đề không nên đề cập đến như phân biệt tôn giáo, chủng tộc...
Thứ hai, kết cấu chương trình cụ thể, không phức tạp rườm rà, dễ theo dõi nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, tinh gọn để phù hợp với tâm lý, khả năng tiếp nhận thông tin của bà con.
Thứ ba, thông tin trong tác phẩm phải đảm bảo được tính thời sự, nội dung thông tin phải mang tính mới mẻ, nóng hổi. Thông tin có thể vừa xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng được bổ sung, phát triển thành cái mới. Sự kiện, vấn đề phải có khả năng tác động số đông công chúng xem truyền hình bởi sự đa dạng, hiếm, lạ và phải mang ý nghĩa tích cực cho sự phát triển xã hội. Như vậy nội dung thông tin trong các chương trình truyền hình tiếng Thái phải mới mẻ, phong phú, hấp dẫn với mục đích phát triển bền vững xã hội.
Thứ tư, nội dung thông tin cần mang tính xác thực, gần gũi, mang ý nghĩa thời sự và có nội dung liên quan đến khán giả người Thái. Nội dung thông tin trong các chương trình truyền hình tiếng Thái không đơn thuần chỉ là những tin tức chính trị mà bao gồm tất cả các vấn đề ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội. Những thông tin này cần được chọn lọc từ những vấn đề phát sinh trong chính đời sống của bà con người Thái hoặc là những thông tin mà công chúng người Thái cần, không nên thông tin một cách dàn trải chung chung. Đó là những nội dung liên quan đến đời sống hàng ngày của bà con; cơ chế chính sách liên quan đến dân tộc và miền núi; mối quan tâm của cộng đồng về những vấn đề nổi cộm liên quan đến đồng bào như các hủ tục lạc hậu, những thói quen sinh hoạt phản khoa học cần sớm thay đổi... Sự lựa chọn nội dung phù hợp sẽ giúp thông tin của chương trình đến với bất cứ người dân, đối tượng, tầng lớp nào cũng thấy dễ hiểu, dễ nghe và có lợi ích thiết thực với đời sống hàng ngày của bà con.
Thứ năm, những nội dung thông tin trong các chương trình truyền hình tiếng Thái phải có tác dụng phản ánh rõ thực trạng vấn đề mà tác phẩm đang đề cập đến.
20
Đồng thời, chính kiến của tác giả cũng phải được thể hiện rõ ràng, nhằm nêu bật được tính vấn đề trong tác phẩm, từ đó mang lại những thông tin tư vấn, định hướng hiệu quả và thiết thực với đời sống của bà con.
Về hình thức
Một là, nội dung của tác phẩm phải đơn giản, dễ hiểu đối với bà con, cần ngắn gọn, hàm súc, nêu bật nội dung và chủ đề tác phẩm.
Hai là, lời dẫn của biên tập viên phải có tính khái quát nội dung tác phẩm hoặc nêu được nội dung trọng tâm của vấn đề. Ví dụ, khi dẫn đầu biên tập viên cần giới thiệu khái quát nội dung ban đầu cho người xem dễ theo dõi, còn dẫn kết thì cần kết luận những nội dung đã được phát trong chương trình. Kết cấu của chương trình, tác phẩm phải hấp dẫn dễ theo dõi, lời bình sử dụng dễ hiểu, đơn giản và phù hợp với đồng bào người Thái.
Thứ ba, ngôn ngữ trong chương trình phải sử dụng vốn ngôn ngữ cổ của đồng bào dân tộc Thái, đảm bảo sử dụng đúng vốn từ, diễn đạt gần gũi, dễ hiểu, dễ nghe, chuẩn về ngữ âm và ngữ nghĩa. Tin, bài tránh sử dụng những ngôn từ khoa học phức tạp mà không có giải thích cắt nghĩa hoặc có hàm ý phân biệt vùng miền, dân tộc, có ý nghĩa miệt thị, ví dụ như từ: mông muội, ngu dốt... Do đặc thù vốn ngôn ngữ cổ của người dân tộc Thái không phong phú, đa dạng và nhiều từ chuyên ngành khoa học như tiếng phổ thông, vì thế tác phẩm phải được vận dụng linh hoạt vốn từ để diễn giải những từ mới đó một cách đơn giản, dễ hiểu giúp đồng bào dễ tiếp thu.
Bốn là, hình ảnh, âm thanh sử dụng trong chương trình phải phù hợp với lời bình và nội dung vấn đề để bổ trợ một cách sinh động trong quá trình truyền đạt thông tin giúp bà con dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Với đồng bào dân tộc Thái hình ảnh của tác phẩm cần phải rõ ràng, sắp xếp logic, minh họa sinh động cho lời bình sẽ giúp bà con dễ hình dung vấn đề và hiểu được nội dung thông tin mà tác phẩm phản ánh.
Các thể loại tác phẩm như tin, phóng sự, bình luận, phim tài liệu… cần được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng loại thông tin sự kiện, vấn đề để tăng cao hiệu quả truyền đạt thông điệp tới bà con. Đồng thời, việc vận dụng khéo léo các thể loại sẽ
21
giúp chương trình tránh được sự nhàm chán nhằm mang lại nhiều yếu tố hấp dẫn cho đồng bào Thái.
Thứ năm, các chương trình phải chú ý đến đặc điểm thói quen xem truyền hình của bà con để chọn được thời điểm phát sóng hợp lý. Thời điểm tốt nhất là vào buổi tối, khi bà con đi làm về, tuy nhiên cũng không nên phát sóng quá muộn bởi bà con thường đi ngủ sớm.