Các chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La

Một phần của tài liệu Chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 46 - 51)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI DÀNH

2.1 Vài nét về kênh VTV5 đài THVN, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La

2.1.2 Các chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La

Qua khảo sát cấu trúc các chương trình truyền hình tiếng Thái cho thấy, ở mỗi đài đều có những đặc điểm cơ bản khác nhau về thời gian, thời lượng phát sóng và cách thức sản xuất chương trình. Cụ thể:

Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La

Tiêu chí Kênh VTV5 Đài PT-TH Điện Biên

Đài PT-TH Sơn La

Tổng thời lượng phát sóng 24h/ngày 18h/ngày (06h00-24h00)

18h15phút/n gày

(05h45 - 24h00)

Các chương trình tiếng dân tộc

H'Mông, Dao, K'ho, Tày, Sán Chí, Bana, J'rai, Chăm, Mường, Cơ Tu,

Thái.v.v.

H'Mông, Thái

H'Mông, Thái

43 Tổng thời lượng dành cho

các chương trình tiếng dân tộc

4h/ngày 1h/3 ngày 3h/ngày

Thời lượng chương trình

tiếng Thái 30 phút 30 phút 1h10 phút

Tần suất phát sóng 1 số/ngày 2 số/tuần

1 bản tin/ngày; 1 chuyên đề/ngày Tỷ lệ chương trình tự sản

xuất 5% 20% 20%

Tỷ lệ chương trình dịch từ

tiếng phổ thông 95% 80% 80%

Vài nét về chương trình tiếng Thái của kênh VTV5

Chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5 ra đời từ năm 2004. Cho đến nay, qua nhiều năm phát triển chương trình không có sự thay đổi nhiều về cách thức truyền tải thông tin đến đồng bào người Thái. Nội dung thông tin trong các số đã phát sóng đa dạng nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong và ngoài nước và không có chủ đề nhất định. Trong thời lượng 30 phút của chương trình, tùy vào tác phẩm là phóng sự, tin tổng hợp, phim tài liệu có dung lượng dài ngắn khác nhau, biên tập sắp xếp thành một số phát sóng cho đủ thời gian 30 phút chứ không có một kết cấu khung về thể loại nhất định. Những nội dung phát sóng có rất ít vấn đề được sản xuất riêng cho đồng bào Thái, mà đa phần chỉ là những vấn đề chung chung. Trong thời gian khảo sát chủ yếu các tác phẩm sản xuất bằng cách khai thác các nội dung thông tin có sẵn từ chương trình tiếng phổ thông, chỉ có một tỉ lệ nhỏ là các sản phẩm cộng tác của đài địa phương là được tự sản xuất. Ekip làm chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5 về số lượng nhân sự cũng rất hạn chế: ngoài quản lý chung duyệt các tin/bài; nhân sự làm phụ đề tiếng Việt, kỹ thuật dựng chung cho tất cả các chương trình của kênh; chỉ có 1 biên dịch viên

44

người Thái thực hiện tất cả các công việc biên dịch, đọc, lên hình. Với thời lượng chương trình 30 phút/ngày thì công việc dành cho nhân sự chính là khá nặng. Mặc dù vị trí biên tập viên tiếng Thái có vai trò quan trọng như vậy, nhưng cho đến thời điểm khảo sát, kênh VTV5 vẫn không có biên chế nhân sự chính thức mà chỉ sử dụng các nhà báo làm chương trình truyền hình tiếng Thái ở các đài tỉnh được biệt phái về thực hiện chương trình.

Nhìn chung trên phương diện tổng thể thì các chương trình truyền hình tiếng Thái của đài VTV5 có nội dung đa dạng về giới hạn địa lý và các lĩnh vực thông tin.

Biên tập viên chịu khó vận dụng kiến thức vốn ngôn ngữ Thái cổ để dịch sát nghĩa, hạn chế dùng tiếng phổ thông trong chương trình nên chương trình khá hấp dẫn.

Tuy nhiên những chương trình của VTV5 sản xuất không có thông tin mang tính thời sự, hầu hết nội dung các thông tin được phát đều là tin nguội nên giảm sự quan tâm theo dõi chương trình của đồng bào Thái.

Vài nét về chương trình tiếng Thái của Đài PT-TH Điện Biên

Chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Điện Biên ra đời năm 2011, ban đầu chương trình chỉ sản xuất các sản phẩm để cộng tác cho kênh VTV5, nhưng sau đó đã cho phát sóng chính thức trên kênh truyền hình của tỉnh. Cho đến nay, chương trình không có sự thay đổi nhiều về định hướng nội dung và hình thức thể hiện. Thông tin trong các chương trình được phát sóng 100% đề cập đến các vấn đề phát sinh ở trên địa bàn tỉnh nhà, thuộc các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Kết cấu chương trình khá đơn giản, với thời lượng phát sóng trung bình 30 phút/số, mỗi chương trình có khoảng 4 - 6 nội dung thông tin khác nhau được thể hiện dưới dạng phóng sự, bài phản ánh, tin dài. Nội dung thông tin khá đa dạng và phân bổ khá đều ở các huyện của tỉnh và gần gũi với đời sống của bà con. Mỗi thông tin đều có lời dẫn trước của Biên tập viên trước khi vào phần chính, trong đó đều có phỏng vấn nhân vật, các số liệu dẫn chứng khá cụ thể tăng sự hấp dẫn cho thông tin.

Ekip làm chương trình gồm 7 người: 1 quản lý chỉ đạo, duyệt nội dung; 1 người biên tập chương trình; 5 người hỗ trợ cùng nhau làm tất cả các công đoạn: Dịch, dẫn

45

chương trình, làm phụ đề, dựng chương trình.v.v. . Tuy nhiên lực lượng nhân sự này phải làm chương trình cho cả phát thanh và truyền hình tiếng Thái. Thông thường, 1 nhân sự ở phòng dân tộc nói chung và tổ tiếng Thái nói riêng phải kiêm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc chứ không được chuyên sâu vào một công việc nhất định, phóng viên có thể phải đi thực tế sản xuất tin bài, dịch các chương trình tiếng phổ thông sang tiếng Thái, dựng sơ và có thể kiêm cả công việc dẫn chương trình.

Như vậy, có thể nhận thấy, nhân sự để làm chương trình truyền hình tiếng Thái khá mỏng và mỗi nhân sự để phải đa năng để đáp ứng yêu cầu công việc.

Nhìn tổng quan về chương trình tiếng Thái của đài thì nội dung thông tin khá sâu sát đời sống của nhân dân địa phương, thông tin phản ánh trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, chính trị.v.v. Tuy nhiên với thời lượng ít và hình thức trình bày nhàm chán, chương trình chưa thực sự thu hút được sự quan tâm theo dõi của đồng bào Thái.

Vài nét về chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Sơn La

Trong 3 đài khảo sát có thể nhận định chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Sơn La có hình thức thể hiện và nội dung thông tin hấp dẫn nhất. Chính thức lên sóng vào năm tháng 3/2015, chương trình truyền hình tiếng Thái của đài liên tục đổi mới, đặc biệt là những thay đổi vượt bậc về mặt thời lượng và định hướng nội dung thông tin. Kết cấu chương trình được xây dựng riêng biệt theo hình thức bản tin và chuyên đề, cụ thể: Bản tin truyền hình tiếng Thái 15 phút/chương trình, được phát mới 1 lần và phát lại 1 lần (tổng thời lượng 30 phút); Chuyên đề Hỏi đáp Pháp luật có thời lượng 10 phút/chương trình, phát sóng 1 số/ tuần vào 18h45 phút, phát lại vào 7h15 phút hôm sau; 6 chuyên đề: Xây dựng Đảng tiếng Thái, Xây dựng Nông thôn mới, Cải cách Hành chính, Diễn đàn Cử tri, Bảo hiểm Xã hội, Ma túy – HIV/AIDS sản xuất 1 số/tuần, phát chính vào 7h15 phút và phát lại vào tuần kế tiếp. Như vậy, với bản tin cập nhật thông tin thời sự hàng ngày cùng các chuyên đề đi sâu vào từng khía cạnh nhỏ trong đời sống, chương trình truyền hình tiếng Thái của đài Sơn La đã phủ rộng thông tin trên mọi lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… tạo sức hấp dẫn lớn cho người xem. Với lịch phát sóng dày

46

đặc như vậy nhưng ekip làm chương trình tiếng Thái của đài chỉ gồm 6 người; 1 trưởng phòng; 1 phó phòng làm công tác quản lý, duyệt các tin, bài và chương trình trước khi phát sóng, tham gia cùng biên dịch chương trình; 4 biên tập viên luân phiên dựng chương trình, đi cơ sở sản xuất tin bài mới, hầu như các biên tập viên thực hiện công việc 5 trong một từ viết tin, dịch, đọc, lên hình, sơ dựng nên áp lực công việc rất nhiều. Vì thế, trong tổng các chương trình tiếng Thái của Đài thì khoảng 80% số lượng chương trình là dịch từ chương trình tiếng phổ thông và 20%

số lượng chương trình là ekip của đài tự sản xuất. Nhìn tổng thể về chương trình có thể thấy thông tin truyền tải cho đồng bào Thái đa dạng về thể loại, nội dung thông tin khá cân bằng về tính thời sự và chuyên sâu tạo sự hấp dẫn cho người xem.

Chương trình luôn đảm bảo truyền tải đủ thông tin ở nhiều lĩnh vực, các thông tin luôn hướng đến đúng đối tượng. Các chương trình tự sản xuất có phát biểu, phỏng vấn, dẫn hiện trường đều bằng tiếng Thái, tăng thêm sức hấp dẫn, sinh động cho chương trình.

Qua khảo sát các chương trình tiếng Thái đã phát sóng trên 3 đơn vị là kênh VTV5 đài THVN, Đài PT-TH Điện Biên và Đài PT-TH Sơn La có thể nhận thấy cách thức thể hiện giữa các đài không đồng nhất, điều đó tạo nên sự đa màu sắc trong việc truyền tải thông tin tới đồng bào Thái. Bên cạnh đó, tỉ lệ nội dung thông tin ở mỗi lĩnh vực của mỗi đài lại phân bổ khác nhau. Cụ thể:

Bảng 2.2: Tỉ lệ lĩnh vực thông tin trong các chương trình truyền hình tiếng Thái đƣợc các đài khai thác

Lĩnh vực thông tin VTV5 Điện

Biên Sơn La

Chính trị 10,2% 25,5% 19,2%

Kinh tế 24,6 % 25% 10,8%

Văn hóa 31,3% 17,6% 29,5%

Đời sống - Xã hội 33,9% 31,9% 40,5%

47

Việc nghiên cứu sâu vào nội dung các chương trình truyền hình tiếng Thái ở phần tiếp theo sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ hơn những đặc điểm trên.

Một phần của tài liệu Chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)