Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 31 - 36)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN HÌNH, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI

1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ở nước ta, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào dân tộc Thái có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Tây Bắc, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong tình hình hiện nay, miền núi Tây Bắc là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.

Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.

Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn yếu, tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã, phường còn hạn chế, số lượng Đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn còn thôn bản chưa có Đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.

Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm. Chính vì những yếu tố trên mà Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng chăm lo tới đời sống vật

28

chất tinh thần cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Trên phương diện đời sống tinh thần, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng và bám sát đời sống của bà con. Dân tộc thiểu số luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ trước tới nay trong quá trình thống nhất, xây dựng đất nước. Đây là chủ trương lớn, nhất quán thể hiện xuyên suốt trong các văn bản đường lối của Đảng và Nhà nước với nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Kim chỉ nam này xuyên suốt cho mọi hoạt động về vấn đề dân tộc từ đại hội Đảng đầu tiên (3/1935) cho đến nay.

Chính phủ, Nhà nước cũng như các bộ ngành Trung ương đến địa phương liên tục đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án đầu tư chăm lo cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào dân tộc Thái. Có thể kể đến một số nghị quyết như sau:

Nghị quyết 22-NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn của chính phủ đối với phát triển miền núi trong đó có lĩnh vực truyền thông đại chúng: "Tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các phương tiện hiện đại như máy thu thanh, máy thu hình, băng ghi hình để cải tiến và nâng cao các chương trình phát thanh, truyền hình ở địa phương, phổ biến các văn hóa phẩm và tài liệu có nội dung thiết thực phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào các dân tộc. Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc (và chữ viết nếu có) trong công tác thông tin tuyên truyền".

Nghị quyết số 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Hội nghị thứ 7 về công tác dân tộc đã tổng kết đánh giá hơn sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là từ khi có nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/12/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đồng thời cũng đưa ra một số tiêu chí chủ yếu trong lĩnh vực thông tin truyền thông đến năm 2010: "Phấn đấu 90%

đồng bào được xem truyền hình, 100% được nghe đài phát thanh, các giá trị, bản

29

sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển".

Ngày 3/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 39 về việc đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây được coi là một trong những chỉ thị quan trọng về hoạt động báo chí tuyên truyền nói chúng, truyền hình nói riêng trong việc đầu tư các nguồn lực phục vụ công tác tuyên truyền tại đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu của chỉ thị nhằm cải thiện và nâng cao một bước mức hưởng thụ văn hóa thông tin ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào dân tộc Thái.

Tại điều 17 về Chính sách thông tin - truyền thông, Nghị định số 05/2011/NĐ- CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ Về công tác dân tộc cũng đã chỉ rõ:

"Đầu tư phát triển thông tin - truyền thông vùng dân tộc thiểu số, cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và hưởng thụ thông tin.

- Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin tình hình dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

Quyết định số 2356/QĐ-TTG ngày 4/12/2013 "Ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020" với mục tiêu xây dựng các chương trình, chính sách, dự án, đề án cụ thể để triển khai những nhiệm cụ chủ yếu của Chiến lược và tổ chức thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ các nhiệm vụ trên phương diện tuyên truyền, thông tin truyền thông như sau:

- Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

- Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

30

- Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2020.

- Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất vùng dân tộc thiểu số đến năm 2020.

- Chương trình hành động công tác thông tin đối ngoại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Theo chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 10/09/2014 Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc thì công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Các cấp, các ngành phải tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện; nâng cao trách nhiệm và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác dân tộc.

Trong nhiệm vụ chung của tất cả các cấp, nghành thì Bộ Thông tin và Truyền thông cần: "Tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bằng các phương thức phù hợp với từng vùng, từng dân tộc và bằng tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam; thực hiện tốt việc đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo".

Do điều kiện sống của đồng bào vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn còn nghèo nàn, lối sống lạc hậu nên các ấn phẩm báo chí được cấp không thu tiền đem tới cho bà con những thông tin văn hóa, văn nghệ và giải trí. Đồng thời, góp phần giữ gìn bản sắc riêng của các dân tộc qua việc thông tin, phản ánh về những phong tục, tập quán, nét văn hóa đẹp của đồng bào. Nhờ hiệu quả thiết thực của chương trình cấp phát báo miễn phí cho đồng bào, Nhà nước ta lại tiếp tục nâng cao, mở rộng chương trình, tăng lượng đầu báo phục vụ đồng bào.

Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 19/04/2016 của Thủ tướng Chính phủ Về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn năm 2016 đã chỉ rõ 19 tên ấn phẩm báo và tạp chí được cấp miễn phí tới đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn nhằm tăng cường công tác

31

thông tin, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào nói chung và cả nước nói riêng.

Chính sách cấp báo chí không thu tiền cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là một trong hơn 40 chương trình, mục tiêu, dự án lớn mà Nhà nước đầu tư hỗ trợ phát triển vùng. Việc cấp không thu tiền một số loại ấn phẩm báo, tạp chí cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Qua báo chí, các chính sách được thẩm thấu vào cuộc sống của đồng bào. Đặc biệt, lượng thông tin trên các tờ báo cấp phát cho vùng dân tộc, miền núi (không thu tiền) là cẩm nang, tài liệu tập huấn, là người bạn đồng hành của đồng bào trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, ổn định cuộc sống. Báo chí còn đóng vai trò lớn trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào, góp phần quan trọng trong phát hiện, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Như vậy ta có thể thấy trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước đã có nhiều chương trình chính sách dân tộc đã được ban hành và tổ chức thực hiện, góp phần quan trọng làm thay đổi đáng kể bộ mặt vùng dân tộc và miền núi. Đời sống vật chất tinh thần của đồng bào được cải thiện góp phần nâng cao đời sống vật chất, xây dựng, củng cố tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc giúp đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Báo chí nói chung và báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng luôn cố gắng làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng với nhân dân về vấn đề dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, là người bạn đồng hành thể hiện tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới. Báo chí góp phần tích cực trong việc tăng cường công tác thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.

32

Về báo phát thanh, hệ Phát thanh Dân tộc là một hệ chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam có đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số, được phát bằng các thứ tiếng dân tộc thiểu số, được tổ chức sắp xếp trong hệ thống dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam. Vào ngày 01/01/2004 kênh VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam đã được tách thành một kênh độc lập chuyên sản xuất các chương trình truyền hình về dân tộc miền núi với nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Thái.

Trên phương diện báo in đã có 19 đầu báo, tạp chí, chuyên đề, phụ trương được cấp phát miễn phí đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Như vậy có thể thấy, báo chí dành cho đồng bào dân tộc đang dần trở thành một loại phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phổ biến có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung và nâng cao đời sống tinh thần của bà con đồng bào dân tộc nói chung.

Một phần của tài liệu Chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)