Chương 2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - TÀI NGUYÊN DU LỊCH CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG LÃNH THỔ THÁI NGUYÊN – TUYÊN QUANG – BẮC KẠN
2.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch
2.2.3. Đánh giá cho du lịch sinh thái
2.2.3.1. Đánh giá chung cho du lịch sinh thái a. Xây dựng thang đánh giá
- Xác định các tiêu chí, chỉ tiêu, mức và điểm số đánh giá + Tiêu chí sinh vật
Điều kiện quan trọng để có thể tổ chức loại hình DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên với tính đa dạng sinh học cao. Trên thực tế, hoạt động DLST thường diễn ra ở các VQG, các KBTTN nơi có mức độ đa dạng sinh học cao với cuộc sống hoang dã của nhiều loài động vật. Bên cạnh đó, các hệ sinh thái nhân văn ở các khu vực nông thôn hay khu vực sinh sống của cộng đồng các dân tộc ít người cũng có thể triển khai loại hình du lịch này, tuy nhiên ít thuận lợi hơn.
Đánh giá tài nguyên sinh vật cho DLST chủ yếu tập trung vào đánh giá tính đa dạng sinh học có kết hợp với yếu tố thảm thực vật. Tuy nhiên thực tế ở địa bàn nghiên cứu, những nơi có đa dạng sinh học cao chính là các VQG, các KBT và thường gắn với các kiểu thảm thực vật tự nhiên lá rộng thường xanh hay rừng trên núi đá vôi. Vì vậy, theo ý kiến chuyên gia, có thể sử dụng kết quả đánh giá tài nguyên sinh vật cho loại hình DLTQ để đánh giá cho DLST.
+ Tiêu chí sinh khí hậu
Cũng giống như loại hình DLTQ, điều kiện SKH có tác động đến hoạt động DLST ở hai mặt đó là phù hợp với điều kiện sức khỏe con người và điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch. Chính vì vậy, những khu vực có số ngày mưa ít, lượng mưa ít và khí hậu mát mẻ sẽ là những khu vực có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển loại hình du lịch
này. Do đó đối với tiêu chí SKH đánh giá cho DLST cũng có thể sử dụng kết quả đánh giá cho DLTQ.
+ Tiêu chí địa hình
Đối với DLST, ngoài yếu tố sinh vật, khí hậu, văn hóa bản địa thì yếu tố địa hình cũng cần được xét đến ở góc độ điều kiện đi lại. Trên thực tế, những vùng có mức độ đa dạng sinh học cao thường là những vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn hoặc nằm trong những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt. Ở đây, kết quả đánh giá về kiểu địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến việc đi lại của DLTQ cũng có thể sử dụng cho DLST.
- Trọng số của các tiêu chí đánh giá cho du lịch sinh thái
Loại hình DLST thì nhân tố quan trọng nhất là tài nguyên sinh vật với mức độ đa dạng sinh học cao vì vậy sẽ được lựa chọn trọng số cao nhất trong thang đánh giá (trọng số 3). Tiêu chí SKH là nhân tố quan trọng thứ hai được xác định với trọng số 2 trong thang đánh giá. Tiêu chí địa hình được xác định trọng số thấp nhất (trọng số 1) trong thang đánh giá.
- Thang điểm đánh giá tổng hợp cho du lịch sinh thái Điểm đánh giá tổng hợp cho DLST được xác định như sau
Bảng 2.22. Đánh giá tổng hợp cho phát triển DLST
Tiêu chí đánh giá
Điểm đánh giá theo tiêu chí Điểm
trọng số 4 3 2 1
Sinh vật 3 12 9 6 3
Sinh khí hậu 2 8 6 4 2
Địa hình 1 4 3 2 1
Tổng điểm 24 18 12 6
Đánh giá chung RTL KTL TB ITL
Tỷ lệ % so với điểm tối đa 76 - 100 51 - 75 26 - 50 ≤ 25
b. Kết quả đánh giá
Trong địa bàn nghiên cứu, có một số VQG và KBTTN với tính đa dạng sinh học cao, có giá trị cho phát triển DLST, đó là VQG Ba Bể (BK) với diện tích vùng lõi là 10.048ha và tổng diện tích vùng đệm là 34.702ha, KBTTN Chạm Chu, Na Hang (TQ), KBTTN Kim Hỷ, Tam Tao (BK), KBTTN Phượng Hoàng – Thần Sa (TN). Vì vậy đây là những khu vực được đánh giá là RTL và KTL cho phát triển DLST.
Nhìn chung, lãnh thổ TN – TQ – BK có tiềm năng lớn để phát triển loại hình DLST. Sự phân bố không gian của loại hình du lịch này như sau:
Khu vực được đánh giá RTL cho phát triển DLST bao gồm toàn bộ diện tích VQG Ba Bể và một phần VQG Tam Đảo thuộc TN và TQ. Phần lớn diện tích các khu bảo tồn TN: Chạm Chu, Tát Kẻ Bản Bung, Thần Sa – Phượng Hoàng và một phần khu BTTN Kim Hỷ.
Khu vực được đánh giá KTL cho phát triển DLST chiếm diện tích rộng, phân bố rộng khắp trên địa bàn 3 tỉnh, trừ TP Thái Nguyên, Sông Công, TX Phổ Yên, TP Bắc Kạn, TP Tuyên Quang, các thị trấn của các huyện, các khu đông dân cư và dọc các trục đường giao thông.
Phần lãnh thổ có thảm thực vật thưa thớt, các khu đông dân cư thuộc các thành phố, thị xã và thị trấn là những khu vực được đánh giá ở mức thuận lợi TB cho DLST. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, do khu vực này yếu tố sinh vật không có ý nghĩa gì đối với DLST vì vậy có thể coi như sinh vật hệ số bằng 0 và như vậy cũng có nghĩa khu vực này được đánh giá là kém thuận lợi cho DLST.
2.2.3.2. Đánh giá độ bền vững của du lịch sinh thái
Đối với DLST tiêu chí có vai trò quyết định nhất chính là sinh vật. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các VQG, các KBTTN đều đã bị tác động do hoạt động
kinh tế của con người (những tác động này đã được xem xét trong đánh giá cho DLTQ). Chính vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững cũng như khả năng phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ. Do đó khi đánh giá cho DLST dưới góc độ bền vững có thể thấy trên địa bàn lãnh thổ TN – TQ – BK tiềm năng phát triển DLST hầu như đã bị giảm sút.