Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG LÃNH THỔ THÁI NGUYÊN – TUYÊN QUANG – BẮC KẠN
3.2. Định hướng phát triển du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn
3.2.2. Định hướng phát triển du lịch bền vững lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên
3.2.2.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch
TNDL của lãnh thổ nghiên cứu khá đa dạng tuy nhiên hầu hết còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác để phát triển. Do đó, cần tăng cường cho công tác điều tra, đánh giá, phân loại TNDL để có hướng khai thác. Đồng thời cần có sự đầu tư cho công tác quy hoạch phát triển du lịch có chú trọng đến đánh giá tác động môi trường tại các khu, điểm du lịch.
Khai thác TNDL phải đi đôi với việc tái tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, trật tự, vệ sinh, văn minh tại các khu du lịch. Có cam kết đầu tư thỏa đáng cho quỹ phục hồi môi trường.
Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc trưng tài nguyên của lãnh thổ bằng cách ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch nổi trội để tạo thương hiệu bao gồm: DLTQ, DLST gắn với văn hóa, tâm linh, DLND gắn với các dịch vụ vui chơi giải trí. Cụ thể:
Phát triển DLTQ nghiên cứu nền văn hóa các dân tộc Việt Nam; tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử cách mạng: ATK – Định Hóa, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa...; tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi như: Định Hóa, Võ Nhai (TN); Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa (TQ) và các huyện của BK...
Phát triển DLST gắn với giáo dục bảo vệ môi trường tại các VQG, các KBTTN trên địa bàn lãnh thổ.
Phát triển DLND gắn với chữa bệnh tại suối khoáng Mỹ Lâm, du lịch nghỉ dưỡng tại các vùng hồ Núi Cốc, Na Hang gắn với hoạt động vui chơi giải trí, bơi lội, đua thuyền...
Liên kết các khu, các vùng nhằm tạo sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.
3.2.2.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch
Trong thời gian qua, hoạt động du lịch ở TN – TQ – BK chỉ tập trung ở một số điểm như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, ATK, Tân Trào dẫn tới tình trạng quá tải tại các khu vực này. Để có thể phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ, cần mở rộng không gian hoạt động du lịch, hình thành các tuyến, điểm, khu du lịch mới tại các vùng có tiềm năng nhưng chưa được khai thác phát triển du lịch.
a. Du lịch tham quan
Xây dựng các điểm, các tuyến tham quan tổng hợp và tham quan chuyên đề trên lãnh thổ nghiên cứu.
- Điểm tham quan tổng hợp
Các điểm tham quan tổng hợp cần tập trung phát triển là khu du lịch hồ Núi Cốc, khu du lịch hồ Ba Bể, hồ Na Hang... Đối với khu du lịch hồ Núi Cốc
hướng khai thác chủ yếu là tham quan thắng cảnh tự nhiên của hồ, tham quan kiến trúc kết hợp tâm linh tại chùa Vàng; Khu du lịch hồ Ba Bể tập trung khai thác tham quan các danh thắng (hồ Ba Bể, Ao Tiên, đảo Bà Góa, thác Đầu Đẳng, động Puông...), tham quan kết hợp nghiên cứu tại VQG Ba Bể, tham quan làng dân tộc...; Khu vực hồ Na Hang tập trung khai thác tham quan thắng cảnh tự nhiên kết hợp tham quan công trình thủy điện, tham quan bản làng.
- Điểm tham quan chuyên đề
Các điểm tham quan chuyên đề trên lãnh thổ nghiên cứu có thể phân thành nhiều nhóm: nhóm DLTQ hồ (hồ Bảo Linh, hồ Suối Lạnh, hồ Vai Miếu, hồ Núi Cốc, hồ Na Hang, hồ Ba Bể...), nhóm tham quan thác nước (thác Mưa Rơi, Mơ, Bản Ba, Bản Vàng, Đầu Đẳng, Nà Đăng, Roọm...), nhóm tham quan hang động (hang Phượng Hoàng, Thẳm Vài, Thẳm Khít, Bó Ngoặm, động Puông, động Hua Mạ...), nhóm tham quan tài nguyên sinh học (rừng Khuôn Mánh, KBTTN Phượng Hoàng – Thần Sa, KBTTN Tát Kẻ - Bản Bung, KBTTN Chạm Chu, KBTTN Kim Hỷ, VQG Ba Bể...).
- Tuyến tham quan tổng hợp
Thực tế cho thấy việc phát triển các sản phẩm DLTQ thì bên cạnh các tiềm năng về tự nhiên rất cần có sự hỗ trợ của TNDL nhân văn và yếu tố cộng đồng. Điều đó sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của loại hình du lịch này. Vì vậy, trong định hướng khai thác các tuyến DLTQ tổng hợp có kết hợp giữa khai thác các TNDL tự nhiên với các TNDL nhân văn của lãnh thổ. Cụ thể:
+ Tuyến trung tâm thành phố Thái Nguyên – khu du lịch Hồ Núi Cốc, dọc theo tỉnh lộ 263.
+ Tuyến thành phố Thái Nguyên - điểm du lịch di tích lịch sử cách mạng ATK - chợ Đồn - Hồ Ba Bể, dọc theo quốc lộ 3, tỉnh lộ 254, tỉnh lộ 264.
+ Tuyến thành phố Thái Nguyên – Chùa Hang – rừng Khuôn Mánh - hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà – KBTTN Phượng Hoàng – Thần Sa, dọc theo quốc lộ 1B.
+ Tuyến thành phố Thái Nguyên – đồi thông Vân Thượng – hồ Suối Lạnh, theo quốc lộ 3, tỉnh lộ 261.
+ Tuyến trung tâm thành phố Tuyên Quang – khu di tích đồi Bóng Nai - quần thể hang động Yên Phú - động Tiên - rừng nguyên sinh Chạm Chu - thác Bản Ba, dọc theo quốc lộ 2, tỉnh lộ 176 đến Chiêm Hóa rồi theo đường huyện lộ đến các điểm du lịch.
+ Tuyến trung tâm thành phố Tuyên Quang - khu di tích Khe Lau, chiến thắng Cầu Ca - hang Bó Ngoặng - hang Trâu Bạc - động Mỏ Bài - hang Mỏ Ngoạn - thác Mơ - khu BTTN Tát Kẻ Bản Bung - hồ Na Hang - thác Khuổi Ly - thác Khuổi Súng - thác Nậm Mia, dọc theo quốc lộ 2, tỉnh lộ 176 đến Na Hang rồi dọc theo đường huyện lộ đến các điểm du lịch.
+ Tuyến trung tâm thành phố Bắc Kạn - khu du lịch sinh thái Đồn Đèn - hồ Ba Bể, dọc theo quốc lộ 3, quốc lộ 279.
+ Tuyến trung tâm thành phố Bắc Kạn - quần thể du lịch Pịa Trạng – động Nàng Tiên - khu BTTN Kim Hỷ - khu du lịch sinh thái Nà Khoang - khu du lịch hồ Bản Chang, dọc theo quốc lộ 3, quốc lộ 3B, quốc lộ 279.
+ Tuyến trung tâm thành phố Bắc Kạn - khu du lịch đền Thắm khuôn Thung - khu du lịch hang Thẳm Làng, dọc theo quốc lộ 3 đi Chợ mới sau đó theo đường huyện lộ đến xã Yên Hân.
- Tuyến tham quan chuyên đề + Tuyến tham quan về cội
Tuyến trung tâm TP.Thái Nguyên - Chợ Chu – Phú Đình - Tân Trào, theo quốc lộ 3, tỉnh lộ 254, tỉnh lộ 264.
+ Tuyến tham quan hồ
Tuyến trung tâm TP Thái Nguyên đi hồ Núi Cốc - hồ Na Hang – hồ Ba Bể. Tuyến du lịch này có thể khai thác trong 3 ngày và có thể kết hợp giữa đường bộ với đường thủy, cụ thể:
Ngày 1: Buổi sáng: từ trung tâm thành phố Thái Nguyên theo tỉnh lộ 263 đến tham quan thắng cảnh hồ Núi Cốc, thưởng thức nhạc nước.
Buổi chiều: Tham quan chùa Vàng sau đó bằng đường bộ đi theo tỉnh lộ 260, quốc lộ 37 sang thành phố Tuyên Quang.
Ngày 2: Buổi sáng: Từ thành phố Tuyên Quang theo tỉnh lộ 176 lên Na Hang, tham quan thủy điện Tuyên Quang.
Buổi Chiều: Đi thuyền trên lòng hồ Na Hang ngắm cảnh, thăm thác Khuổi Ly.
Buổi tối: Tiếp tục đi thuyền theo sông Năng – hồ Ba Bể, thưởng thức cảnh đẹp trên thuyền về đêm.
Ngày 3: Buổi sáng: Đi thuyền tham quan hồ Ba Bể và các thắng cảnh trên hồ, thưởng thức các đặc sản của vùng hồ.
Buổi chiều: Tham quan VQG Ba Bể + Tuyến tham quan hang động
Tuyến động Puông – động Nà Phoòng – động Hua Mạ, từ động Puông dọc theo quốc lộ 279 ra hồ Ba Bể rồi đi thuyền đến các động.
Tuyến động Mỏ Bài – hang Trâu Bạc – hang Bó Ngoặng – động Tiên – động Yên Phú, đi theo tuyến đường mòn.
Tuyến chùa Hang – hang Phượng Hoàng, dọc theo quốc lộ 1B.
b. Du lịch nghỉ dưỡng
Phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh tại khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, quy hoạch phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng ở vùng hồ Ba Bể (BK) nhằm kết hợp DLND với DLST và khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Núi Cốc (TN) gắn với các hoạt động thể thao, giải trí.
Đối với phát triển DLND trên lãnh thổ nghiên cứu, việc định hướng quy hoạch các khu vực có điều kiện phát triển các cây dược liệu quý có tác dụng
chữa bệnh ở VQG Ba Bể hay trong các KBTTN như thông đất, thiên niên kiện, sa nhân... cần phải được chú trọng nhất là trong tình trạng hiện nay khi các loài cây này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
c. Du lịch sinh thái
Đầu tư phát triển khác khu DLST hiện đang được khai thác trên địa bàn lãnh thổ như: Khu DLST Nà Khoang, khu DLST hồ Bản Chang, khu DLST Đồn đèn.
Tại VQG Ba Bể và các KBTTN là những nơi RTL cho phát triển DLST của lãnh thổ thì cần phải xác định rõ các vùng cần bảo vệ nghiêm ngặt, vùng có thể triển khai hoạt động DLST...
d. Định hướng không gian phát triển 3 loại hình du lịch
Lãnh thổ TN – TQ – BK có nhiều khu vực có điều kiện RTL cho phát triển du lịch. Một số điểm du lịch có cảnh quan thiên nhiên đa dạng và độc đáo có ý nghĩa quốc gia như: hồ Ba Bể, VQG Ba Bể, Tân Trào, ATK. Một số điểm có tiềm năng lớn có khả năng phát triển thành khu du lịch quốc gia và địa phương như: hồ Núi Cốc, hồ Na Hang...
Trên lãnh thổ nghiên cứu, định hướng thành phố Thái Nguyên là trung tâm phát triển du lịch chính của cả vùng vì có cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng tốt nhất đồng thời là nơi tiếp nhận khách du lịch của Hà Nội, là trung tâm phân phối du lịch chính của trung du miền núi phía Bắc. Hai trung tâm phụ là thành phố Tuyên Quang và thành phố Bắc Kạn.
- Các địa bàn trọng điểm để phát triển du lịch lãnh thổ được xác định gồm:
+ Khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên
Khu vực này có lợi thế là nằm ở trung tâm thành phố, là vùng phụ cận của thành phố Hà Nội. Với lợi thế có hạt nhân là thành phố Thái Nguyên, nơi tập trung nhiều điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải... và
điểm du lịch hồ Núi Cốc với các điểm du lịch phụ cận tạo thành một hệ thống đa dạng và hấp dẫn sẽ là lợi thế thúc đẩy hoạt động du lịch. Đối với khu vực này, định hướng ưu tiên phát triển loại hình DLTQ kết hợp hội nghị, hội thảo;
DLND kết hợp với phát triển các loại hình vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của du khách.
+ Khu vực Định Hóa – Phú Lương – Tân Trào
Hạt nhân của khu là ATK Phú Đình và Tân Trào kết hợp với một số các điểm thắng cảnh và các đền thờ, miếu mạo. Đối với khu vực này định hướng chú trọng phát triển loại hình DLTQ di tích lịch sử.
+ Khu vực hồ Ba Bể và phụ cận
Khu vực này nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Kạn với điểm du lịch trọng điểm là hồ Ba Bể. Đây là điểm DLST, nghỉ dưỡng nổi tiếng cả nước.
Khu vực phụ cận với một số điểm du lịch như động Puông, thác Đầu Đẳng, điểm DLST Đồn Đèn... đã tạo thành một hệ thống liên hoàn các điểm du lịch hấp dẫn và đa dạng. Định hướng phát triển ở cụm này chủ yếu là loại hình DLST, DLTQ, và loại hình du lịch được nhiều khách quốc tế ưa chuộng đó là du lịch cộng đồng vì ở đây không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống.
- Các địa bàn tiềm năng để phát triển du lịch của lãnh thổ bao gồm:
+ Khu vực Na Rì và phụ cận
Khu vực này phát triển về phía Đông và Đông Bắc của tỉnh Bắc Kạn.
TNDL ở đây tương đối đa dạng với một số điểm du lịch như : Khu BTTN Kim Hỷ, quần thể du lịch Pịa Trạng – động Nàng tiên, điểm du lịch hồ Bản Chang, DLST Nà Khoang... Định hướng của cụm này là phát triển loại hình DLST, DLTQ văn hóa.
+ Khu vực trung tâm thành phố Tuyên Quang
Khu vực này có vị trí nằm ở trung tâm tỉnh TQ, lấy điểm du lịch suối khoáng Mỹ Lâm làm hạt nhân. Khu vực này có lợi thế là gần trung tâm thành phố Tuyên Quang nên cơ sở vật chất hạ tầng du lịch cũng như các cơ sở vui chơi giải trí khá phát triển. Định hướng phát triển du lịch chủ yếu của cụm này là loại hình DLND kết hợp chữa bệnh tại khu suối khoáng Mỹ Lâm.
+ Khu vực Hàm Yên – Chiêm Hóa
Khu vực này phát triển không gian về phía Tây của tỉnh Tuyên Quang với điểm du lịch hạt nhân là rừng nguyên sinh Chạm Chu và thác Bản Ba. Cụm du lịch này định hướng phát triển loại hình DLTQ nghỉ cuối tuần, DLST.
+ Khu vực Na Hang – Lâm Bình
Khu này phát triển không gian về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang với điểm du lịch trọng điểm là hồ Na Hang. TNDL của cụm chủ yếu là phong cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ kết hợp với cảnh quan hồ nước tạo nên một bức tranh đẹp cùng với một số các hang động. Vì vậy ở đây định hướng phát triển loại hình DLTQ, DLST kết hợp với một số các dịch vụ như : bơi thuyền, câu tôm, cá...
+ Khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai
Tài nguyên du lịch ở đây chủ yếu là hang động, thác nước, sông suối cho nên định hướng phát triển loại hình DLTQ nghỉ cuối tuần, DLST.
- Các tuyến du lịch kết nối:
+ Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Tuyên Quang.
+ Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Sơn – Lạng Sơn.
+ Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng.
+ Tuyến Hà Nội – Tuyên Quang – Yên Bái – Lào Cai.
+ Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Hà Giang.
3.2.2.3. Định hướng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nh m mục đích phát triển bền vững
Để quản lý TNDL tránh bị tổn hại do các hoạt động khai thác du lịch trên lãnh thổ thì cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch và bảo vệ TNDL tại các điểm, các khu du lịch.
Cần phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong quá trình quy hoạch phát triển du lịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như trong quá trình khai thác và sử dụng các TNDL.
Cần ban hành các chính sách và luật bảo vệ môi trường tại các điểm, các khu du lịch để đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm do các hoạt động du lịch gây nên.
Phát triển du lịch gắn với du lịch xanh, du lịch phát huy các giá trị của tài nguyên và bảo vệ môi trường, du lịch phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại các địa phương.
Cần xem xét và có sự tính toán về mặt sức chứa đối với các điểm, các khu du lịch tránh tình trạng quá tải nhất là trong các dịp nghỉ lễ hay mùa lễ hội sẽ gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
3.2.2.4. So sánh mức độ phù hợp giữa kết quả đánh giá của đề tài với định hướng phát triển du lịch của lãnh thổ Thái nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn
a. Những điểm tương đồng
Về cơ bản có thể thấy các kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với định hướng phát triển du lịch của lãnh thổ 3 tỉnh TN – TQ – BK, cụ thể:
- Các loại hình du lịch: DLTQ, DLST, DLND đều được coi là loại hình du lịch chính của lãnh thổ cần được đầu tư phát triển.
- Những khu vực được đánh giá rất và khá thuận lợi cho phát triển du lịch lãnh thổ hiện tại đã và đang được khai thác cũng như có những định hướng đầu tư phát triển lâu dài.
b. Những điểm khác biệt
- Luận án xác định một cách rõ ràng các loại hình du lịch chính của lãnh thổ là DLTQ, DLST, DLND trong đó quan trọng nhất và cần được ưu tiên phát triển nhất là DLTQ vì đây là loại hình du lịch thu hút được lượng khách lớn nhất. Trong quy hoạch thì việc xác định các loại hình du lịch còn mang tính dàn chải và không có trọng tâm cụ thể.
- Việc đề xuất không gian phát triển cho du lịch của luận án cũng có một số khác biệt so với quy hoạch của lãnh thổ.
- Căn cứ vào kết quả đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL cho phát triển các loại hình du lịch xem xét dưới góc độ bền vững thì cần có những điều chỉnh thích hợp hơn nữa để tránh những tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm đi tiềm năng phát triển du lịch của lãnh thổ.