Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 131 - 136)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG LÃNH THỔ THÁI NGUYÊN – TUYÊN QUANG – BẮC KẠN

3.3.6. Một số giải pháp khác

3.3.6.1. Nâng cao tính trách nhiệm trong x c tiến và quảng bá du lịch Trong hoạt động du lịch công tác quảng bá và xúc tiến có mục tiêu là cung cấp những thông tin về tiềm năng du lịch, để khách du lịch có những thông tin chính xác kịp thời, có sự lựa chọn và thực hiện chuyến đi của mình thuận tiện và có hiệu quả nhất. Việc quảng bá du lịch có thể được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau như thông qua các phương tiện in ấn tập gấp, tờ rơi, các loại đĩa CD hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, video truyền hình, báo điện tử ... Tuy nhiên trong quá trình quảng cáo cần hết

sức chú ý đến nội dung sao cho phản ánh đúng sự thật, tránh hiện tượng “thổi phồng”, cường điệu hóa sẽ gây tâm lý hụt hẫng và ức chế cho du khách.

Để đạt được hiệu quả cao trong quảng bá du lịch đòi hỏi cần có một chiến lược marketing chuyên nghiệp mà trước mắt cần xác định rõ những lợi thế cũng như tiềm năng du lịch của địa bàn nghiên cứu để có kế hoạch marketing phù hợp. Cùng với đó là phải xác định các nguồn khách du lịch tiềm năng là cơ sở để đưa ra các chương trình du lịch hấp dẫn, chào bán ra thị trường.

Chủ động kí kết các hợp đồng quảng cáo trên các báo, tạp chí có uy tín như: báo du lịch, tạp chí du lịch, tạp chí doanh nghiệp... để tạo lòng tin và sự yên tâm cho du khách.

Việc xúc tiến các hoạt động quảng bá du lịch phải thực sự chủ động và linh hoạt nhưng cũng phải phù hợp với quy luật của thị trường.

Tăng cường đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị lữ hành nội địa và quốc tế nhằm quảng bá và đưa khách du lịch quốc tế đến lãnh thổ cũng như tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để xúc tiến hoạt động quảng bá du lịch đạt hiệu quả cao hơn.

3.3.6.2. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, có tác dụng quyết định đến chất lượng phát triển. Tuy nhiên thực trạng phát triển du lịch lãnh thổ TN – TQ – BK cho thấy nguồn nhân lực ở đây còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Để có thể đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển thì đòi hỏi phải có sự đổi mới trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, cụ thể như sau:

- Trước hết cần phải có sự rà soát và đánh giá lại nguồn nhân lực để tiến hành phân cấp xem những đối tượng nào chưa đủ năng lực để tiến hành đào tạo và bồi dưỡng lại.

- Quá trình tiến hành bồi dưỡng cần chia ra thành những nhóm đối tượng riêng để đạt hiệu quả cao như: cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên tại các điểm du lịch, cộng đồng địa phương tham gia hoạt động tại các điểm du lịch.

- Các hình thức đào tạo cần phải được đa dạng hóa bao gồm đào tạo ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng lại, đào tạo mới...

- Có chính sách tuyển dụng và ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về quản lý và kinh doanh du lịch.

- Triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo. Có chính sách cử cán bộ đi học, nghiên cứu ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng xây dựng các điểm, các khu du lịch trên địa bàn thành điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

- Có chính sách khuyến khích những người dân địa phương tại các khu, điểm du lịch tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ du lịch để họ cùng tham gia làm du lịch.

3.3.6.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

Để thúc đẩy du lịch lãnh thổ ngày càng phát triển cần phải có cơ chế chính sách phù hợp, vừa nhằm mục đích khuyến khích đồng thời tạo động lực cho ngành du lịch. Các cơ chế chính sách thiết lập cần phải căn cứ trên cơ sở chính sách chung của nhà nước, của ngành về phát triển du lịch, đồng thời phải căn cứ trên thực tiễn của địa phương. Cụ thể:

- Cần phải có cơ chế chính sách hợp lý sao cho có sự thống nhất giữa cấp quản lý ở địa phương với các doanh nghiệp hoạt động du lịch, đảm bảo cho doanh nghiệp cùng với việc đóng góp cho ngân sách của địa phương thì được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hoạt động để đem lại hiệu quả cao.

- Có các chính sách ưu đãi, đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động du lịch về vốn, thuế... chẳng hạn như cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp hay giảm thuế cho những doanh nghiệp mới tham gia hoạt động du lịch.

- Ban hành hệ thống văn bản, chính sách hướng dẫn việc quản lý, điều hành hoạt động du lịch, dịch vụ.

- Tạo cơ chế thông thoáng trong hoạt động đầu tư du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định, luật pháp của nhà nước.

3.3.6.4. Giải pháp về quản lý, tổ chức hoạt động du lịch

Tăng cường công tác quản lý của các ngành, các cấp đối với hoạt động du lịch và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi có điểm du lịch.

Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong việc xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và đặc biệt là phải nâng cao mức sống của cộng đồng nhờ hoạt động du lịch, để cho người dân hiểu được rằng nguồn thu nhập chủ yếu của họ là từ du lịch và họ có thể thoát nghèo bằng tham gia hoạt động du lịch. Từ đó họ sẽ yên tâm và chuyên tâm hơn cũng như có trách nhiệm hơn khi tham gia vào làm du lịch.

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước về du lịch từ trên xuống dưới để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Đảm bảo quyền lợi của khách khi tham gia du lịch bằng các biện pháp như:

quản lý tốt an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các biểu hiện tiêu cực tác động xấu đến văn hóa cộng đồng... Một khi quyền lợi của khách du lịch được đảm bảo sẽ tạo được sự hài lòng và ấn tượng tốt đẹp từ phía du khách, họ sẽ có thể quay trở lại vào lần sau hoặc giới thiệu cho bạn bè, người thân từ đó cũng giúp cho việc quảng bá du lịch của địa phương.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của chương 2, chương 3 đã giải quyết được một số vấn đề sau:

- Khái quát về hiện trạng phát triển du lịch của lãnh thổ TN – TQ – BK cũng như những vấn đề còn tồn tại trong phát triển du lịch của lãnh thổ. Đây chính là cơ sở để căn cứ vào đó đề ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá của chương 2, đề xuất định hướng phát triển không gian lãnh thổ thông qua xây dựng các điểm, tuyến du lịch tổng hợp và chuyên đề, xác định các địa bàn trọng điểm và địa bàn tiềm năng cho phát triển du lịch của lãnh thổ, xây dựng các tuyến du lịch kết nối.

- Đưa ra các định hướng phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ TN – TQ – BK như: Định hướng khai thác tài nguyên du lịch, định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch, định hướng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm mục đích phát triển bền vững...

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch bền vững lãnh thổ TN – TQ – BK như: giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên du lịch, phát triển các loại hình du lịch lợi thế, giải pháp quy hoạch cho phát triển du lịch, giải pháp phát triển hạ tầng, giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm phát triển du lịch bền vững...

Hy vọng các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển du lịch lãnh thổ TN – TQ – BK một cách phù hợp và bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)