CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC STEM VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÝ
1.2. Bồi dưỡng năng lực vật lý của học sinh trong dạy học STEM
1.2.4. Đánh giá năng lực vật lý của học sinh trong việc tổ chức dạy học STEM
- Căn cứ xác định các thành tố NL: Dựa vào quá trình hình thành một NL khoa học của PISA gồm (nhận thức, khám phá, vận dụng).
- Căn cứ xác định các chỉ số HV: Dựa vào trình tự chuỗi các hành động cần thực hiện của một NL.
- Căn cứ xác định mức độ chất lượng: Dựa vào mức độ tự lực của người học khi thực hiện HV, mức độ phức tạp của nhiệm vụ và mức độ hoàn chỉnh của HV.
Bảng 1. 5. Các mức độ biểu hiện hành vi của NLVL Chỉ số hành vi Mức độ chất lượng
25
NL thành
tố
Mức 4 (Tốt)
Mức 3 (Khá)
Mức 2 (Trung
bình)
Mức 1 (Yếu)
1.
Nhận thức vật lý
VL.1.1. Trình bày được các kiến thức vật lý phổ thông bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ
Tự trình bày được kiến thức đầy đủ, chính xác
Trình bày được kiến thức với sự trợ giúp của người khác
Trình bày được kiến thức, nhưng chưa đầy đủ
Chưa trình bày được hoặc trình bày sai
VL.1.2. Thiết lập, chứng minh được các kiến thức vật lý
Tự thiết lập, chứng minh được kiến thức.
Thiết lập, chứng minh được kiến thức thông qua trợ giúp của người khác (GV, bạn bè)
Thiết lập, chứng minh được kiến thức nhưng chưa hoàn chỉnh
Chưa thể hiện được hoặc thể hiện sai
VL.1.3. Mô tả các tình huống (hiện tượng, quá trình tự nhiên) thông qua các kiến thức vật lý
Tự diễn đạt được tình huống thông các kiến thức vật lý liên quan (gồm tìm ra các kiến thức vật lý, phân tích mối liên hệ các kiến thức, đánh
Diễn đạt được tình huống thông các kiến thức vật lý liên quan với sự hỗ trợ của người khác.
Tìm được các từ khóa trong tình huống liên quan đến các kiến thức vật lý
Chưa mô tả được
26
giá, phản biện)
VL.1.4. Nhận ra được một số ngành, nghề liên quan đến vật lý phù hợp với thiên hướng của bản thân
Lựa chọn được một số ngành, nghề liên quan đến kiến thức bài học phù hợp với thiên hướng của bản thân (có giải thích)
Kể ra được một số ngành, nghề liên quan đến kiến thức vật lý trong bài học và giải thích được.
Kể ra được một số ngành, nghề liên quan đến kiến thức vật lý trong bài học mà không giải thích được
Chưa chỉ ra được hoặc chỉ chưa chính xác
2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý
VL.2.1. Đặt câu hỏi/ vấn đề liên quan đến vật
Tự đặt ra được câu hỏi chính xác, ngắn gọn
Đặt ra được câu hỏi dưới sự hỗ trợ của người khác.
Đặt được câu hỏi nhưng chưa cụ thể, diễn đạt còn dài dòng
Chưa đặt được câu hỏi hoặc đặt câu hỏi chưa trúng
VL.2.2. Đề xuất được dự đoán (giả thuyết) cho vấn đề
Đưa ra được nhiều dự đoán có căn cứ và diến đạt ngắn gọn, khoa học.
Đưa ra được 1 dự đoán có căn cứ
Đưa ra được dự đoán nhưng chưa có căn cứ
Chưa đề xuất được hoặc đề xuất chưa chính xác
VL.2.3. Xây dựng giải pháp (kế hoạch thực hiện) gồm:
- Lựa chọn phương pháp
Tự xây dựng được hơn nhiều (từ 2 trở nên) giải pháp thực
Xây dựng được giải pháp (gồm lựa chọn phương pháp nghiên
Xây dựng được 1 phần giải pháp.
Chưa đưa ra được giải pháp thực hiện
27
nghiên cứu (lý thuyết hoặc thực nghiệm).
- Lập được kế hoạch thực hiện, có:
+ Phương pháp thực nghiệm: Đề xuất phương án TN (dụng cụ gì, tiến hành ra sao, thu thập kết quả như thế nào) + Phương pháp lý thuyết: Lựa chọn kiến thức đã biết và cách thức biến đổi
hiện có tính khả thi
cứu, lập được kế hoạch thực hiện cụ thể) với sự hỗ trợ của người khác
VL.2.4. Thực hiện giải pháp PP lý thuyết:
thực hiện các biến đổi, rút ra nhận xét.
PP thực nghiệm:
Bố trí TN, tiến hành TN, thu thập được kết quả, xử lý được số liệu (qua biểu thức, đồ thị…), rút ra nhận xét.
Tự thực hiện được giải pháp đảm bảo thời gian và chất lượng
Thực hiện được giải pháp với sự hỗ trợ của người khác
Thực hiện được một phần giải pháp (thực hiện được một số công đoạn trong giải pháp)
Chưa thực hiện được
28
VL.2.5. Trình bày và thảo luận
Trình bày rõ ràng, lưu loát và thảo luận tích cực (góp ý xây dựng, tiếp thu tích cực, giải trình, phản biện, bảo vệ ý kiến cá nhân thuyết phục)
Trình bày được kết quả nhưng tương đối rõ ràng;
Thảo luận tích cực (có góp ý, giải trình nhưng chưa thuyết phục)
Trình bày được kết quả nhưng chưa rõ ràng;
Chưa tham gia thảo luận tích cực (chưa góp ý, tiếp nhận 1 chiều)
Chưa thực hiện được
VL.2.6. Đánh giá quá trình đã thực hiện, đề xuất giới hạn áp dụng của kết quả và vấn đề nghiên cứu tiếp theo
Tự đánh giá được quá trình đã thực hiện, đề xuất giới hạn áp dụng của kết quả và vấn đề nghiên cứu tiếp theo một cách rõ ràng, đầy đủ
Đánh giá được quá trình thực hiện (ưu, nhược, kinh nghiệm) và đề xuất được giới hạn áp dụng của kết quả khi có sự hỗ trợ của người khác.
Đánh giá được quá trình thực hiện (ưu, nhược, kinh nghiệm)
Chưa đánh giá được quá trình thực hiện
3. Vận dụng kiến thức, kĩ
VL.3.1. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, các ứng dụng kỹ thuật
Tự giải thích được một cách chính xác, rõ ràng
Giải thích được với sự hỗ trợ của người khác
Giải thích được 1 phần hiện tượng
Chưa giải thích được
29
năng đã học
của kiến thức trong thực tiễn VL 3.2. Giải được các bài tập vật lý (ý tưởng) liên quan.
Tự giải được bài tập theo đúng các bước, đúng kết quả.
Giải được bài tập với sự trợ giúp của người khác
Thực hiện được một phần lời giải (vận dụng được công thức nhưng sai đáp số hoặc vận dụng sai công thức).
Chưa giải được bài tập.
VL.3.3. Đánh giá, phản biện tác động của vấn đề thực tiễn và đề xuất được giải pháp giải quyết (chưa cần đến mô hình, thiết bị)
Đánh giá tác động của vấn đề thực tiễn và đề xuất được giải pháp giải quyết có cơ sở
Đánh giá được tác động của vấn đề thực tiễn và đề xuất được giải pháp nhưng chưa có cơ sở
Chứng minh, phản biện được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn
Chưa thực hiện được
VL.3.3. Thiết kế, chế tạo các mô hình, thiết bị đáp ứng một yêu cầu cụ thể của thực tiễn
Thiết kế, chế tạo, cải tiến mô hình, thiết bị để vận hành tối ưu
Thiết kế, chế tạo các mô hình, thiết bị vận hành được theo yêu cầu
Thiết kế, chế tạo được thiết bị nhưng chưa hoạt động hoặc hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu
Chưa thiết kế được
30
VL.3.4. Giải thích và đề ra cách ứng xử thích hợp với công nghệ và thiên nhiên trong một số tình huống liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng.
Giải thích được đầy đủ và thực hiện được các nguyên tắc an toàn với thiên nhiên và công nghệ trong học tập và đời sống
Giải thích được các nguyên tắc ứng xử an toàn với thiên nhiên và công nghệ, từ đó đề xuất được giải pháp ứng xử phù hợp.
Giải thích được các nguyên tắc ứng xử an toàn với thiên nhiên và công nghệ liên quan đến kiến thức (bảo vệ thiên nhiên, vận hành an toàn thiết bị công
nghệ…)
Chưa thực hiện được
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn là đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm hướng tới mục đích phát triển năng lực VL cho HS. Vì thế trong chương 1 này, tôi trình bày cơ sở lý luận về giáo dục STEM và năng lực VL trong dạy học STEM.
Đầu tiên chúng tôi trình bày cơ sở lý luận về giáo dục STEM thông qua khái niệm giáo dục STEM, tiêu chí của một chủ đề STEM, quy trình thiết kế và tổ chức dạy học STEM, phân loại chủ đề STEM, một số phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học nhằm phát triển NLVL, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM. Cuối cùng, chúng tôi trình bày về năng lực Vật lý trong dạy học các chủ đề STEM gồm: khái niệm năng lực Vật lý, cấu trúc, đánh giá năng lực Vật lý, biện pháp phát triển NLVL cho học sinh.
Những vấn đề trên là cơ sở lý luận giúp tôi xây dựng chi tiết hơn việc tổ chức dạy học STEM chủ đề “Thời tiết” trong chương trình VL 10 nhằm bồi dưỡng năng lực VL cho HS.
31