Xây dựng nội dung kiến thức chủ đề “Thời tiết” theo định hướng giáo dục STEM

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học stem chủ đề “thời tiết” trong dạy học vật lý 10 (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ “THỜI TIẾT” TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ LỚP 10 THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬT LÝ CHO HỌC SINH

2.1. Xây dựng nội dung kiến thức chủ đề “Thời tiết” theo định hướng giáo dục STEM

Bảng 2. 1. Yêu cầu cần đạt chủ đề “Ẩm kế khô ướt”

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Ẩm kế khô - ướt Khoa học tự

nhiên 6 – Bài 7:

Thang đo nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế [11].

Vật lý 10 – Bài 38:

Sự chuyển thể của các chất

- Nêu được định nghĩa sự bay hơi, hơi khô, hơi bão hoà.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: bay hơi - Nêu được ứng dụng của sự bay hơi.

Vật lý 10 – Bài 39: Độ ẩm không khí

- Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối với độ ẩm cực đại.

- Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.

- Biết được nguyên lý hoạt động của các loại ẩm kế cơ bản: Ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kê điểm sương.

- Áp dụng được các công thức tính độ ẩm để giải các bài tập đã cho trong bài.

- Vận dụng được kiến thức về độ ẩm để giải thích các hiện tượng, ứng dụng liên quan đến đời sống.

- Sử dụng được ẩm kế khô ướt [8].

2.1.2. Chủ đề: Vũ lượng kế (Máy đo lượng mưa) [8]

Bảng 2. 2. Yêu cầu cần đạt chủ đề “Vũ lượng kế”

32

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Vũ lượng kế Vật lý 7 – Bài 21:

Sơ đồ mạch điện

- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

- Nêu được quy ước và biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

Vật lý 10 (Chân trời sáng tạo) – Bài 14: Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật

- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính moment lực và nêu được đơn vị đo moment lực.

- Phát biểu được điều kiện cân bằng của 1 vật rắn có trục quay cố định (quy tắc moment lực).

Vật lý 12 – Bài 27:

Tia hồng ngoại, tia tử ngoại

- Nêu được bản chất, tính chất của tia hồng ngoại.

- Xác định tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy [10]

Công nghệ 9 – Bài 6: Thực hành lắp mạch điện bảng điện

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.

- Trình bày được quy trình chung khi lắp đặt mạch điện.

- Đảm bảo an toàn điện.

Địa lý 10 – Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.

Mưa

- Trình bày nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngưng đọng hơi nước, sự hình thành sương mù, mây, mưa.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến mưa.

2.1.3. Chủ đề: Phong tốc kế (Máy đo tốc độ gió)

Bảng 2. 3. Yêu cầu cần đạt chủ đề “Phong tốc kế”

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Phong tốc kế (Máy đo tốc độ gió) [8]

(Mô hình 1)

33

Vật lý 7 – Bài 21:

Sơ đồ mạch điện

- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

- Nêu được quy ước và biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

Vật lý 10 (Chân trời sáng tạo) – Bài 20: Động học của chuyển động tròn

- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều.

Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.

- Viết được công thức tính tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.

- Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.

Vật lý 12 – Bài 27: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại

- Nêu được bản chất, tính chất của tia hồng ngoại.

- Xác định tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy

Công nghệ 9 – Bài 6: Thực hành lắp mạch điện bảng điện

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.

- Hiểu được quy trình chung khi lắp đặt mạch điện.

- Đảm bảo an toàn điện.

Ống Pito (Máy đo tốc độ gió) [12]

(Mô hình 2) Vật lý 8 – Bài 8:

Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau

- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.

Vật lý 10 – Bài 42:

Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí.

Định luật Bernoulli

- Nêu được các khái niệm chất lỏng lý tưởng, đường dòng, ống dòng.

- Viết được công thức liên hệ giữa vận tốc và tiết diện trong một ống dòng, công thức định luật Bernoulli, ý nghĩa các đại lượng trong công thức như áp suất tĩnh, áp suất động.

- Chưa cần chứng minh công thức định luật Bernoulli

34

- Nêu được cách suy luận dẫn đến công thức liên hệ giữa vận tốc và tiết diện trong ống dòng.

- Nêu được cách áp dụng công thức Bernoulli để giải các bài toán cơ bản

Vật lý 10 – Bài 43: Ứng dụng của định luật

Bernoulli

- Hiểu được nguyên tắc đo áp suất tĩnh và áp suất toàn phần của chất lỏng.

- Giải thích được một số hiện tượng bằng định luật Bernoulli

- Trình bày được hoạt động của ống Ven-tu-ri.

- Đo được áp suất tĩnh và áp suất toàn phần của chất lỏng.

- Vận dụng được định luật Bernoulli giải thích hiện tượng thực tế

2.1.4. Chủ đề: Thiết bị cảnh báo lũ

Bảng 2. 4. Yêu cầu cần đạt chủ đề “Thiết bị cảnh báo lũ”

NỘI DUNG MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Thiết bị cảnh báo lũ [9]

Vật lý 7 – Bài 21:

Sơ đồ mạch điện

- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

- Nêu được quy ước và biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

Công nghệ 9 – Bài 6: Thực hành lắp mạch điện bảng điện

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.

- Hiểu được quy trình chung khi lắp đặt mạch điện.

- Đảm bảo an toàn điện.

35

Vật lý 11 - Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn

- Nêu được khái niệm và đặc điểm của chất bán dẫn - Nắm được bản chất dòng điện trong chất bán dẫn

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học stem chủ đề “thời tiết” trong dạy học vật lý 10 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)